SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
0
1
6
4
Tin tức tổng hợp 29 Tháng Sáu 2017 4:10:00 CH

Tình hình phát triển nông nghiệp 20 năm qua (1996-2016) và một số dự báo giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2025

1. Tình hình phát triển nông nghiệp – nông thôn qua 20 năm (1996-2016)

+ Giai đoạn 1996-2000: Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, thách thức lớn trong phát triển nông nghiệp. Do đô thị hóa, bất cập về quy hoạch, chưa kể đất bị bỏ hoang do “quy hoạch treo” mà còn giảm hơn 5.000 ha. Xuất hiện dấu hiệu không mạnh dạn, an tâm đầu tư thâm canh tăng vụ Tốc độ tăng đàn bò sữa là 11,9%/năm, bình quân trong 10 năm (1991-2000) đàn bò sữa tăng hơn 6 lần (tăng bình quân 20%/năm). Đây là thành tựu hiếm có trong ngành nông nghiệp.

+ Giai đoạn 2001-2005: Đây là giai đoạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất rất mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua chương trình giống chất lượng cao với mũi đột phá qua chương trình 2 cây - 2 con của thành phố (rau an toàn, dứa cayene, bò sữa, tôm sú), đến năm 2004 bổ sung thêm cây hoa kiểng và con cá cảnh; xây dựng 3 mô hình nông thôn mới phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại thành. Từng bước khắc phục tình trạng khó khăn do đô thị hóa, tích cực chuyển dần sang mô hình nông nghiệp đô thị. Năm 1995, chăn nuôi và thủy sản chiếm 41% nông nghiệp thành phố, năm 2000 chiếm 47%, nhưng đến năm 2005 đã là 60,1%. Tạo ra nhiều mô hình hiệu quả như nuôi tôm sú công nghiệp thu nhập 140 triệu đồng/ha/năm, nuôi bò sữa 5 con/hộ, thu nhập 45 triệu đồng ha/năm. Trồng rau an toàn thu nhập 150-180 triệu đồng/ha/năm, nuôi cá sấu 50 con/hộ thu nhập 150 triệu đồng/năm.

- Giai đoạn 2006 – 2010: mục tiêu của giai đoạn này là chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp (11.000 ha) sang các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như rau, hoa kiểng, thủy sản...; tập trung thực hiện đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6%/năm, thu nhập bình quân đạt 158,2 triệu đồng/ha/năm. Xây dựng thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới tại 06 xã (Tân Thông Hội, Tân Nhựt, Nhơn Đức, Thái Mỹ, Xuân Thới Thượng, Lý Nhơn).

- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nông - lâm - ngư nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,8%/năm (bằng 1,9 lần so với mức tăng cả nước tăng 3%/năm), tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất 2011 - 2015 đạt 6%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; các hoạt động dịch vụ, ngành nghề nông thôn phát triển. Mở rộng diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, góp phần nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác từ 158,2 triệu/ha/năm năm 2010 lên 375 triệu đồng/ha/năm năm 2015. Từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung với các loại hình tổ chức sản xuất quy mô lớn, hiện đại (kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, làng nghề, doanh nghiệp...).

- Năm 2016: GRDP ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 8.588 tỷ đồng, tăng 5,81% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,66%) Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 19.685,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,6%). Nhiều cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: rau (doanh thu bình quân khoảng 800 triệu  – 01 tỷ đồng/ha/năm), hoa lan (doanh thu bình quân khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm), bò sữa (quy mô 20 con: doanh thu  bình quân khoảng 800 triệu đồng/năm), nuôi tôm sú quy mô công nghiệp (doanh thu bình quân khoảng 2,7 tỷ đồng/ha/năm), cá cảnh (doanh thu bình quân khoảng 10 - 15 tỷ đồng/ha/năm). Mang lại lợi nhuận kinh tế cao (từ 30% - 40%). Nông nghiệp công nghệ cao đang tiếp tục được người dân và doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Giá trị sản xuất bình quân/ha đạt 410 triệu đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu nông nghiệp

 

 

 

1995

 

2001

 

2006

 

2011

 

2016

Dân số nông thôn (người)

1.317.794

975.000

961.038

677.354

1.416.600

Số hộ nông thôn (hộ)

 

- Nông nghiệp

 

- Lâm nghiệp

- Thuỷ sản

97.575

 

 

55.831

50.913

256

4.662

41.689

34.511

537

6.641

30.265

24.467

318

5.480

25.259

20.523

308

4.428

 

Lao động nông nghiệp

 

257.000

 

 

 

141.197

127.068

 

(2005)

107.996

107.856

 

(2015)

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành (triệu đồng)

1.935.330

2.790.359

4.688.110

11.060.793

19.597.259

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

- Trồng trọt

 

- Chăn nuôi

 

- Thuỷ sản

- Lâm nghiệp

45,2

29,1

11,9

4,4

35,9

32,9

18,9

3,3

27,2

33,6

30,5

1,7

24,9

46,9

20,5

1,1

24,2

40

28,4

1,6

 

Hợp tác xã nông nghiệp

2

13

24

55

72

 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm, thuỷ sản

 

 

1995-2000

 

2001-2005

 

2006-2010

 

2011-2015

 

2016

Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)

4,26

4,94

5

5,8

5,81 (GRDP)

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 (%/năm)

 

3,43

4,14

6

5,8

 2. Một số dự báo giai đoạn 2016-2020-2025

2.1. Về nhu cầu lương thực, thực phẩm

Căn cứ vào mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm để đảm bảo 2.000 - 2.300 Kcal/ngày; dân số của thành phố năm 2015 (không kể khách vãng lai) và dự báo đến năm 2030; và sản lượng sản xuất nông sản của thành phố năm 2015 (trừ đi hao hụt, để giống); dự báo nhu cầu và ước tính khả năng cung – cầu về một số lương thực, thực phẩm chính của thành phố năm 2015 như sau:

Bảng 1: Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm của Tp. HCM (tấn)

Số TT

Nhóm thực phẩm

Nhu cầu 

Sản xuất  2015

Tỉ lệ sản xuất/nhu cầu năm 2015 (%)

2015

2020

2025

2030

1

Gạo các loại

563.832

632.592

687.600

735.732

43.814

7,77

2

Rau

1.033.200

1.159.200

1.260.000

1.348.200

390.760

37,82

3

Cá tôm

164.000

184.000

200.000

214.000

39.498

24,08

4

Thịt các loại

311.600

349.600

380.000

406.600

53.300

17,11

Ghi chú: Nhu cầu tính theo Thực đơn cho người lao động bình thường với năng lượng 2.000-2.300 Kcal/ngày; dân số tính theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. 

Cân đối giữa kết quả sản xuất với nhu cầu tiêu dùng năm 2015, thành phố tự túc được khoảng 7,77% nhu cầu gạo, 37,82% nhu cầu rau, 24,08% nhu cầu cá tôm và 17,11% nhu cầu thịt. Dự báo những năm tiếp theo nhu cầu tiêu dùng của thành phố tăng mạnh, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng nông sản tươi sống ở thành phố chiếm tỷ trọng khá lớn, các sản phẩm chủ lực của thành phố như rau, hoa, sữa tươi, thủy sản có sẽ có lợi thế về chất lượng và giá bán.   

 

  2.2. Một số chỉ tiêu tăng trưởng:

 

 

STT

 

Chỉ tiêu

 

ĐVT

 

Chỉ tiêu kế hoạch 2017

 

Chỉ tiêu KH 2020

 

Chỉ tiêu KH 2025

1

Tốc độ tăng GRDP NLTS

%

5,0

5,0

5

2

Tốc độ tăng GTSX ngành

%

6,0

6,0

6

3

 

Tỷ trọng GRDP của NLTS trong tổng GRDP toàn thành phố (Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Tphcm)

%

0,9-0,95

0,74-0,78

0,74-0,78

4

Giá trị sản xuất bình quân/ha

Tr đ/ha

450

800

1.040

5

Diện tích gieo trồng rau

ha

17.000

17.000

23.300

6

Diện tích Hoa - cây kiểng

ha

2.350

2.500

2.800

7

Đàn bò sữa

con

92.000

77.000

61.000

8

Đàn heo

con

348.000

300.000

299.000

9

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

62.900

70.800

76.634

10

Tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM

%

100

100

100

11

Trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng và cây phân tán

ha

313,96

1.671

1.453

12

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh

%

40,13

40,20

40,28

2.3. Về Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

-  Mục tiêu, nhiệm vụ mà Quy hoạch thủy lợi sẽ đạt được đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, cụ thể như sau:

+     Cấp nước tưới cho 15.580 ha cây hàng năm, 8.650 ha cây lâu năm, 1.000 ha sản xuất muối và 7.773 ha nuôi thủy sản;

+     Tiêu nước cho 63.623 ha;

+     Cấp nước trực tiếp từ kênh Đông là 450.000 m3/ngày đêm.

-  Giải pháp quy hoạch thủy lợi thành phố:

Giải pháp quy hoạch thủy lợi cho từng vùng được xác định làm cơ sở xây dựng quy hoạch thủy lợi cho từng vùng. Giải pháp chủ yếu quy hoạch thủy lợi giai đoạn này là nạo vét, duy tu sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị quản lý vận hành các công trình thủy lợi hiện có, xây dựng thêm các công trình thủy lợi mới phục vụ nuôi trồng thủy sản và làm muối, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời bổ sung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho thành phố.

-  Phân kỳ các giai đoạn đầu tư như sau:

+     Giai đoạn 2014-2015: Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

+     Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi và hệ thống thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh; đầu tư hệ thống thủy lợi nuôi tôm thẻ chân trắng; hệ thống thủy lợi phục vụ làm muối tại huyện Cần Giờ; nạo vét, cải tạo, nâng cấp các hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Củ Chi, Bình Chánh.

+     Giai đoạn 2020-2025: Kiên cố hóa, cứng hóa bờ kênh, mặt đê, hiện đại hóa quản lý vận hành hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi và hệ thống thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh; xây dựng hồ điều hòa Bến Mương – Láng The và đầu tư các công trình thủy lợi khác trên địa bàn huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ./.

 

 

                Bùi Duy Ninh

 

 


 

 

 


Số lượt người xem: 6389    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm