SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
1
4
1
4
Tin tức tổng hợp 30 Tháng Ba 2017 2:10:00 CH

Đào tạo nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nông nghiệp ứng dụng CNC là hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu đi lên từng bước cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao với tiến trình đô thị hóa, với tiến trình phát triển kinh tế xã hội.

Trong khi nguồn nhân lực công nghệ cao được xem là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện hạt nhân, công nghệ gen... thì trong khâu đào tạo còn nhiều bất cập, định hướng nghề nghiệp bất ổn nên nguồn nhân lực công nghệ cao ở nước ta đang yếu và thiếu rất nhiều. Việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn nhân lực công nghệ cao là một đòi hỏi hết sức cấp thiết (Đỗ Thị Ngọc Ánh, ĐH Lao động-Xã hội, 2016).

1.     Khi xu hướng đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng thì nhu cầu về nhân lực đặc biệt nhân lực chất lượng cao sẽ là một vấn đề cấp thiết cho hiện tại cũng như trong những năm tới đây. Nhân lực chất lượng cao không thể tự hình thành trong xã hội mà phải trải qua quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo chuẩn gắn với chất lượng đào tạo góp phần tạo ra chất lượng nguồn nhân lực.

2.     Đào tạo chính quy:
a.      Đại học

b.     Trung cấp nghề

(theo định hướng của ngành giáo dục)

3.     Đào tạo bán chính quy:

a.      Doanh nghiệp, trang trại:

Đối tượng là cán bộ quản lý trang trại, doanh nghiệp; cán bộ kỹ thuật chuyên môn theo dõi, quản lý kỹ thuật vận hành sản xuất theo CNC

b.     Nông dân, công nhân kỹ thuật

Đây là trách nhiệm của từng địa phương có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp CNC mà đối tượng chính là người nông dân.

4.     Phương pháp đào tạo bán chính quy: Huấn luyện cộng đồng cho doanh nghiệp trang trại và cho nông dân (đây là hình thức mà IRRI đã nghiên cứu và ứng dụng rất có kết quả tại các nước nông nghiệp đang phát triển trên cây lúa và rau trong chương trình huấn luyện IPM cho nông dân trên thế giới trong 20 năm qua)

a.      Tổ chức lớp nguồn giảng viên TOT:

i.      Chuẩn bị đội ngũ giảng viên:

Giảng viên tham gia giảng dạy ngành chăn nuôi, khoa học cây trồng và ngành thủy sản là những người có trình độ chuyên môn cao, vững về lý thuyết, thành thạo về tay  nghề; yêu nghề; tận tình với người học. Đặc biệt được đào tạo từ những nông dân giỏi tuyển từ các huyện qua các lớp TOT (Training Of Trainer)

Hợp đồng Giảng viên có trình độ Kỹ sư NN (mỗi huyện 2 người trồng trọt và chăn nuôi-thủy sản)

Hàng năm, tổ chức 01 lớp TOT cho mỗi huyện gồm 20 học viên. Thời gian 3 tháng tương ứng 1 vụ sản xuất. Chương trình đào tạo kéo dài trong 3 năm được 60 cán bộ TOT

ii.      Xây dựng chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được xây dựng gắn với định hướng nghề nghiệp theo ngành, theo địa phương, giảm số lượng môn học (học phần), tăng

thời lượng học tập của các môn học (bao gồm cả lý thuyết và thực hành).

Chương trình trồng trọt: Tổ chức hội thảo xây dựng chương trình đào tạo cụ thể đựa trên chương trình khung

Chương trình chăn nuôi-thủy sản: Tổ chức hội thảo xây dựng chương trình đào tạo cụ thể đựa trên chương trình khung

Chương trình khung trồng trọt: cây giống; đất-phân bón-giá thể; kỹ thuật tưới; chăm sóc-bảo vệ thực vật; thu hoạch-bảo quản. Ruộng mô

hình 500-600 m2 trở lên.

Chương trình khung chăn nuôi-thủy sản: con giống, kỹ thuật chuồng trại; chăm sóc-phòng trị bệnh… Mô hình quy mô 10 con heo trở lên; 5

con bò sữa; 10 con bò thịt trở lên.

iii.      Tổ chức mô hình sản xuất phục vụ đào tạo gắn với thực tiển:

“Học” phải đi đôi với “Hành”, đào tạo lý thuyết phải gắn với với thực tiễn, nông dân cần phải. được thực hành nhiều trong các mô hình sản

xuất công nghệ cao. Mục tiêu phấn đấu cao nhất của Chương trình đào đạo là nông dân có mô hình để thực hành, thực tập nghề nghiệp. Việc

xây dựng mô hình cây trồng, vật nuôi công nghệ cao là một vấn đề rất khó đối với các địa phương hiện nay (chọn điểm đầu tư, kinh phí, phù

hợp quy hoạch nông nghiệp lâu dài…).

Thuê 1 ruộng và chủ ruộng (là học viên lớp học). Ứng với từng giai đoạn cây trồng là bài giảng lý thuyết và thực hành trên ruộng mô hình.

Thời gian kéo dài suốt vụ sản xuất hoặc chu kỳ nuôi.

iv.      Hợp tác quốc tế trong quá trình đào tạo:

Hợp tác quốc tế là một trong những hướng ưu tiên để nâng cao chất lượng đào tạo. Nông dân từ lớp nâng cao (sau lớp cơ bản) trở đi sẽ được

tham gia chương trình đi thực tập nghề tại một số nước có nền nông nghiệp phát triển theo hình thức hợp tác huấn luyện cộng đồng.

Lồng ghép với chương trình tham quan học tập của hội Nông dân, các đơn vị khuyến nông của Sở NN-PTNT và quan hệ quốc tế để xây

dựng chương trình tham quan học tập nước ngoài cho từng lớp.

01 đợt tham quan thực tập ở nước ngoài cho mỗi lớp

b.     Tổ chức lớp học cho nông dân (TOF): 

HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN ỨNG DỤNG CNC (TOF: Training Of Farmer)

1.     Huấn luyện chương trình khung : (có thay đổi cho phù hợp điều kiện thực tế địa phương qua hội thảo xây dựng chương trình huấn luyện)

a.      Giống CNC

b.     Kỹ thuật nhà màn, nhà lưới, nhà kính, nhà (greenhouse), chuồng trại CNC

c.      Dinh dưỡng CNC

d.     BVTV sinh học và phòng trị bệnh gia súc

e.      Ứng dụng CNC trong thu hoạch và bảo quản

2.     Chọn điểm xây dựng mô hình thực tập (nhà lưới, hệ thống tưới tự động, giá thể tưới nhỏ giọt, thủy canh điều tiết dinh dưỡng tự động…)

3.     Tổ chức quản lý lớp, thực hiện nội quy huấn luyện (1GV chính, 1 Phụ giảng, Ban tự quản lớp)

4.     Chọn nông dân đảm trách kỹ thuật chuyên môn, bảo trì thiết bị (nhà lưới, hệ thống tưới, kỹ thuật máy bơm, dịch vụ BVTV… cho Vùng NN  CNC

5.     Tổng kết lớp

Huấn luyện nông dân là lớp học đặc thù do đó phương pháp học tập và giảng day khác với học tập chính quy, nó mang tính cộng đồng cao   và thực hành nhiều hơn lý thuyết.

 

 

 

Nguyễn Văn Đức Tiến


Số lượt người xem: 3362    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm