SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
3
2
7
3
Tin tức tổng hợp 05 Tháng Sáu 2018 9:25:00 SA

Về ban hành Kế hoạch Thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1308/QĐ-BNN-KH ngày 13 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định số 1082/QĐ-BNN-KH ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện với các mục tiêu và giải pháp như sau:

- Mục tiêu: Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Cụ thể:

+ Chấm dứt mọi hình thức nghèo trên địa bàn.

+ Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

+ Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

+ Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+ Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

+ Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

+ Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

- Một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

+ Về chính sách: Bổ sung và rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách hiện hành nhằm tăng cường khả năng chống chịu của người nghèo, người dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai. Hoàn thiện nội dung tài liệu, các nội dung công cụ hỗ trợ đào tạo, tập huấn, truyền thông về hiểu biết, đánh giá rủi ro và kỹ năng phòng tránh thiên tai cho cộng đồng, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học cho người dân nông thôn, giúp người dân sử dụng hiệu quả nguồn giống, tài nguyên đất đai, phân bón và nguồn nước trong canh tác, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người dân, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

+ Về vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản. Đảm bảo quản lý thực phẩm theo chuỗi; đảm bảo các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm quy mô công nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền các thông tin y tế góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Về liên kết sản xuất, bảo hiểm nông nghiệp: Phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để tăng cường liên kết chế biến – sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân. Triển khai Nghị định 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, vận động khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm rủi ro.

+ Về công tác thuỷ lợi: Xây dựng các công trình phòng chống thiên tai. Tăng cường phối hợp công tác quản lý sông, kênh, rạch, đồng thời cùng các cơ quan chức năng tăng cường xử phạt các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên sông, kênh, rạch xả nước thải chưa qua xử lý; đình chỉ, thu hồi giấy phép xả nước thải vào các hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi quy định và các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.

+ Về công tác thuỷ sản: Triển khai các mô hình đồng quản lý tài nguyên và hệ sinh thái biển; tiếp tục thực hiện các hoạt động quản lý đa dạng sinh học, thả cá và các động vật thủy sản trên đầm, sông, kênh, rạch. Ngăn chặn việc đánh bắt thủy sản không theo quy định dưới mọi hình thức, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trên sông, kênh, rạch và vùng biển. Xác định quy mô, phạm vi triển khai các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển.

+ Về công tác kiểm lâm: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Phục hồi rừng ngập mặn. Lồng ghép đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái vào các kế hoạch phát triển ngành. Tăng cường năng lực cộng đồng để phát triển sinh kế bền vững. Tăng cường năng lực các lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng ứng phó với những vụ vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy rừng, sâu bệnh. Kiên quyết và xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác: về điểm tập kết; xây dựng và mở rộng hệ thống thu gom bao bì vỏ chai thuốc Bảo vệ thực vật tại xã nông thôn mới và các phường có diện tích trồng rau quy mô lớn nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các tổ chức, cá nhân, đẩy mạnh tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp tốt trên địa bàn. Tích cực xây dựng, kết nối các chuỗi liên kết an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến bàn ăn người tiêu dùng. Nghiên cứu chọn tạo, phục tráng, nhập nội các dòng, giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái. Nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi trồng và thu hái phục vụ sản xuất dược liệu; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng. Hoàn thiện các gói kỹ thuật về trồng trọt, chăm sóc, phòng bệnh hại trên cây dược liệu, đồng thời đẩy nhanh chuyển giao cho người trồng./.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 2659    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm