SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
1
5
4
5
Tin tức tổng hợp 13 Tháng Ba 2017 10:20:00 SA

Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 tháng đầu năm 2017

 

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.     Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

a)     Tốc độ tăng trưởng:

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 3 tháng đầu năm ước đạt 4.759 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ, cùng kỳ tăng 5,8%, trong đó:

+ Trồng trọt: ước đạt 1.135 tỷ đồng, tăng 4,3% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4%).

+ Chăn nuôi: ước đạt 1.780 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,6%).

+ Lâm nghiệp: ước đạt 20 tỷ đồng, giảm 1% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 23,2%).

+ Thủy sản: ước đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 3,3% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,8%).

b)  Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giảm diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa… Về chuyển dịch cơ cấu trong 3 tháng đầu năm: trồng trọt chiếm tỷ lệ 23,9% (cùng kỳ 24,3%), chăn nuôi: 37,4% (cùng kỳ 37,5%), dịch vụ nông nghiệp: 9,8% (cùng kỳ 8,5%), thủy sản: 28,5% (cùng kỳ 29,3%).

2.   Kết quả sản xuất một số lĩnh vực

a) Trồng trọt:

 

- Rau: Diện tích gieo trồng ước đạt 5.000 ha, tăng 2,5% so cùng kỳ.

- Hoa, cây kiểng: Diện tích hoa, cây kiểng ước đạt 1.545 ha, tăng 8% so cùng kỳ; trong đó, lan: 335 ha, tăng 124,1% so cùng kỳ; hoa nền: 240 ha, tăng 8,1% so cùng kỳ, kiểng - bonsai: 440 ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

b) Chăn nuôi:

- Bò: Tổng đàn ước 140.803 con, giảm 4,7% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 86.309 con, giảm 13,1% so với cùng kỳ; cái vắt sữa 43.198 con, giảm 13% so với cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi ước 64.149 tấn, giảm 8% so cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 356.603 con, giảm 1% so cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản 54.404 con, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

c) Thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 11.460 tấn, tăng 1,2% so cùng kỳ trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: Ước đạt 6.860 tấn, tăng 0,6% so cùng kỳ.

+ Sản lượng khai thác: Ước đạt 4.600 tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ.

- Cá cảnh: Ước đạt 34 triệu con, tăng 3% so cùng kỳ.

 

3. Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị

- Thực hiện Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 về phê duyệt Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016 – 2020. Từ đầu năm 2017 đến ngày 07 tháng 3 năm 2017 đã phê duyệt 59 quyết định, 206 hộ được hỗ trợ lãi vay, tổng vốn đầu tư 124,904 tỷ đồng, tổng vốn vay 73,639 tỷ đồng.

 

4. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi

- Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay là 38.448 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 36.176 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 17,27%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40,07%.

 

 

5. Diêm nghiệp                                                              

- Diện tích sản xuất muối tại thành phố (huyện Cần Giờ) là 1.474,15 ha; trong đó, diện tích sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt 991 ha. Tổng số hộ sản xuất muối toàn thành phố 633 hộ.

 

+ Tổng sản lượng muối niên vụ 2016-2017 đạt 4.950 tấn, trong đó: Sản lượng muối đất 986 tấn; Sản lượng muối trải bạt 3.964 tấn.

+ Sản lượng muối đã được tiêu thụ 2.100 tấn, trong đó: Muối đất 500 tấn; Sản lượng muối trải bạt 1.600 tấn.

+ Sản lượng muối còn lại 2.850 tấn, trong đó: Muối đất 486 tấn; Sản lượng muối trải bạt 2.364 tấn.

- Giá thu mua: Muối đất: 1.000 đồng/kg; Muối trải bạt: 1.100 đồng/kg.

 

 

6. An toàn thực phẩm

- Triển khai kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020

- Hiện trên địa bàn thành phố401 điểm kinh doanh đăng ký công bố điểm kinh doanh sản phẩm an toàn tại các hệ thống siêu thị Coop Mart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố, hệ thống siêu thị thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một thành viên, hệ thống cửa hàng trực thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên, hệ thống cửa hàng thuộc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ Súc Sản, hệ thống siêu thị Big C, Lotte, hệ thống cửa hàng, điểm kinh doanh thuộc Công ty TNHH An Hạ cơ sở kinh doanh riêng lẻ, hợp tác xã.   

 

- Công tác kiểm tra, lấy mẫu 3 tháng đầu năm 2017:

 

+ Chi cục Thú y đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp tết Dương lịch và trước, trong, sau tết nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.  Thực hiện kiểm tra tại 26 hộ chăn nuôi, 04 siêu thị, 04 chợ truyền thống, 14 CSGM, 02 chợ đầu mối nông sản, 07 cơ sở kinh doanh trứng gia cầm, 02 kho bảo quản sản phẩm động vật đông lạnh, 40 điểm kinh doanh sản phẩm động vật, 14 cơ sở chế biến, 03 Trạm KDĐV ĐMGT tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, qua đó đã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 19 trường hợp với số tiền 106.077.700 đồng.

Công tác thẩm định, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y: đã tổ chức kiểm tra thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với 23 hồ sơ. Kết quả: 13/23 hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận, 06/23 hồ sơ không đạt về hồ sơ hành chính, điều kiện vệ sinh ATTP và 04/23 hồ sơ đang thực hiện theo quy trình.

+ Chi cục Trồng trọt và BVTV đã lấy 98 mẫu rau, quả, trái cây phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV nhóm lân và carbamates (38 mẫu) và gửi phân tích định lượng các chỉ tiêu ATTP ( 61 mẫu), kết quả không có mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

+ Chi cục Thủy sản đã lấy 130 mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản để phân tích chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, kết quả phân tích có 124/130 mẫu đạt chỉ tiêu.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đã cấp 164 giấy cho doanh nghiệp, cơ sở (trong đó lĩnh vực trồng trọt 10 cơ sở, chăn nuôi 11 cơ sở và thủy sản 143 cơ sở).

- Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm: Chi cục Thú y kiểm tra và xử phạt 9 trường hợp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, với số tiền phạt 67,5 triệu đồng.

- Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn: Đến nay, Ban Quản lý đề án chuỗi thực phẩm an toàn Thành phố đã cấp 98 Giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho 47 cơ sở thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và 11 tỉnh với tổng sản lượng 132.210 tấn/năm, 1.018.560 quả trứng/ngày và 4,4 triệu lít nước mắm/năm.

- Chủ động phối hợp Sở Công thương thực hiện Đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc dự án mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020. Đến nay có 21 cơ sở chăn nuôi (với số lượng cung ứng khoảng 10.000 con/ngày), 15 cơ sở giết mổ, 02 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền4 chợ truyền thống (Hòa Bình, Bến Thành, An Đông, Thái Bình) tham gia.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN

1.   Về triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án

Giai đoạn 2016-2020, Sở Nông nghiệp được giao thực hiện 31 quy hoạch, chương trình, đề án; trong đó:

- Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt 23/31 chương trình, đề án; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện.

- Uỷ ban nhân dân thành phố đang xem xét: 01 đề án (Đề án đánh giá tác động và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP có hiệu lực hương trình đề án).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Sở Kế hoạch Đầu tư 06 quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.
- Chuyển tiếp thực hiện 01 quy hoạch sang năm 2017.

2.  Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao

Thực hiện Quyết định số 4652/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020

a) Giống cây trồng:

-  Theo dõi thử nghiệm tính thích nghi của 3 giống đồng tiền cắt cành, giống đồng tiền mini dạng mix ngoài nhà kính. Ở giai đoạn đầu, tất cả các giống phát triển tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.

-  Thử nghiệm tính thích nghi của 5 giống hoa lily cắt cành. Hiện tại xác định được 2 giống lily đáp ứng nhu cầu của thị trường là Diana và Brunello.

-  Tiếp tục duy trì chăm sóc, bảo dưỡng các giống hoa lan (22 giống lan mokara, 6 giống lan dendro, 2 giống lan Vũ nữ).

-  Tiếp tục theo dõi, đánh giá tính thích nghi của các giống hoa mai vàng ghép 12 cánh.

b) Giống vật nuôi:

- Giống bò sữa:

+ Tiến hành khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ, thực hiện 8.225 lượt con, đạt 22,85% kế hoạch. Trong đó, số bò cái sinh sản chiếm 59% tổng đàn, cái vắt sữa chiếm 46%, cai sữa chiếm 13%.

+Thực hiện đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa gieo trên địa bàn thành phố, thực hiện theo dõi các chỉ tiêu về tăng trọng, chiều cao, vòng ngực của 2.060 lượt bê con thuộc các dòng tinh Mỹ, Hà Lan, Canada, Israel, Moncada,…đạt 22,39% kế hoạch. Kết quả theo dõi cho thấy bê các dòng tinh Mỹ, Israel có tỉ lệ tăng trọng cao hơn các dòng tinh khác khoảng từ 10% (0,33 kg/con đến 1,2 kg/con), bê sinh ra có trọng lượng trung bình khoảng 35 kg/con.

+ Cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa nuôi tại nông hộ thực hiện theo tiêu chuẩn 533-2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, thực hiện 515 con, đạt 20,6% kế hoạch năm 2017.

- Giống heo:

+ Tiếp tục thực hiện chuyển giao kết quả đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP, tiến hành thu thập số liệu 24.800 lượt con theo các chỉ số về sinh sản, số con sơ sinh/ổ, trọng lượng 90 ngày tuổi, đạt 24,8% kế hoạch

; làm cơ sở cho các xí nghiệp chăn nuôi heo thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn lựa chọn những tính trạng nổi trội tiến hành ghép đôi nhằm cải thiện chất lượng đàn heo. Số lứa đẻ đạt 2,26 lứa đẻ/nái/năm, số ngày nuôi heo đạt trọng lượng 90 kg là 155 ngày (giảm 14 ngày), rút ngắn thời gian chăn nuôi và giảm chi phí nuôi dưỡng; độ dày mỡ lưng giảm còn 10,43 mm.

+ Đã tiến hành giám định bình tuyển 148 con heo đực giống, đạt 21,14% so với kế hoạch; kết quả cho thấy: Tỷ lệ heo đực giống cấp I đạt 100% và đặc cấp chiếm trên 96%; con giống được nhập từ các nước  phát triển có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, đực giống được sử dụng nhiều nhất là Duroc.

c)   Giống thủy sản:

- Giống thủy sản nước ngọt: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 25 cơ sở sản xuất và thuần dưỡng giống thủy sản; chủ yếu sản xuất cá rô phi đơn tính, rô phi dòng Gift, cá tra, cá trê lai, cá lóc, cá điêu hồng, các trắm trôi, cá mè, cá lăng tại huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức.

- Giống thủy sản mặn lợ:

+ Giống Tôm: Có 01 cơ sở sản xuất giống với sản lượng 20 triệu con/năm và 19 cơ sở thuần dưỡng, kinh doanh giống với công suất 1 tỷ giống/năm.

+ Giống nhuyễn thể: Có 04 hộ sản xuất nghêu giống và 01 cơ sở sản xuất giống ốc hương.

+ Giống cá cảnh: Có 58 hộ sản xuất cá cảnh ở huyện Bình Chánh và 50 hộ sản xuất cá cảnh ở Củ Chi

3.  Chương trình phát triển hoa - cây kiểng

- Triển khai kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển hoa cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

- Đến nay, Trung tâm Công nghệ sinh học đã sưu tập 124 giống kiểng lá, 77 giống hoa nền, 360 giống lan các loại (trong đó có 136 mẫu giống lan rừng).

- Tổ chức khu trưng bày và tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh trong Chợ hoa Tết Nguyên đán Đinh Dậu – 2017, tại Công viên 23 tháng 9, quy mô 83 lô hàng, tổng giá trị ước đạt 59,6 tỷ đồng (tăng 6,5% so với năm 2016: 56 tỷ đồng).

- Lượng hoa, cây kiểng sản xuất phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2017 khoảng 616.695 chậu mai vàng (xấp xỉ cùng kỳ), 5 triệu chậu lan (tăng 16,2% so cùng kỳ), 5,6 triệu cành lan cắt cành (giảm 11,1% so cùng kỳ), sản lượng hoa nền 5,3 triệu chậu (tăng 103,8% so cùng kỳ), bon sai - kiểng khoảng 1,8 triệu chậu (giảm 5,3% so cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng Tết Nguyên đán ước đạt 1.559,17 tỷ đồng (tăng 1,9% so cùng kỳ), trong đó mai vàng ước đạt 317,04 tỷ đồng (xấp xỉ cùng kỳ), hoa lan đạt 223,39 tỷ đồng (tăng 0,8% so cùng kỳ), hoa nền đạt 81,42 tỷ đồng (tăng 1,3% so cùng kỳ), bonsai - kiểng các loại đạt 937,32 tỷ đồng (giảm 1,9% so cùng kỳ).

4.  Chương trình phát triển rau an toàn

- Thực hiện kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

- Tiếp tục triển khai xây dựng cách đồng sản xuất rau muống nước theo quy trình VietGAP (tại 2 xã: Nhị Bình, huyện Hóc Môn và xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi). Đến nay, Chi cục Trồng trọt và BVTV và Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng 132,75 ha, với 146 hộ tham gia/337,5 ha (400 hộ). Trung tâm Tư vấn và HTNN đã chứng nhận VietGAP cho 59 hộ, với diện tích 48,26 ha tại 2 xã, sản lượng ước đạt 7.721,60 tấn/năm.

- Triển khai công bố mô hình truy xuất nguồn gốc rau VietGAP tại Hợp tác xã Phước An (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Phú Lộc (huyện Củ Chi), với 18 chủng loại rau củ quả tại 94 hộ dân là xã viên 2 hợp tác xã cung cấp cho người tiêu dùng thành phố tại các điểm của siêu thị Co.op Mart (33 điểm), siêu thị Big C, siêu thị Lotte và siêu thị AEON. Người tiêu dùng sử dụng quét mã QR code trên điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc đến từng hộ dân (quy trình từ gieo hạt đến bón phân, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, dán tem…).  

5.  Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa

- Thực hiện kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 4697/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đàn bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

- Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đang tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình nhập nội, cải thiện chất lượng giống bò sữa, tiến hành cấp phát tinh và vật tư cho các đơn vị tham gia chương trình.

- Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel: Tổng đàn bò sữa hiện nay 230 con (tăng 11,7% so với cùng kỳ); trong đó, cái vắt sữa là 94 con. Năng suất sữa bình quân đạt 24,4 kg, năng suất sữa hiện cao hơn gấp 1,4 lần so với năng suất sữa bình quân đàn bò sữa Thành phố 16 kg/con/ngày.

6.  Chương trình phát triển giống bò thịt

- Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2017 tại Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Chương trình phát triển giống bò thịt giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Bước đầu thử nghiệm phối tinh bò BBB và Angus trên 150 con bò cái lai sind và bò cái sữa Hà Lan tại 112 hộ, trong 18 tháng. Hiện đàn bò sinh ra được 64 con bê. Khả năng tăng trọng của bê con lai tăng trọng tốt hơn các công thức lai khác. Dự báo có những cá thể dự kiến đạt trọng lượng 450 – 500 kg vào lúc 18 tháng tuổi khi xuất chuồng.

7.  Chương trình phát triển cá sấu

- Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định 1955/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2016 về phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020.

- Hiện nay, trên thành phố có 38 Tổ chức và cá nhân gây nuôi cá sấu, với tổng đàn là 93.641 con; trong đó: 8.638 con cá sấu bố mẹ, 4.051 con cá sấu hậu bị, 60.539 con cá sấu nước ngọt thương phẩm, 20.415 cá sấu nước ngọt con.

8. Chương trình xây dựng nông thôn mới

a)     Về thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới:

Tổng số xã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2015 là 54/56 xã, gồm: huyện Củ Chi 20/20 xã, huyện Hóc Môn 10/10 xã, huyện Bình Chánh 12/14 xã, huyện Nhà Bè 6/6 xã và huyện Cần Giờ 6/6 xã. Còn lại 2/56 xã chưa được công nhận đạt chuẩn:Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh, đạt 17/19 tiêu chí.

b)    Về thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 cho 3/5 huyện: Củ Chi, Nhà Bè và Hóc Môn. Còn 2/5 huyện (Bình Chánh và Cần Giờ), huyện Cần Giờ đã hoàn thiện hồ sơ theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng về ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới; Ủy ban nhân dân Thành phố đã có văn bản trình Hội đồng thẩm định Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG XDNTM xét công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

c) Về nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020:

- Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 (thay thế Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2016) và Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố cùng các Sở ngành đang tiến hành thẩm định Đề án cao chất lượng các tiêu chí xây nông thôn mới tại các xã giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay, đã khảo sát, thẩm định đề án nông thôn mới của 8 xã: Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn), Bình Lợi  và An Phú Tây (huyện Bình Chánh), Hiệp Phước và Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Long Hòa và Thạnh An (huyện Cần Giờ).

 

- Hoàn thành nội dung và tổ chức Hội nghị Sơ kết tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017; Lễ ký kết hỗ trợ, phối hợp “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn liền với giảm nghèo bền vững và phát động phong trào “Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020 (vào ngày 02 tháng 3 năm 2017).

 

 

 


Số lượt người xem: 2977    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm