SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
5
9
6
6
Tin tức tổng hợp 15 Tháng Chín 2016 2:30:00 CH

Kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 tháng đầu năm 2016

 

1.     Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

a)     Tốc độ tăng trưởng:

 

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp ước đạt 13.290 tỉ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó:

+ Trồng trọt: ước đạt 2.935 tỉ đồng, tăng 4,9% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,6%).

+ Chăn nuôi: ước đạt 5.315 tỉ đồng, tăng 5% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5%).

+ Lâm nghiệp: ước đạt 122 tỉ đồng, giảm 0,4% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,3%).

+ Thủy sản: ước đạt 3.572 tỉ đồng, tăng 4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8%).

b)  Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giảm diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa… Về chuyển dịch cơ cấu trong 9 tháng đầu năm: trồng trọt chiếm tỉ lệ 22,1% (cùng kỳ 22,4%), chăn nuôi: 40% (cùng kỳ 40,5%), dịch vụ nông nghiệp: 10,1% (cùng kỳ 8,7%), thủy sản: 26,9% (cùng kỳ 27,5%).

 

2.   Kết quả sản xuất một số lĩnh vực:

a) Trồng trọt:

- Rau: diện tích gieo trồng đạt 12.350 ha, tăng 2,4% so cùng kỳ.

- Hoa, cây kiểng: diện tích hoa, cây kiểng đạt 1.730 ha, tăng 10,2% so cùng kỳ; trong đó mai: 520 ha, tăng 4% so cùng kỳ, lan: 290 ha, tăng 20,8% so cùng kỳ; hoa nền: 440 ha, tăng 15,8% so cùng kỳ, kiểng - bonsai: 480 ha, tăng 6,7% so với cùng kỳ.

b) Chăn nuôi:

- Bò: tổng đàn ước 147.438 con, giảm 1,6% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 93.819 con, giảm 1,8% so với cùng kỳ; cái vắt sữa 46.956 con, giảm 1,7% so với cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi ước khoảng 201.584 tấn, tăng 2,6% so cùng kỳ.

- Heo: tổng đàn 361.922 con, tăng 1,1% so cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản 53.519 con, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

c) Thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 44.395 tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: ước đạt 27.495 tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ.

+ Sản lượng khai thác: ước đạt 16.900 tấn, tăng 4% so cùng kỳ.

- Cá cảnh: ước đạt 78 triệu con, tăng 2,6% so cùng kỳ.

- Công tác nuôi trồng thủy sản: diện tích thả nuôi năm 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 8.408 ha, giảm 17,6% so cùng kỳ (trong đó, nuôi nước ngọt 1.608 ha, nuôi lợ mặn 6.800 ha).

3. Tình hình xuất khẩu một số cây trồng, vật nuôi chủ lực:

- Giống cây trồng: trong 9 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sản xuất hơn 12.000 tấn hạt giống; trong đó xuất khẩu hơn 105 tấn hạt giống các loại (chủ yếu là lúa: 100 tấn, rau: 5,3 tấn). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Philipines, Châu Âu, Mỹ, Israel, Đài Loan, Campuchia.

- Rau, quả: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 16 đơn vị xuất khẩu rau, quả các loại với tổng sản lượng khoảng 303.000 tấn/năm. Chủng loại rau, quả xuất khẩu chủ yếu: ớt các loại (sản lượng 44 tấn/năm), nấm rơm (sản lượng 80 tấn/năm), rau củ quả sấy giòn (sản lượng 288.004 tấn/năm), bắp cải (sản lượng 1000 tấn/năm). Thị trường chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Mỹ, Ý, Đức, Anh, Nga, Canada, Trung Đông, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, Hongkong.

- Cá cảnh: số lượng cá cảnh xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 là 10,89 triệu con; giá trị kim ngạch xuất khẩu 11,388 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.

- Cá sấu: trong 9 tháng đầu năm 2016, các trại đã xuất khẩu 18.805 con (trong đó: 10.407 con cá sấu sống, 7.398 tấm da muối và 1000 tấm da thuộc). Giá trị ước tính đạt được: đạt 56,4 tỷ đồng (giá cá sấu xuất chính ngạch giá 3 triệu/1con). Cá sấu sống chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc; thị trường Nhật và Hàn Quốc được xem là thị trường truyền thống đối với da cá sấu thuộc và da cá sấu muối.

4. Tình hình thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị:

- Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2016 về phê duyệt Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016 – 2020.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị triển khai Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016 – 2020 và tổ chức 77 lớp tập huấn với tổng số 4.620 lượt người tham dự.

- Từ đầu năm 2016 đến ngày 5 tháng 9 năm 2016, đã phê duyệt 400 quyết định, 1.199 hộ được hỗ trợ lãi vay, vốn đầu tư 672,768 tỷ đồng, vốn vay 430,958 tỷ đồng.

- Tổng kinh phí ngân sách Thành phố phân khai chi tiết cấp bù lãi vay  đợt 1 năm 2016 cho các quận – huyện và dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố theo chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016-2020, bao gồm Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND (đối với các phương án còn hiệu lực hỗ trợ) và Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND là 35 tỷ đồng. Trong đó: Vốn hỗ trợ lãi vay cho các quận huyện là 30,57 tỷ đồng; vốn hỗ trợ cho các dự án do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt là 4,43 tỷ đồng.

5. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi:

- Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay là 36.881 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 34.550 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 16,49%, tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40,01%.

6. Diêm nghiệp:                                                                                      

- Diện tích sản xuất muối tại Thành phố (huyện Cần Giờ) là 1.671 ha; trong đó, diện tích sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt 1.124,7 ha. Tổng số hộ sản xuất muối toàn Thành phố 727 hộ.

 

- Sản lượng muối 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 140.475 tấn (bình quân 84 tấn/ha); trong đó, muối trải bạt 100.148 tấn. Sản lượng muối tiêu thụ 45.750 tấn; trong đó, muối trải bạt 29.300 tấn. Giá thu mua muối đất 450 đồng/kg, muối trải bạt 500 đồng/kg.

- Tình hình hỗ trợ tiêu thụ muối cho người làm muối huyện Cần Giờ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại văn bản số 4130/UBND-KT ngày 03 tháng 8 năm 2016 (sản lượng các doanh nghiệp đăng ký thu mua khoảng 95.000 tấn muối), tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2016, các doanh nghiệp thu mua đạt 14.300 tấn muối/sản lượng muối còn tồn 94.725 tấn.

7. An toàn thực phẩm:

a)   Thanh, kiểm tra chuyên ngành:

- Lĩnh vực rau, củ, quả: trong 9 tháng đầu năm, Chi cục Bảo vệ thực vật đã xử lý vi phạm hành chính 05 cơ sở với số tiền phạt 1.110.000 đồng và thu phí kiểm nghiệm 9.555.000 đồng.

- Lĩnh vực chăn nuôi, thú y: Chi cục Thú y đã sử dụng test nhanh để kiểm tra tồn dư chất cấm trong chăn nuôi, cụ thể như sau:

+ Tại cơ sở chăn nuôi: kiểm tra 74 hộ chăn nuôi gia súc tại 06 quận, huyện, kết quả các mẫu kiểm tra đều âm tính.

+ Tại cơ sở giết mổ: lấy 1.225 mẫu nước tiểu trên 551 lô heo tại các cơ sở giết mổ. Kết quả có 38 lô dương tính (6,89%) chất cấm họ Beta-agonist (Salbutamol) với 116 mẫu (9,47%) tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Thuận, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương. Chi cục Thú y đã tiến hành xử lý các lô heo dương tính theo quy định.

Công tác xử lý vi phạm hành chính: trong 9 tháng đầu năm 2016, Chi cục Thú y đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 1.966 trường hợp với số tiền là 5.128.949.881 đồng (giảm 9,53% số trường hợp và tăng 2,98% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2015) với tang vật bị xử lý tiêu hủy gồm: động vật sống, thịt, sản phẩm động vật và sản phẩm đông lạnh; trong đó Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính gồm 160 trường hợp với số tiền phạt là 462.600.000 đồng (giảm 23,81% trường hợp và giảm 27,79% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2015).

- Lĩnh vực thủy sản: trong 9 tháng đầu năm 2016, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tiến hành kiểm tra 160 cơ sở kinh doanh thủy sản (127 ô vựa/điểm kinh doanh thủy sản tại các nhà lồng chợ Bình Điền, 13 siêu thị, 20 cơ sở độc lập) và lấy 90 mẫu thủy sản để đưa đi phân tích về mối nguy an toàn thực phẩm. Kết quả: Phát hiện 51 trường hợp có hành vi vi phạm không đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh thực phẩm. Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b) Công tác triển khai chuỗi thực phẩm an toàn: đến nay, Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn như sau:

- Lĩnh vực rau, củ, quả: 15/22 cơ sở với tổng sản lượng 17.611,5 tấn/năm.

- Lĩnh vực chăn nuôi: 10/16 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia chuỗi tại Thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước; với sản lượng khoảng 1,1 triệu quả trứng gà/ngày, 24.350 con gà/ngày và 915 con heo/ngày.

- Lĩnh vực thủy sản: 27 cơ sở đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, gồm: 05 cơ sở tôm nước lợ ở Thành phố Hồ Chí Minh; 02 cơ sở cá diêu hồng ở tỉnh Tiền Giang; 02 cơ sở cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu; 02 cơ sở cá chẽm ở tỉnh Sóc Trăng; 03 cơ sở cá viên (cá tra) ở tỉnh Đồng Tháp; 03 cơ sở cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát đông lạnh ở tỉnh Hậu Giang; 10 cơ sở nước mắm (Hưng Thịnh, Khải Hoàn, Sacco) ở tỉnh Bình Thuận.

 

8. Chương trình xây dựng nông thôn mới:

 

a) Về thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới:

Tổng số xã được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đến nay là 54/56 xã, gồm: huyện Củ Chi 20/20 xã, huyện Hóc Môn 10/10 xã, huyện Bình Chánh 12/14 xã, huyện Nhà Bè 06/06 xã và huyện Cần Giờ 05/06 xã. Còn lại 02/56 xã chưa được công nhận đạt chuẩn:Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh, đạt 17/19 tiêu chí (Vĩnh Lộc A còn 02 tiêu chí số 19 - An ninh trật tự, xã hội chưa đạt, nguyên nhân: cán bộ Công an xã bị kỷ luật và tiêu chí 9 - Nhà ở nông thôn. Xã Vĩnh Lộc B còn 02 tiêu chí số 18 - Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh chưa đạt, nguyên nhân: cán bộ xã bị kỷ luật và tiêu chí 9 - Nhà ở nông thôn).

b) Về thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới:

03 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2015. 02 huyện (Cần Giờ, Bình Chánh) đã hoàn thành xây dựng các đề án khắc phục các vấn đề còn tồn tại theo các khuyến nghị của đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương và đoàn công tác phản biện liên Bộ, ngành làm việc tại địa phương; các Sở, ngành chuyên môn đã thẩm định; Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định phê duyệt trình Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG XDNTM lập hội đồng thẩm định, phê duyệt huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả cụ thể như sau:

- Đối với huyện Cần Giờ:

Đề án “Cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư có hệ thống kênh cấp và hệ thống tiêu thoát nước riêng biệt để bảo vệ môi trường và tránh dịch bệnh lây lan”; Đề án đầu tư “Xây dựng khu xử lý chất thải tại chỗ và giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường tại khu vực chôn lấp hiện nay”; Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng nâng cao thu nhập, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, trong đó chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang  nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch”.

 

- Đối với huyện Bình Chánh:

Đề án nâng cao chất lượng thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất, xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2016-2020.

Đặng Kiệt


Số lượt người xem: 3617    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm