SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
2
2
0
4
Tin tức tổng hợp 03 Tháng Giêng 2019 10:15:00 SA

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2018 – 2020

Căn cứ Quyết định số 5065/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố; Ngày 04 tháng 12 năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 3387/KH-SNN về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2018 – 2020 nhằm mục tiêu tiếp tục thực hiện hiện hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố và hoàn thành các chỉ tiêu cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố theo hướng sản xuất giống cây, giống con chất lượng, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, xây dựng chương trình hỗ trợ, phát triển nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu tốc độ tăng GRDP nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 5,8-6 %/năm, đến 2020, giá trị sản xuất bình quân/ha đạt 600-650 triệu đồng/ha, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 21.150 ha, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp 1.500 doanh nghiệp, tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (tiêu chí nâng cao chất lượng mới) là 56/56 xã…

Do đó, để hoàn thành các mục tiêu trên, ngành nông nghiệp thành phố đặt ra những giải pháp cụ thể sau:

(1) Tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch số 3420/KH-SNN ngày 21 tháng 12 năm 2016 triển khai Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016 – 2020 và kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trên địa bàn TPHCM đến năm 2020.

(2) Thực hiện Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu trong giai đoạn 2018 – 2022 và Quyết định số 6160/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020

(3) Tập trung nghiên cứu các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút đầu tư gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. xây dựng; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

- Triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ, Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính và Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; các chính sách chuyển đổi từ đất lúa, đất muối kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn;…

- Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ cho giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố (Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố).

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực trong ngành nông nghiệp theo Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành danh mục nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp của thành phố. Cụ thể như sau:

+ Bò sữa (con giống, sữa): Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan (Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Khoa học Công nghệ…).

+ Heo (con giống, thịt): Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Khoa học Công nghệ…).

+ Tôm nước lợ, cá cảnh: Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Phòng Khoa học Công nghệ…).

+ Rau: Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Công Nghệ Sinh học...).

+ Hoa, cây kiểng: Trung tâm Khuyến nông chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Công Nghệ Sinh học...).

(4) Tổ chức, triển khai thực hiện nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố, chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2020 hướng đến năm 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

(5) Tăng cường phát triển Hợp tác xã nông nghiệp cả về quy mô (xã viên, diện tích, vốn đầu tư…) và số lượng Hợp tác xã hoạt động trên địa bàn thành phố

- Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ Hợp tác xã hoạt động yếu kém.

- Tăng cường triển khai thực hiện các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng, vốn góp bằng đất đai khi tham gia vào hợp tác xã, mô hình các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới, hoàn thiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân một cách chặt chẽ hơn.

- Triển khai Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.

- Tăng cường hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ xây dựng thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại đến năm 2020.

(6) Nâng cao chất lượng Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016.). Triển khai Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 – 2020.

(7) Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, kết hợp du lịch sinh thái. Xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái (như du lịch sinh thái nhà vườn, đường hoa, làng hoa, du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, …). Lồng ghép các nội dung phát triển du lịch với chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn.

 

(8)  Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh, thuận lợi, ổn định, an toàn, lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ để trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng và địa điểm có chất lượng sống tốt

(9) Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm, thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng quy định pháp luật (không quá 01 lần/năm), kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra. Giảm 30% các cuộc họp và dành ít nhất một ngày/tháng để đi thực tế để nắm bắt các thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị nhằm đạt mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80% vào năm 2020; phấn đấu thực hiện cung cấp 70% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 30% các các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2020./.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 2472    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm