SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
2
5
3
1
Tin tức tổng hợp 30 Tháng Sáu 2017 10:30:00 SA

Kết quả thực hiện công tác chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cho người dân nông thôn

Cùng với việc Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 23 chương trình, đề án làm cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 (đính kèm), hoạt động khuyến nông, dạy nghề hỗ trợ nông dân của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, giống mới, bám sát địa bàn sản xuất và mùa vụ, tập trung vào các chương trình trọng điểm hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp thành phố, trong đó tập trung khuyến khích áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ, tăng cường vận động nông dân sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, tận dụng nguyên liệu tại chỗ tự sản xuất phân hữu cơ; chuyển giao kỹ thuật gieo ươm cây con trong khay, tạo ra cây khỏe, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sử dụng hệ thống làm mát, thức ăn TMR; chuyển giao nguồn tinh nhập ngoại cho các đơn vị kinh doanh và hộ dân trên địa bàn thành phố

Trong giai đoạn 2015-2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức khoảng 500 lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ với 5.000 người, trên 400 mô hình hơn 70 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, phát hành  hơn 70.000 tờ bướm, cẩm nang, sổ tay các loại, hơn 1.000 đĩa CD hướng dẫn, giới thiệu về các nội dung phát triển kinh tế như: phòng trừ sâu bệnh, quản lý dịch hại, khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn, các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất,...Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Viện, trường, các chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp công nghệ cao để tập huấn chuyển giao cho nông dân và doanh nghiệp.      Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ môn Di truyền giống Trường Đại học Nông Lâm ứng dụng phương pháp BLUP để cải thiện chất lượng đàn heo của thành phố trên các trại quốc doanh và một số trang trại. Kết quả một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được cải thiện so với năm 2011 như: số lứa đẻ đạt 2,26 lứa đẻ/nái/năm, số ngày nuôi heo đạt trọng lượng 90 kg là 150 ngày (giảm 19 ngày), rút ngắn thời gian chăn nuôi và giảm chi phí nuôi dưỡng; độ dày mỡ lưng giảm còn 10,43 mm,...

Ngoài ra, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao đã chuyển giao một số quy trình công nghệ sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng bà con nông dân, hợp tác xã trên địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn hiện 12 Quy trình công nghệ và 07 sản phẩm đã được chuyển giao cho 05 Doanh nghiệp Ươm tạo trong Khu. Việc chuyển giao giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian nghiên cứu, làm nền tảng cho sự phát triển và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp đa dạng hóa các sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên địa bàn thành phố đã hình thành những đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp như: Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Củ Chi (88,2ha) hiện hữu tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Trung tâm Công nghệ sinh học (23 ha); Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel (DDEF) với quy mô trên 200 con và đang thực hiện các dự án Khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao khác. Trong đó, Khu nông nghiệp công nghệ cao bước đầu phát huy tác dụng trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; góp phần đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

Hàng năm, thành phố có nhiều đề tài nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp, cơ giới hoá, tự động hóa và công nghệ sinh học đạt tỷ lệ ứng dụng sau nghiệm thu cao. Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (chú yếu theo hướng hữu cơ sinh học, VietGAP, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cơ giới hoá, phòng trừ dịch bệnh…), công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, các hoạt động nghiên cứu về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa nhà khoa học - nhà quản lý - doanh nghiệp - các đoàn thể chính trị - xã hội - các tổ chức sản xuất tập thể...

Tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chủ yếu là lĩnh vực trồng cây, hoa kiểng, bò sữa, sản xuất rau an toàn,…đạt kết quả đáng khích lệ. Hệ thống tổ chức khuyến nông, thú ý, bảo vệ thực vật và dịch vụ sản xuất nông nghiệp được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, góp phần quan trọng trong hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng năng suất cây trồng - vật nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm./.

 

 

 

  Bùi Duy Ninh

 


Số lượt người xem: 2246    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm