SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
9
9
0
3
3
TIN TRỒNG TRỌT 12 Tháng Mười Hai 2013 3:55:00 CH

chương trình rau an toàn năm 2013 và kế hoạch năm 2014

Thực hiện Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp triển khai, kết quả như sau:

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013:

 

1. Kết quả sản xuất rau an toàn:

- Thành phố Hồ Chí Minh có 91 xã, phường có sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.024 ha, diện tích gieo trồng năm 2013 là 14.714 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ; năng suất trung bình 22,8 tấn/ha; sản lượng 335.479 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ.

- Tại các vùng trồng rau đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau tập chung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Qui Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn).

 

2. Kết quả thực hiện công tác trọng tâm:

 

2.1. Công tác tập huấn, tuyên truyền:

- Trong năm 2013, các đơn vị Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp và Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức 219 lớp đào tạo, tập huấn, với sự tham gia của 9.226 người, với các nội dung đào tạo giảng viên IPM, hướng dẫn thủ tục đăng ký chứng nhận VietGAP, sản xuất rau các loại theo quy trình VietGAP, xây dựng lòng tin người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng hạch toán chi phí giá thành sản xuất rau, hướng dẫn cập nhật và duy trì website; tổ chức 35 đợt tham quan có 1.073 lượt người tham dự tại khu Nông nghiệp công nghệ cao, mô hình trồng rau an toàn, mô hình tưới phun tiết kiệm, mô hình sản xuất cây con trong vườn ươm tại Trang trại Phong Thúy, mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP; tổ chức 22 cuộc hội thảo với 529 lượt người tham dự để thảo luận giải pháp phát triển rau VietGAP - định hướng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, giải pháp phát triển rau theo hướng hữu cơ, giải pháp mở rộng diện tích sản xuất rau VietGAP hoặc hội nghị giao lưu giữa các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, siêu thị và các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng rau củ quả.

- Về công tác tuyên truyền:

+ Thực hiện 13 đợt đưa tin trên Đài truyền hình HTV và VTV, bao gồm: 01 cuộc tọa đàm với chủ đề “Bữa ăn an toàn” (đài HTV); 05 bản tin về công tác quản lý an toàn thực phẩm gừng củ nhập khẩu, khoai tây nhập khẩu, vùng sản xuất rau muống nước và công tác quản lý an toàn thực phẩm rau, quả tại vùng sản xuất - chợ đầu mối (đài HTV); 02 phóng sự  chuyên đề giới thiệu về mô hình sản xuất rau an toàn tại Hợp tác xã Phước An, Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung và Hợp tác xã Ngã Ba Giòng (đài VTV); 05 Chương trình “Nông dân hội nhập” với chủ đề “Liên kết chuỗi sản xuất rau an toàn tại thành phố” và “Quy trình sản xuất rau VietGAP (đài HTV).

+ Tổ chức 02 đợt giới thiệu Phim quảng bá về VietGAP tại 24 siêu thị Co.op Mart (trong khuôn khổ “Mua rau VietGAP nhận ngay túi xinh” và trên LCD (màn hình tinh thể lỏng) tại tòa nhà cao ốc văn phòng, chung cư và khu vực nhà ga, bến xe.

+ Phát hành 8.300 tờ gấp về mười thông điệp an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao bì đã qua sử dụng trên đồng ruộng; những qui định hình thức xử phạt, mức phạt về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn lựa chọn và chế biến rau quả; hướng dẫn kinh doanh rau quả đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

2.2. Công tác chứng nhận VietGAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt):

- Năm 2013, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã chứng nhận cho 84 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 89,1 ha; tương đương 397,6 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 2.522 tấn/năm.

- Lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 329 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 5 Hợp tác xã và Tổ hợp tác: Hợp tác xã Ngã Ba Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt, Hợp tác xã Phước An, Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung; 7 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 145,7 ha (tương đương 650 ha diện tích gieo trồng); sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

2.3. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:

 

a) Thực hiện Dự án phục tráng một số giống rau địa phương; thử nghiệm và chuyển giao các giống rau có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất:

 

Trong năm 2013, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi đã thử nghiệm tính thích nghi của các giống cây trồng trên diện tích 25.000 m2, chọn được 19 giống rau có năng suất cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đưa vào sản xuất, bao gồm:

 

 

+ 06 giống khổ qua: TLP 911 (Công ty Tân Lộc Phát), Inova 11 (Công ty Miền Nam), U 18, U 16 (Công ty Chánh Nông), GN 435 (Công ty Gia Nông), Tứ Quý 2 (Công ty Vạn Phát) các giống chọn có đặc tính quả ngắn đến dài trung bình, gai nở bóng năng suất 22-30 tấn/ha, cao hơn các giống khổ qua khác từ 20,0 - 26,0%.

 

 

+ 07 giống dưa leo: Enzo19 (Công ty Nhiệt Đới), RV636 (Công ty Rồng Vàng), L796 (Công ty Xanh), Mekong 919 (Công ty Tân Nông Phát), TLP2268 (Công ty Tân Lộc Phát), giống Tita 38 (Công ty Thuận Hưng), giống HN 980 (Công ty Hưng Nông) trái xanh trắng đến xanh, năng suất 25 - 40 tấn/ha, cao hơn các giống dưa leo khác từ 14,0 – 40%.

 

 

+ 03 giống bí đao: Hương Nông (Công ty Hương Nông), Chánh Nông, TLP 5168, trái xanh, năng suất 35- 40 tấn/ha, tương đương các giống bí đao khác, nhưng có ưu điểm là sinh trưởng và phát triển, kháng sâu bệnh tốt hơn.

 

 

+ 03 giống mướp khía:  Uy Long (Công ty Tân Lộc Phát), Ramma (Công ty Việt Nông), Zecca127 (Công ty Nhiệt Đới) trái xanh đến xanh đậm, thịt chắc, tỷ lệ trái đồng dạng cao, năng suất 18-25 tấn/ha. Đây là loại giống mới chưa trồng phổ biến tại thành phố, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, nên đưa vào sản xuất.

 

 

- Ngoài ra, Trung tâm còn sản xuất gieo ươm cây con cà chua tại xã Hưng Long và trồng ớt tại xã Trung Lập Thượng và đang thử nghiệm trồng cà chua, dưa leo ,bầu, ớt, cần tại trạm Nhị Xuân.

 

b) Thực hiện Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị:

Trung tâm Khuyến nông triển khai xây dựng 8 mô hình ứng dụng cơ giới hóa trên rau cho 90 hộ (hỗ trợ 16 máy xới mini, 71 máy phun thuốc, 2 hệ thống tưới 3.000m2, 1 mô hình cải tạo nhà màng 2.500 m2). Hiệu quả đối với mô hình cơ giới hóa khâu làm đất giảm 40-50 công lao động/ha/vụ (120-150 công lao động/ha/năm) tương đương giảm chi phí khoảng 20 triệu đồng/ha/năm, mô hình cơ giới hóa khâu phun thuốc giảm được 20 triệu/đồng/ha, mô hình hệ thống tưới phun giảm chi phí khoảng 60 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, Mô hình cải tạo nhà màng tại Trung đoàn Gia Định đã khắc phục những khiếm khuyết hiện hữu của nhà màng tại Trung đoàn, làm tăng sản lượng thu hoạch trong năm tăng hơn gấp đôi, 11 tấn/năm so với trước đây.

 

c) Thực hiện Đề án phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố:

Trong năm 2013, các đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai xây dựng 61 mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố, bao gồm:

- Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng 44 mô hình trồng rau theo qui trình VietGAP cho 519 hộ với tổng diện tích 163,0 ha. Kết quả, kiểm soát được tình hình sâu bệnh hại, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 25%; hạn chế phân bón, giảm chi phí phân đạm khoảng 20%.

         - Trung tâm công nghệ sinh học xây dựng 17 mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học cho 17 hộ, với tổng diện tích 2,5 ha. Kết quả, năng suất từ mô hình thu hoạch đạt từ 16,6 - 32,4 tấn/ha cao hơn so với đối chứng từ 11,5 – 29,6%. Thu nhập từ các mô hình cao hơn đối chứng là 5-7 triệu đồng.

 

d) Thực hiện Chương trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn:

- Trung tâm Công nghệ sinh học tiếp tục thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học phòng trị bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ do nấm gây ra cho cây rau”: Phân lập 3 chủng  nấm gây bệnh thối rễ trên cây rau (Rhizoctonia, Fusarium, Phomopsis) dựa vào hình thái. Chủng bệnh nhân tạo để xác định đối tượng gây bệnh cho cây rau. Định danh phân tử các chủng nấm gây bệnh là Rhizoctonia, Fusarium solani, Phomopsis vexan. Đánh giá khả năng đối kháng của 5 chủng Trichoderma (B1, B4, B12, T3, TN1) với các chủng nấm gây bệnh. Đang khảo sát liều lượng gây bệnh của các chủng nấm bệnh trên cây cà tím và khổ qua. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục sản xuất hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học như chế phẩm sinh học BIMA, phân bón lá hữu cơ sinh học Bio-trùn quế.

- Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp tục nhân nuôi sinh khối bọ xít hoa tại Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa và thử nghiệm sử dụng thiên địch bắt mồi phòng trừ sâu hại dưa leo tại Hợp tác xã Nhuận Đức (thả 1.000 con bọ xít hoa trên 2000 m2 trồng dưa leo).

 

e) Thực hiện Dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến rau nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch:

Trong năm 2013, Chi cục Phát triển nông thôn đã tiến hành hỗ trợ 08 mô hình thực nghiệm ứng dụng công nghệ chế biến rau củ quả sấy khô gồm: tủ sấy rau, củ, quả và máy thái rau, củ, quả cho 07 Hợp tác xã và 01 Tổ hợp tác (Hợp tác xã Phước An, Hợp tác xã Hưng Điền, Hợp tác xã Ngã Ba Giòng, Hợp tác xã Phú Lộc, Hợp tác xã Rau an toàn Nhuận Đức, Hợp tác xã Nấm Việt, Hợp tác xã Nông nghiệp Xanh và Liên tổ Tân Trung). Mô hình bước đầu đã đưa công nghệ mới giúp giảm tổn thất sau thu hoạch cho các Hợp tác xã và Tổ hợp tác.

 

2.4 Công tác xúc tiến thương mại:

 

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã thực hiện:

 

- Tổ chức khảo sát, điều tra tình hình tiêu thụ rau, quả và giá cả các mặt hàng nông sản ngày Tết trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục hỗ trợ thiết kế website, logo, bao bì, nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, quả trên địa bàn thành phố: Trong năm 2013, hỗ trợ thiết kế, xây dựng website cho 02 đơn vị, thiết kế logo cho 02 đơn vị, thiết kế tờ bướm 03 đơn vị. Lũy kế từ khi thực hiện chương trình, Trung tâm đã hỗ trợ thiết kế website cho 11 đơn vị, thiết kế logo cho 24 đơn vị, thiết kế tờ bướm cho 14 đơn vị.

 

2.5. Công tác kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả:

 

Thực hiện Chương trình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau quả trên địa bàn thành phố. Trong năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật đã thực hiện một số công tác, cụ thể:

- Công tác kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng: Đã tiến hành kiểm tra 237 hộ nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 9, 12, Thủ Đức, kết quả không phát hiện hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định. Ngoài ra, còn hướng dẫn cho 1.365 hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực đúng quy định.

 

- Công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả: Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành lấy 8.010 mẫu rau, quả kiểm tra các chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn thực phẩm, kết quả 7.976 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, 34 mẫu có dư lượng dưới mức giới hạn tối đa cho phép, 1 mẫu có dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép, cụ thể:

 

 

+ Tại vùng sản xuất: Trong năm 2013, tổng số mẫu kiểm tra 960 mẫu của 715 hộ nông dân, kết quả có 03 mẫu phản ứng dương tính với phân tích nhanh. Khi phân tích định lượng 03 mẫu rau này và 154 mẫu rau khác, kết quả không có mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

 

 

+ Tại 3 chợ đầu mối: Trong năm 2013, tổng số mẫu kiểm tra 7.022 mẫu rau, quả trong đó số mẫu phân tích định lượng 213 mẫu, kết quả phát hiện 01 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Chi cục Bảo vệ thưc vật đã xử lý vi phạm theo Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

 

 

+ Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, quả: Trong năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra 13 doanh nghiệp kết hợp lấy 28 mẫu. Khi phân tích định lượng các mẫu rau trên, kết quả không có mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

 

 

2.6. Phát triển kinh tế tập thể và hỗ trợ vốn vay:

- Chi cục Phát triển nông thôn đã tư vấn thành lập Tổ hợp tác rau an toàn Tân Bắc tại huyện Hóc Môn với 16 tổ viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn và Tổ hợp tác sản xuất và dịch vụ rau an toàn Xuân Thới Đông có 11 tổ viên với diện tích khoảng 27 ha, sản lượng thu hoạch trung bình 1.125 kg/ngày, sản phẩm của tổ là các loại rau ăn lá.

- Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố có 10 Hợp tác xã và 38 tổ hợp tác (trong đó có 01 Liên tổ Tân Trung) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

- Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi về tình hình thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố. Kết quả trong năm 2013, có 01 hộ trồng rau an toàn thực hiện vay vốn theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 với tổng vốn đầu tư là 1.253 triệu đồng và tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 265 triệu đồng.

 

3. Tiến độ thực hiện các Dự án, chương trình:

- Triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm tại Hợp tác xã Phước An và Liên tổ Tân Trung:

+ Hoạt động giám sát việc áp dụng SOPs đảm bảo duy trì chất lượng an toàn thực phẩm.

+ Hợp tác xã Phước An có 31 hộ với tổng diện tích canh tác là 13,9 ha được cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

+ Liên tổ Tân Trung có 10 hộ với tổng diện tích canh tác là 1,8 ha và một nhà sơ chế có diện tích 200 m2 được cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

+ Phối hợp tổ chức tổng kết đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP tại thành phố ngày 5/9/2013.

 

4. Tiến độ thực hiện xây dựng cánh đồng rau VietGAP:

Với mục đích xây dựng vùng sản xuất rau tập trung gắn sản xuất với tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm rau an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch số 1938/KH-SNN ngày 10/10/2013 về xây dựng mô hình cánh đồng rau VietGAP chuyển đổi từ đất trồng lúa tại thành phố. Trong đó, dự kiến xây dựng vùng sản xuất rau tập trung theo quy trình VietGAP đến năm 2015 là 109 ha, năm 2020 là 139 ha tại xã Phước Thạnh, Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Tính đến nay, đã có một số kết quả cụ thể như sau:

- Về chuyển giao khoa học kỹ thuật: tổ chức 01 lớp tập huấn tại ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi với nội dung kỹ thuật sản xuất rau theo quy trình VietGAP. Xây dựng 02 mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP với tổng quy mô 11,4 ha, 38 hộ tham gia.

- Công tác chứng nhận VietGAP: Tư vấn cho 38/38 hộ tham gia mô hình hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP. Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức kiểm tra, đánh giá để cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 03 hộ và đang chờ kết quả.

- Thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác: đã thành lập 02 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng và ấp Chợ, xã Phước Thạnh

- Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm: đã tổ chức kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân với Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân và các vựa kinh doanh rau quả tại Chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Hóc Môn.

 

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

 

1. Mặt làm được:

- Diện tích gieo trồng năm 2013 là 14.714 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ; sản lượng 335.479 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp thành phố.

- Công tác xây dựng mô hình cánh đồng rau VietGAP được sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tin tưởng, nhiệt tình của bà con nông dân, đã đạt được những kết quả khả quan, xây dựng được 02 mô mình sản xuất rau theo quy trình VietGAP với qui mô 11,4 ha.

- Đã chọn được 19 giống rau có năng suất cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đưa vào sản xuất. Lũy kế đến nay, đã khuyến cáo 54 giống rau có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố.

- Đến nay đã có 329 tổ chức cá nhân được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 145,7 ha (tương đương 650 ha diện tích gieo trồng); sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

- Công tác tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất đã nâng cao nhận thức người sản xuất, người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát các quy định về sản xuất, kinh doanh rau được đẩy mạnh, góp phần đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau.

 

2. Mặt hạn chế:

- Sản xuất rau còn gặp nhiều khó khăn do giá cả vật tư đầu vào biến động, giá cả đầu ra chưa ổn định.

- Một số Hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả chưa cao do năng lực, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

 

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2014:

 

1. Mục tiêu:

 

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1528/KH-SNN-NN ngày 14/10/2011 về triển khai thực hiện Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố. Phấn đấu đến cuối năm 2014, diện tích gieo trồng rau đạt 15.200 ha, năng suất trung bình 23,8 tấn/ha, sản lượng đạt 361.760 tấn; 30% diện tích canh tác đáp ứng các tiêu chí VietGAP, tương đương 1.040; 50% diện tích sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau được chứng nhận VietGAP.

 

 

2. Nội dung và giải pháp thực hiện:

- Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 560/KH-SNN ngày 10/4/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phát triển diện tích sản xuất rau VietGAP trên địa bàn thành phố đến giai đoạn 2013-2015.

- Đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 1938/KH-SNN ngày 10/10/2013 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng mô hình cánh đồng rau VietGAP chuyển đổi từ đất trồng lúa tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

2.1 Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất:

Triển khai thực hiện Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

 

2.2. Giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ:

- Tăng cường công tác nghiên cứu chọn tạo, phục tráng, thử nghiệm các giống rau năng suất cao, phù hợp với điều kiện thành phố.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới, nhất là các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học.

 

2.3. Giải pháp về chính sách và phát triển kinh tế tập thể:

- Tiếp tục giải quyết chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5512/QĐ-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Xây dựng quy định về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất, sơ chế rau an toàn.

- Tăng cường, củng cố, nâng cao năng lực của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

 

2.4. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm:

- Xây dựng “Chương trình phát triển kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm VietGAP trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015”.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; nghiên cứu, cung cấp kịp thời về thông tin thị trường tiêu thụ cho người sản xuất rau an toàn; xây dựng thương hiệu rau an toàn.

 

2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên rau, quả:

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 2415/CT-BNN-CNN ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm; Chỉ thị 4313/CT-BNN-QLCL ngày 03/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

- Tiếp tục thực hiện Văn bản số 4692/UBND-CNN ngày 06/9/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước về sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các tỉnh về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

 

3. Tổ chức thực hiện:

 

3.1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện có sản xuất rau:

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất rau trên địa bàn quận, huyện năm 2014.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Chỉ đạo phòng Kinh tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất rau vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

3.2. Đề nghị các Hội, Đoàn thể:

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tuyên truyền, vận động người sản xuất tham gia vào Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ rau; hỗ trợ người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

- Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

 

3.3. Giao các đơn vị trực thuộc Sở:

a) Chi cục Bảo vệ thực vật:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình, đề án thành phần trong Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04/7/2011:

+ Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp sản xuất nông nghiệp đô thị: Mô hình nhân nuôi thiên địch và mô hình giảm thiểu ô nhiễm của thuốc bảo vệ thực vật bằng hình thức nhân nuôi và thả thiên địch trong sản xuất rau an toàn...

+ Đề án phát triển sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố: Tập trung xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, nhất là tại các xã nông thôn mới…

+ Chương trình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả trên địa bàn thành phố: Điều tra bộ thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng trên rau phục vụ công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên rau; Mở rộng các chỉ tiêu thử nghiệm, xây dựng và đưa vào sử dụng phương pháp thử dư lượng Nitrat trong rau, quả; Tăng cường kiểm tra các quy định về sản xuất, kinh doanh rau, quả an toàn trên địa bàn thành phố.

- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rau đến từng người dân. Tổ chức tập huấn cho những hộ nông dân chưa được tập huấn về nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quy trình sản xuất rau an toàn.

- Xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn được kiểm tra giám sát, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1938/KH-SNN ngày 10/10/2013 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng mô hình cánh đồng rau VietGAP chuyển đổi từ đất trồng lúa tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

b) Trung tâm Khuyến nông:

- Tăng cường công tác khuyến nông về chuyển giao, ứng dụng các giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa,… để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP, tập trung tại các xã nông thôn mới, phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp chứng nhận VietGAP tại các mô hình.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp sản xuất nông nghiệp đô thị: Trung tâm Khuyến nông tiếp tục nhân rộng các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất rau an toàn tại các xã nông thôn mới: Mô hình ứng dụng máy xới đất, mô hình máy phun thuốc và mô hình hệ thống tưới phun.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1938/KH-SNN ngày 10/10/2013 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng mô hình cánh đồng rau VietGAP chuyển đổi từ đất trồng lúa tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

c) Chi cục Phát triển nông thôn:

- Tiếp tục hướng dẫn nông dân, các doanh nghiệp sản xuất rau thủ tục vay vốn phát triển sản xuất rau trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Hoàn chỉnh, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung của Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất, sơ chế rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5512/QĐ-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Tiếp tục phối hợp với phòng Kinh tế các quận, huyện tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm củng cố hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác rau an toàn tại các xã nông thôn mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến rau nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

 

d) Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch chứng nhận sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, chủ động gắn công tác chứng nhận VietGAP với hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm đã chứng nhận VietGAP.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh:

+ Tiếp tục theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ thực hiện các hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hợp đồng như hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng rau, cách thu hoạch, bảo quản.

+ Nghiên cứu, xây dựng “Chương trình phát triển kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm VietGAP trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015”.

 

+ Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả trang Website, thiết kế website, logo, nhãn hiệu cho các đơn vị về sản xuất, tiêu thụ nông sản của thành phố.

+ Tập trung mở rộng đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp thành phố.

+ Tiếp tục điều tra hiện trạng kênh phân phối rau, quả và nấm trên địa bàn thành phố.

 

e) Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án phục tráng một số giống rau địa phương; thử nghiệm và chuyển giao các giống rau có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất:

- Phổ biến rộng rãi các giống rau năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thành phố để người nông dân chủ động lựa chọn.

- Tiếp tục thực hiện công tác phục tráng giống dưa leo địa phương và giống cà chua Hóc Môn.

- Tiếp tục thử nghiệm các giống rau mới phù hợp có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường kết hợp chuyển giao các giống rau mới vào sản xuất.

f) Trung tâm Công nghệ sinh học:

- Hướng dẫn nông dân sản xuất rau an toàn sử dụng các chế phẩm sinh học do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất.

- Nhân rộng các mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn.

g) Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp:

Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức lớp đào tạo chuyên sâu và lớp đào tạo ngắn hạn về sản xuất, sơ chế rau an toàn theo VietGAP./.


Số lượt người xem: 15688    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm