SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
9
7
7
1
Tin tức tổng hợp 12 Tháng Tư 2018 1:45:00 CH

Triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2018


Ngày 11 tháng 4 năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018.

Năm 2017, được sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, các sở ban ngành, ủy ban nhân dân quận huyện, phường xã và nhân dân trên địa bàn thành phố triển khai hiệu quả công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Công tác tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Chi cục Kiểm lâm đã thực hiện 1.042 lượt kiểm tra công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, 130 lượt phối hợp các đơn vị chức năng tuần tra truy quét với các khu vực trọng điểm và giáp ranh. Các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng với trên 5.500 lượt trên địa bàn rừng được giao. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, góp phần kéo giảm số vụ phá rừng cũng như những thiệt hại do các hành vi chặt phá rừng trái phép gây ra. Chính sách giao khoán bảo vệ rừng đến nay vẫn phát huy tác dụng và đạt được cả hai mục tiêu bảo vệ rừng và ổn định đời sống của dân cư sinh sống trên địa bàn có rừng. Trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý lâm sản, gỗ và động vật hoang dã, các cơ quan chức năng đặc biệt là Chi cục Kiểm lâm luôn gắn với công tác tuyên truyền, hướng dẫn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất đúng pháp luật. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn đặt công tác phòng ngừa lên hàng đầu và quán triệt phương châm “4 tại chỗ” tạo sự chủ động trong chỉ huy, có sự chuẩn bị về lực lượng, phương tiện và hậu cần sẵn sàng ứng phó mọi tình huống cháy rừng xảy ra tại mỗi đơn vị chủ rừng, tại mỗi phường, xã trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao là việc làm cần thiết, có tính quyết định cho công tác chữa cháy rừng.

Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Tình hình thời tiết, khí tượng - thủy văn diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu tác động tiêu cực đến thành phố. Xâm nhập mặn, lốc xoáy, triều cường, mưa lớn, sạt lở bờ sông đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trên biển Đông đã xuất hiện 16 cơn bão, trong đó có 3 cơn bão số 12, 14, 16 có hướng di chuyển và ảnh hưởng đến thành phố nhưng để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân, thành phố đã chủ động di dời 9.456 người, hỗ trợ chằng chống 522 căn nhà, di dời 305 người ở 193 chòi canh, hộ nuôi trồng thủy sản.

Trên địa bàn thành phố xảy ra 3 đợt lốc xoáy và mưa giông, 09 đợt triều cường lớn (đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III, đỉnh triều cao nhất tại Trạm Phú An là 1,71m xuất hiện lúc 5 giờ 00, ngày 06 tháng 12 năm 2017, đây là đỉnh triều cao nhất từ năm 1960 đến nay), 14 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Thiên tai đã bị thương 06 người do cây xanh ngã đổ, hư hỏng hoàn toàn 3 căn nhà tạm, tốc mái và hư hỏng một phần 288 căn nhà, 12 trường học và 281 phòng trọ, hư hỏng 07 xe ô tô, ngã đổ 392 cây xanh và 30 trụ điện và 215 mét kè đá.

Với nhiều giải pháp, các cơ quan chức năng thành phố đã quán triệt và triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai, các nghị định, quyết định hướng dẫn luật được thực hiện sâu, rộng trên địa bàn thành phố. Chi cục Thủy lợi và các đơn vị liên quan triển khai 11.238 lớp tập huấn, tuyên truyền với sự tham gia hơn 232.043 cán bộ, chiến sỹ và người dân. Thực hiện 119 kỳ tuyên truyền về ứng phó với thiên tai trên Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.

Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ rừng trên phạm vi rừng phòng hộ Cần Giờ đã được kéo giảm đáng kể, nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố tác động ảnh hưởng đến rừng; công tác quản lý lâm sản và động vật hoang dã vẫn còn diễn biến phức tạp; công tác phòng cháy chữa cháy đối với cây lâm nghiệp trồng phân tán vẫn còn nhiều bất cập do chủ sử dụng đất có cây phân tán chưa quan tâm thực hiện công tác phòng cháy, số diện tích này xen cài với đất sản xuất khác và khu dân cư nên rất dễ bị ảnh hưởng.

Năm 2018, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, tình hình thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng phức tạp, ngay từ đầu năm hiện tượng nắng nóng đã xuất hiện ở khu vực Nam bộ ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất trên địa bàn thành phố. Kinh tế - xã hội phát triển với một đô thị lớn, dân số hơn 10 triệu người đặt ra yêu cầu về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ rất quan trọng.

Để tích cực góp phần thực hiện hiệu quả hơn chỉ đạo của Trung ương, thành phố về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố. Năm 2018, thành phố tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng. Thực hiện Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng; Chương trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát lâm sản và Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác… Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn thành phố phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống thiên tai, ngập lụt, sạt lở, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh. Triển khai kế hoạch và quy chế tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố; trong đó cần lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị hiện đại, đủ công năng, công suất đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư. Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn thành phố…

Đ.K


Số lượt người xem: 1891    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm