SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
6
6
6
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16 Tháng Bảy 2013 9:45:00 SA

công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013

 

I. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá cảnh; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã tập trung thực hiện như sau:

- Tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013.

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009) thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp - nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X.

 

  - Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2020)

 

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008) thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015; các chương trình mục tiêu, trọng điểm của ngành: phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025…

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020”; Quyết định số 3286/QĐ-UBND 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020”.

- Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống triều cường; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và phòng, chống cháy rừng năm 2013; chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, trong đó chú trọng đến các đối tượng hợp tác xã, hộ nghèo và cận nghèo.

 

II. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

 

1. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 7 tháng đầu năm 2013:

Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 7 năm 2013 ước đạt 347,2 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.901,4 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ 2012, trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 523 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 541 tỷ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 143,5 tỷ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 5,6 so cùng kỳ.

+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 677 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ.

 

2. Trồng trọt:

- Rau: Diện tích gieo trồng rau 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 10.463 ha, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó rau an toàn là 10.254 ha, tăng 8,5% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 217.131 tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ.

- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.414 ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ; trong đó mai: 483 ha, xấp xỉ so cùng kỳ; lan: 210 ha, xấp xỉ so cùng kỳ; hoa nền: 350 ha, tăng 16,7% so cùng kỳ; kiểng, bonsai: 371 ha, tăng 6% so cùng kỳ.

- Lúa: Diện tích gieo trồng 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 10.361 ha, đạt 89,5% so với cùng kỳ; trong đó: diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân là 5.361 ha, giảm 12,9% so cùng kỳ, diện tích lúa Hè Thu 5.000 ha, giảm 7,8% so cùng kỳ.

- Cây cao su: Tổng diện tích cao su đến nay là 3.945 ha, xấp xỉ cùng kỳ; sản lượng 7 tháng đầu năm ước đạt 3.660 tấn, tăng 3% so cùng kỳ.

- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái đến nay ước 10.000 ha, sản lượng ước đạt 49.500 tấn, tăng 1% so cùng kỳ.

 

3. Chăn nuôi:

- Bò: Tổng đàn bò sữa 94.037 con, tăng 7,4% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 46.000 con, tăng 9,5% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi trong 7 tháng đầu năm đạt 146.349 tấn, tăng 9,9% so cùng kỳ. Tổng đàn bò hiện nay của thành phố là 116.926 con, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 340.243 con, tăng 2,5% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 45.243 con.

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 187.500 con, tăng 11,9% so cùng kỳ.

 

4. Thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản trong 7 tháng đầu năm ước đạt 31.976 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ, trong đó:

- Sản lượng nuôi trồng: 17.176 tấn, tăng 7,5% so cùng kỳ. Trong đó: nghêu, sò đạt 4.980 tấn, tăng 91,5% so cùng kỳ; cá nước ngọt 5.000 tấn, đạt 96,2% so cùng kỳ; tôm sú đạt 865 tấn, đạt 94% so cùng kỳ; tôm thẻ đạt 5.194 tấn, đạt 90,3% so cùng kỳ.

- Sản lượng đánh bắt: 14.800 tấn, tăng 8,8% so cùng kỳ.

- Cá cảnh: 47 triệu con, tăng 14,6% so cùng kỳ. Trong đó số lượng cá cảnh xuất khẩu trong tháng 7/2013 là 595.766 con, nâng tổng số cá cảnh xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2013 là 4,944 triệu con, đạt 95,4% so cùng kỳ.

 

5. Diêm nghiệp:

Đến nay, tổng số hộ tham gia sản xuất muối trên địa bàn thành phố là 672 hộ; tổng diện tích sản xuất năm 2012 - 2013 là 1.516,8 ha (gồm 1.126,8 ha muối đất và 390 ha muối trải bạt); sản lượng thu hoạch là 90.421 tấn (gồm muối đất 60.697 tấn và muối trải bạt 29.724 tấn); sản lượng tiêu thụ 68.900 tấn (gồm muối đất 44.300 tấn và muối trải bạt 24.600 tấn), sản lượng còn lại 21.521 tấn (gồm muối đất 16.397 tấn và muối trải bạt 5.124 tấn). Giá muối trắng 1.200 đồng/kg, muối vàng 1.000 đồng/kg, muối bạt 1.260 đồng/kg.

 

6. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

- Đối với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ủy ban nhân dân thành phố đã giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2013 tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 02/02/2013 là 127 t đồng. Tình hình giải ngân đến ngày 01/7/2013 là 98,712 tỷ/127 tỷ, đạt 77,73 % so với kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2013 là 115,5 tỷ/127 tỷ, đạt 91% so kế hoạch, cụ thể:

+ Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản thành phố: 30 tỷ/30 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

+ Trung tâm Công nghệ sinh học: 62 tỷ/83 tỷ đồng, đạt 74,64% kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2013 là 80 tỷ/83 tỷ đồng, đạt 96,4% kế hoạch.

+ Trung tâm Giao dịch và Triển lãm nông sản thành phố: 4,6 tỷ/10 tỷ đồng, đạt 42,6% kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2013 là 6 tỷ/10 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch.

+ Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi: 1,86 tỷ/3 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2013 là 2 tỷ/3 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch.

+ Ban Quản lý dự án QSEAP: 0,281 tỷ/1 tỷ đồng, đạt 28,1% kế hoạch.

- Đối với Công ty TNHH MTV Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi: Ủy ban nhân dân thành phố đã giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2013 tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 02/02/2013 là 188 tỷ đồng. Tình hình giải ngân đến ngày 01/7/2013 là 74,1 tỷ/188 tỉ đồng, đạt 39,4% kế hoạch; ước giải ngân đến ngày 30/7/2013 là 83 tỷ/188 tỉ đồng, đạt 56% kế hoạch.

 

III. Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:

1. Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:

- Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Trong 7 tháng đầu năm 2013, không phát hiện dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, PRRS tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định.

- Công tác kiểm dịch vận chuyển nội địa động vật và sản phẩm động vật: Trong tháng 7, đã kiểm dịch 550 con trâu bò hơi (tăng 71,88% so tháng trước), lũy kế 7 tháng là 3.096 con (giảm 28,95% so cùng kỳ); 18.090 con trâu bò tuột (tăng 32,04% so tháng trước), lũy kế 108.759 con (giảm 0,55% so cùng kỳ); 255.800 con heo hơi (tăng 28,61% so tháng trước), lũy kế 1,45 triệu con (tăng 16,15%); 95.200 con heo bên (tăng 36,98% so tháng trước), lũy kế 585.287 con (tăng 4,91% so cùng kỳ); 2,272 triệu con gia cầm sống (tăng 20,23% so tháng trước), lũy kế 12,674 triệu con (tăng 10,82% so cùng kỳ); 1,940 triệu con gia cầm tươi tăng 60,22% so tháng trước), lũy kế 10,390 triệu con (giảm 1,38% so cùng kỳ); 116,427 triệu quả trứng gia cầm (tăng 14,31% so tháng trước), lũy kế 688,690 triệu quả (giảm 11,31% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm:

+ Xử phạt vi phạm hành chính: Trong tháng 7, đã xử phạt 419 trường hợp với tổng số tiền là 435,9 triệu đồng (tăng 33% số trường hợp và tăng 15,27% số tiền phạt so với tháng trước), với tang vật 16,4 tấn (tăng 11,46% so với tháng trước). Lũy kế 7 tháng đầu năm đã xử phạt 2.598 trường hợp với số tiền là 2,8 tỷ đồng (giảm 10% số trường hợp và giảm 6,86% số tiền phạt so với cùng kỳ), với tang vật 43,2 tấn (tăng 7% so cùng kỳ); rong đó, riêng Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức 7 tháng, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 195 trường hợp với số tiền phạt là 444,9 triệu đồng (giảm 25% trường hợp và giảm 21,48% số tiền phạt so với cùng kỳ), số tang vật 17,6 tấn (giảm 72,65% so cùng kỳ).

2. Lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật:

- Tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình sinh vật hại trên đồng ruộng, dự báo và hướng dẫn biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân, Hè Thu năm 2013, đặc biệt lưu ý tình hình rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa để kịp thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trị hiệu quả.

 

- Công tác kiểm dịch thực vật và thanh tra thuốc bảo vệ thực vật: Kiểm tra 04 doanh nghiệp xông hơi khử trùng, thanh tra 01 đợt tại 25 cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, kết quả không có cơ sở vi phạm; cấp mới 9 chứng chỉ, hành nghề (bao gốm cấp mới và cấp lại) và 19 giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

 

- Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

- Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013: Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.186,42 ha, tăng 1,0% so với cùng kỳ. Dự kiến đến cuối quý I năm 2013, diện tích hoa, cây kiểng đạt 1.213 ha. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan, bon sai và cây kiểng.

Lượng hoa kiểng sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 khoảng 677 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ (tăng 35,4% so với cùng kỳ); 2,65 triệu chậu lan (tăng 6,0% so với cùng kỳ); 3,9 triệu cành lan (tăng 8,3% so với cùng kỳ); 7,3 triệu chậu hoa nền (tăng 15,9% so với cùng kỳ) và 1,6 triệu chậu mai (xấp xỉ cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Quý Tỵ khoảng 1.498,2 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ là 1.307 tỷ đồng).

3. Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm:

- Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.493 ha, trong đó có trên 37.149 ha thuộc đất quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Tỉ lệ che phủ rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 18,76%; tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 39,4%, tăng so với cùng kỳ năm 2012. Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch gieo ươm cung cấp 365.000 cây giống phân tán năm 2013, đến nay đã xuất cung cấp 167.833 cây cho các đơn vị có nhu cầu trồng cây phân tán trong năm 2013; tiếp tục triển khai thực hiện một số hạng mục của “Đề án quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố và Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng rừng và cây xanh thành phố giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; tiếp tục chăm sóc cây trồng tại Vườn Thực vật huyện Củ Chi (đã thực hiện đợt 1/2013 với số lượng là 11.497 cây) và rừng cảnh quan tại Đền tưởng niệm các vua Hùng, quận 9 (đã thực hiện đợt 1/2013 với số lượng là 6.137 cây), trồng mới và chuyển hóa rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong khu IV với diện tích 22ha (đến nay đã trồng 3.012 cây, chăm sóc đợt 1/2013 số cây trồng trong năm 2012 là 7.588 cây); xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Triển khai 280.000 cây xanh các loại để thực hiện dự án trồng 500.000 cây xanh ven sông, kênh, rạch (đến nay đã cung cấp 97.250 cây); thực hiện Kế hoạch số 1176/UBND-CNN ngày 12/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng và bảo vệ rừng, cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2013. Tổ chức Lễ phát động phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2013 và tổ chức trồng 300 cây xanh các loại tại Khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9; tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh chống sạt lở ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn trồng trên 5.500 cây xanh các loại.

- Đã cấp 4 giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống với số lượng 7,5 triệu cây Bạch đàn và keo lai các dòng theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Công tác tuyên truyền pháp luật lâm nghiệp: Tuyên truyền vận động nhân dân về công tác bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 1.233 lượt người (lũy kế 8.652 lượt người); cung cấp 36 bộ văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã (lũy kế 275 bộ); vận động hộ dân sống trong rừng ký 37 bản cam kết bảo vệ rừng (lũy kế 1.197 bản); phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình 06 lần đưa tin, bài về hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ động vật hoang dã (lũy kế 57 lần).

- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Tổ chức 119 lượt tuần tra bảo vệ rừng (lũy kế 660 lượt); phối hợp với các chủ rừng thực hiện 29 lượt tuần tra bảo vệ rừng (lũy kế 162 lượt); kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng 66 lượt (lũy kế 370 lượt); phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 17 lượt (lũy kế 77 lượt). Tổ chức công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố.

- Công tác gây nuôi động vật hoang dã: Tổ chức kiểm tra gây nuôi động vật hoang dã 99 lượt cơ sở, cấp 01 sổ ghi chép lâm sản, 01 giấy chứng nhận trại nuôi, lũy kế 31 giấy chứng nhận/tổng số 349 cơ sở đã được cấp giấy; cấp và gắn 15 mã số thẻ cites, 02 giấy xác nhận cho các trại nuôi làm thủ tục xuất khẩu 14 con cá sấu sống, 01 tấm da cá sấu và 165 con trăn đi nước ngoài; cấp 37 giấy phép vận chuyển đặc biệt và 41 giấy xác nhận để xuất bán đi các địa phương trong nước: 13.981 con cá sấu sống, 805 kg rắn, 1.334 kg rùa, 480 kg kỳ đà, 70 con nhím, 20 con dúi.

- Công tác cứu hộ động vật hoang dã: Tiếp nhận cứu hộ 11 cá thể bao gồm loài quý hiếm và thông thường của các đơn vị bắt giữ, do buôn bán trái phép chuyển tới, tổ chức và cá nhân tự nguyện giao; Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi đã cứu hộ 134 cá thể thuộc 34 loài.

4. Lĩnh vực thủy sản – bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 1.764 chiếc (năm 2012 là 1.738 chiếc), với tổng số thuyền viên là 6.904 người (năm 2012 là 6.883 người); trong đó, tổng số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90 CV là 132 chiếc, với tổng số thuyền viên là 1.286 người; tổng số tàu thuyền có công suất từ 20 CV đến 90 CV là 804 chiếc, với tổng số thuyền viên là 3.091 người; tổng số tàu thuyền có công suất dưới 20 CV là 828 chiếc, với tổng số thuyền viên là 2.527 người.

- Công tác nuôi trồng thủy sản: Số lượng giống tôm thả nuôi trong tháng 7 là 129,51 triệu con, tăng 15,6% so cùng kỳ (lũy kế 7 tháng đầu năm đã thả nuôi 1,4 tỷ con), với diện tích 3.439ha, sản lượng thu hoạch 864,76 tấn/3.249ha (lũy kế 7 tháng là 6.025,09 tấn/4.088,79ha); diện tích nuôi nghêu 60ha, thu hoạch 205 tấn (lũy kế 7 tháng là 218ha, thu hoạch 702 tấn), nuôi sò huyết 25ha, thu hoạch 11 tấn (lũy kế 7 tháng là 94,5ha, thu hoạch 226 tấn), nuôi hàu 34,23ha, thu hoạch 382,5 tấn (lũy kế 7 tháng 118,8 ha, thu hoạch 2.231,5 tấn); thả nuôi 11,04 triệu con cá giống trên diện tích 291 ha, tổng  sản lượng thu hoạch được 614 tấn trên diện tích 416 ha.

- Công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản: Đã tổ chức thả 205.000 con cá giống tại Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, bao gồm 50.000 con cá rô phi, 5.000 con cá chép, 50.000 con cá trê, 100.000 con cá rô đồng và phối hợp địa phương thả 428.570 con cá chép tại khu vực cầu Trường Phước, quận 9.

- Công tác quản lý chất lượng thủy sản: Trong tháng 7, đã kiểm tra ngoại quan, cảm quan sản phẩm thủy sản tươi là 11.150 tấn, tăng 31,2% so với cùng kỳ (lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 đã thực hiện 77.250 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ); phối hợp với Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền (huyện Bình Chánh) lấy 12 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the không phát hiện dư lượng. Lấy 22 mẫu tại vùng nuôi, trong đó: 02 mẫu tôm sú và 20 mẫu tôm chân trắng kiểm soát dư lượng các chất độc hại tại vùng nuôi tập trung huyện Nhà Bè, Cần Giờ, kết quả không phát hiện dư lượng.

- Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản nhập khẩu và kiểm dịch thủy sản xuất khẩu: Kiểm tra 22.012 tấn thức ăn thủy sản, đạt 96,1% so với cùng kỳ (lũy kế 7 tháng là 46.711 tấn, đạt 67,7% so với cùng kỳ) và 3.820 tấn sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, tăng 25 % so với cùng kỳ (lũy kế 7 tháng đầu năm đã thực hiện 13.681 tấn, đạt 56,8% so với cùng kỳ); kiểm dịch 100 tấn động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, đạt 61,4 % so với cùng kỳ (lũy kế 7 tháng đã thực hiện 1.085 tấn, đạt 50,6% so với cùng kỳ).

 

5. Lĩnh vực thủy lợi – phòng chống lụt bão:

- Tham mưu, dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản: 01 Chỉ thị, 06 Quyết định cá biệt và các công văn chỉ đạo liên quan công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; xử lý lục bình dày đặc tại các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố; chấp thuận cấp kinh phí từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố để tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2013 cho các sở, ngành, đơn vị và quận, huyện liên quan...

- Công tác thủy lợi: Khảo sát thủy văn xâm nhập mặn tại 06 trạm khảo sát, lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2013 thực hiện 851 mẫu/1.456 mẫu; triển khai công tác khảo sát đo vẽ mặt cắt và đúc mốc tại 300/800 mốc; xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám phục vụ công tác quản lý công trình thủy lợi; tập huấn 04 lớp nghiệp vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong tháng 7 năm 2013; theo dõi tiến độ các dự án trọng về thủy lợi như 05 Dự án bờ hữu sông Sài Gòn huyện Củ Chi, Dự án Tiêu thoát nước suối Nhum, dự án 5 cống ngăn triều trên địa bàn quận Thủ Đức và các dự án khác do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi làm chủ đầu tư.

- Công tác phòng chống lụt bão: Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Trực ban thường xuyên 24/24 để chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả 03 cơn bão, 01 áp thấp nhiệt đới, 03 đợt thời tiết nguy hiểm, 03 đợt triều cường trên mức báo động III. Kiểm tra an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão trước mùa mưa lũ năm 2013 tại các quận 2, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ. Kiểm tra và báo cáo tiến độ thực hiện các công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, phòng, chống sạt lở bờ sông, nạo vét tiêu thoát nước năm 2008, năm 2009, năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Triển kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (đợt 1) tại 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố: 2, 7, 8, 12, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè. Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Quận 7, huyện Cần Giờ tổ chức 14/48 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai cho khoảng 1.400 cán bộ đoàn thể, ấp - khu phố, tổ dân phố (thuộc đối tượng không hưởng lương) và người dân ở các khu vực xung yếu tại Quận 7 (gồm phường Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Phong, Tân Phú, Tân Thuận Tây, Tân Quý, Tân Kiểng, Tân Hưng, Phú Mỹ và Phú Thuận) huyện Cần Giờ (gồm các xã Long Hòa, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh và thị trấn Cần Thạnh). Tổ chức 9 lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý, tuần tra, bảo vệ các công trình đê điều cho lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn các Quận 12, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức các huyện Cần Giờ, Củ Chi. Báo cáo kết quả thực hiện việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về kế hoạch chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn từ năm 2006 đến hết năm 2012; kế hoạch trung hạn năm 2013-2015.

 

- Công tác quản lý môi trường và biến đổi khí hậu: Triển khai thực hiện đề cương “Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh năm 2013”, tính đến tháng 7, quan trắc 144/199 mẫu (đạt 72,36%); giám sát thực tế việc lấy mẫu/khảo sát người dân về tình hình chất lượng nước; theo dõi khối lượng mẫu phân tích và tiến hành nghiệm thu, thanh toán khối lượng thực hiện quý I và II; theo dõi báo cáo tình hình diễn biến chất lượng nguồn nước mặt kiểm tra việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh. Tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố đến năm 2015 đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015.

6. Lĩnh vực phát triển nông thôn:

- Về thực hiện cơ chế, chính sách:

+ Tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 2015 và triển khai Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015. Sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, đến ngày 30 tháng 3 năm 2013 trên toàn địa bàn thành phố có 1.607 phương án của 7.513 gia đình, trang trại, doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt phương án được hỗ trợ lãi vay; với tổng vốn đầu tư hơn 3.170 tỷ đồng, vốn vay có hỗ trợ lãi vay là 1.841 tỷ đồng.

+ Kết quả thực hiện triển khai Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015: Trong tháng, có 47 Quyết định phê duyệt phương án, 50 hộ với tổng vốn đầu tư 18,16 tỷ đồng, tổng vốn vay: 9,96 tỷ đồng. Tính từ khi triển khai thực hiện (từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 10 tháng 6 năm 2013) đã có 259 quyết định phê duyệt phương án, 491 hộ với tổng số vốn đầu tư 273,64 tỷ đồng, tổng vốn vay 166,73 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay (Quyết định 36 và Quyết định 13), đã có 577 quyết định phê duyệt phương án, 1.406 hộ với tổng số vốn đầu tư 667,2 tỷ đồng, tổng vốn vay 393 tỷ đồng.

+ Lũy tiến từ khi thực hiện Quyết định số 36 và Quyết định số 13 (từ 10/06/2011 đến nay), đã có 1.913 quyết định phê duyệt phương án, 8.054 hộ với tổng số vốn đầu tư 3.462,036 tỷ đồng, tổng vốn vay 1.990,925 tỷ đồng.

- Triển khai 66 lớp tập huấn chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2013 - 2015 (Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND) và 56 lớp tập huấn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11  năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố).

- Về phát triển ngành nghề nông thôn: Hỗ trợ nguyên vật liệu cho 107 hộ dân, tính đến nay, đã hỗ trợ nguyên liệu ngành nghề nông thôn cho tổng số 477 hộ tại các xã trên địa bàn 5 huyện.

- Về phát triển kinh tế tập thể: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 59 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (số xã viên bình quân 69 xã viên/hợp tác xã, vốn điều lệ bình quân 5.660 triệu đồng/hợp tác xã), 170 tổ hợp tác (bình quân 21 tổ viên/tổ hợp tác). Tư vấn thành lập mới, tổ chức hoạt động cho Hợp tác xã rau an toàn tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn; tư vấn tổ chức hoạt động Tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Vĩnh Lộc B và Tổ hợp tác xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Tổ chức tập huấn về phát triển kinh tế trong lĩnh vực hoa, cây kiểng tại phường An Phú Đông, Quận 12.

 

7. Chương trình xây dựng nông thôn mới:

7.1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:

 

- Đến nay, có 03 xã đạt 19/19 tiêu chí: xã Tân Thông Hội và xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ); 01 xã đạt 18/19 tiêu chí: xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn); 02 xã đạt 17/19 tiêu chí: xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè).

- Đã tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

7.2. Kết quả thực hiện tại 50 xã:

- Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới 23/50 xã, gồm: xã Tân Phú Trung, xã Trung An, xã An Nhơn Tây, xã Tân Thạnh Đông, xã Tân Thạnh Tây, xã Phước Thạnh, xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi), xã Nhị Bình, xã Xuân Thới Sơn, xã Thới Tam Thôn, xã Xuân Thới Đông, xã Tân Hiệp, xã Tân Thới Nhì, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), xã Bình Chánh, xã Bình Lợi, xã Qui Đức, xã Đa Phước (huyện Bình Chánh), xã Phước Lộc, xã Long Thới (huyện Nhà Bè) và xã Bình Khánh, xã Thạnh An, xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ) theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố.

- Các đề án Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã đã chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý sau khi khảo sát; gửi về Tổ Công tác Giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố thẩm định là 27/50 đề án. Cụ thể:

+ Đã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt đề án của 01 xã An Thới Đông (huyện Cần Giờ).

+ Đã chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các Sở ngành và đang trình Sở Tài Chính đề án của 07 xã: Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi), Bà Điểm (huyện Hóc Môn), Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Hưng Long (huyện Bình Chánh), Long Hòa (huyện Cần Giờ).

+ Đã trình các Sở ngành lấy ý kiến đề án 19 xã: Phước Vĩnh An, Hòa Phú, Tân An Hội, An Phú, Phước Hiệp, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Bình Mỹ, Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi), Tân Xuân (huyện Hóc Môn); Tân Kiên, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Phong Phú, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh); Phú Xuân, Hiệp Phước, Phước Kiển (huyện Nhà Bè).

 

7.3. Công tác tập huấn, bồi dưỡng:

- Triển khai 89 lớp tập huấn về phương pháp quản lý kinh tế hộ, cải thiện điều kiện sống của hộ, chương trình chính sách xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng nông thôn... cho cán bộ và người dân trên địa bàn các xã, với 5.331 lượt người tham dự.

 

- Điều tra giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn tại các xã (Tân Thạnh Đông, Trung An, An nhơn Tây, Nhị Bình, Thới Tam Thôn, Phước Lộc, Hưng Long, Qui Đức, Long Hòa, An Thới Đông).

 

- Tổ chức lớp bồi dưỡng cho hơn 380 cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố. Tổ chức hội nghị chuyên đề về “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

8. Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Chương trình nước sinh hoạt: Quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 323.607 nhân khẩu của 57.605 hộ dân ngoại thành. Trong 7 tháng đầu năm 2013 ước lắp đặt thêm 1.730 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng.

 

- Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn: Tổ chức Lễ mít tinh Tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch – Vệ sinh môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi và các hoạt động hưởng ứng tại 05 xã: Bình Khánh, huyện Cần Giờ; Phước Lộc, huyện Nhà Bè; Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; Nhị Bình, huyện Hóc Môn; Trung An, huyện Củ Chi. Tổ chức 05 lớp tập huấn vận hành và sử dụng hầm biogas an toàn, hiệu quả tại xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân, An Phú Tây, Hưng Long, Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Triển khai 24 lớp tập huấn phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống và công nghệ khí sinh học tại 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Cấp 70 thùng thu gom rác cho 3 xã xây dựng nông thôn mới: xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ và xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.

 

Tính từ đầu năm đến nay đã tổ chức 97 lớp tập huấn, gồm có: 05 lớp huấn luyện Kỹ năng Phát triển cộng đồng tại 05 huyện; 15 lớp vận hành và bảo quản hầm biogas tại huyện Hóc Môn; 30 lớp giữ gìn vệ sinh các nhân, cộng đồng, quản lý rác thải và vệ sinh môi trường; 25 lớp Giữ gìn vệ sinh môi trường trong sản xuất và sinh hoạt; 22 lớp Kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi. Về xây dựng mô hình, đã cấp phát 510 thùng thu gom rác cho 23 xã thuộc 4 huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn; phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện 08 mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua thu gom và quản lý rác thải thuốc Bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; 10 mô hình phân loại rác tại nguồn.

9. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tham gia triển lãm tại lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Đón chào năm mới 2013” tại Công viên 23 tháng 9; tổ chức chợ hoa Tết cho nông dân thành phố với 156 gian hàng, đại diện cho 730 nông dân của 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố tham gia; tổ chức Hội thi trái ngon an toàn Nam bộ lần V năm 2013 (vào ngày 01/6) và Hội chợ triển lãm giống nông nghiệp lần I năm 2013 (từ ngày 27/6 – 30/6) tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Quận 9.

- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập”: Từ đầu năm đến nay đã thực hiện 03 kỳ phát sóng với chủ đề: Tổng kết Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013; tổng kết Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2012; sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Cần Giờ.

- Từ đầu năm 2013 đến nay, đã thiết kế website cho 12 đơn vị; lũy kế từ khi thực hiện chương trình mỗi nhà nông một website, thiết kế và bàn giao cho 62 đơn vị; thiết kế logo, nhãn hiệu cho 05 đơn vị, lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay đã thiết kế logo – nhãn hiệu – tờ bướm và bàn giao cho 65 đơn vị.

- Tổ chức 12 chuyến khảo sát, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại thành phố và các tỉnh lân cận, tổ chức 16 lớp tập huấn “Xây dựng lòng tin người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp”, tổ chức 20 lớp “Hướng dẫn thủ tục đăng ký chứng nhận VietGAP”, tổ chức 8 lớp tập huấn “Kỹ năng hạch toán cho phí sản xuất rau”, tổ chức 8 lớp tập huấn đào tạo kỹ năng cập nhật và duy trì website cho các đơn vị tham gia chương  trình “Mỗi nhà nông một website”, tổ chức 12 chuyến khảo sát và học tập mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao; tổ chức 15 cuộc hội nghị, hội thảo, giao lưu kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh và hợp tác xã, tổ hợp tác, siêu thị, cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng rau củ quả.

 

10. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Chương trình quản lý và kiểm định giống vật nuôi:

+ Bình tuyển, lập lý lịch giống bò sữa: Trong tháng 7 thực hiện 1.120 con, lũy kế thực hiện 2.653 con bò sữa, đạt 53% kế hoạch năm. Tính từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay đã bình tuyển, lập lý lịch được 74.833 con, chiếm 81% đàn bò sữa thành phố, trên 85% bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP: Trong tháng 7, đã thu thập số liệu đợt 2, lũy kế đã thực hiện 2 đợt với khoảng 5.300 lượt con các chỉ tiêu đàn heo giống tại các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh. Thông qua phương pháp BLUP cho thấy các giống heo đang được nuôi tại các xí nghiệp như: Duroc, Landrace, Pietrain, Yorkshire đều khuynh hướng di truyền kiểu gen về độ dày mở lưng, số con sơ sinh sống, trọng lượng 21 ngày, tuổi đạt trọng lượng 90kg được cải thiện tốt.

+ Giám định heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo: Đến nay đã thực hiện được 430 con tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp, Cấp I, Trại Bành Tỷ, Trại Thịnh Phát, đạt 61% kế hoạch năm; Kết quả giám định sơ bộ cho thấy, đàn đực giống trại tư nhân có trên 96% đạt tỉ lệ đặc cấp và cấp I, quốc doanh có 100% đạt tỉ lệ đặc cấp. Con giống được nhập từ các nước phát triển có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, đực giống được sử dụng nhiều nhất là Duroc: 28,5%, Landrace: 26,3%, PiDu: 16,7%, Pietrain: 10,5%, Yorshire: 11,3% còn lại là các giống lai khác.

+ Gieo nhập nội tinh bò sữa cao sản: Đã tổ chức đấu thầu và chọn lựa nhà thầu cung cấp tinh với số liều tinh nhập đợt 1/2013 là 15.000 liều tinh bò sữa cao sản Israel và 1.250 liều tinh phân giới tính.

- Chương trình quản lý và kiểm định giống cây trồng:

+ Thử nghiệm tại cơ sở Nhị Xuân: Sưu tập 2 giống hoa kiểng, 1 giống ớt và 1 giống cà chua; thử nghiệm 5 giống hoa cát tường, 2 chủng loại giống: Cải bó xôi (3 giống) và cần tây (2 giống), 4 giống dưa lưới, 6 giống lan Dendrobium và 11 giống lan Mokara...

+ Tại các xã nông thôn mới: Tiếp tục theo dõi kết quả thử nghiệm tính thích nghi các giống dưa hấu vụ Đông Xuân 2012 – 2013 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh với diện tích 1.000m2 gồm 5 giống dưa hấu. Trong tháng đã thử nghiệm 4.000m2 gồm các giống bí đao, dưa leo và lúa; lũy kế 7 tháng, đã thủ nghiệm 20.000m2; trong đó, tại các xã của huyện Củ Chi: Trung Lập Thượng (3.000m2), Thái Mỹ (2.000m2), Tân Thông Hội (1.000m2), Tân Phú Trung (4.000m2), Tân Thạnh Đông (3.000m2); huyện Bình Chánh: xã Tân Nhựt (4.000m2) và các xã của huyện Hóc Môn: Xuân Thới Thượng (2.000m2), Xuân Thới Sơn (1.000m2).

 

- Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel: Đã triển khai thực hiện dự án gồm 13 gói thầu với diện tích khoảng 9,8 ha, trong đó diện tích phục vụ xây dựng chuồng trại là 3,8 ha và khu vực trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 6 ha (đạt khoảng 90% so với kế hoạch), hiện đang nuôi 120 con bò sữa tại trại thực nghiệm. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ trong chăn nuôi bước đầu đã làm năng suất sữa trung bình của đàn bò tăng lên đáng kể, từ 8.5 kg sữa/con/ngày (tháng 01/2013) tăng lên 14.9 kg/con/ngày (tháng 3/2013), một số con bò cái vắt sữa có năng suất trên 20 kg/ngày, tỉ lệ đậu thai tăng từ 10% lên 56% trên nhóm bò tơ hậu bị, bệnh viêm vú giảm từ 11.6% xuống còn 8.7%. Phối hợp cùng chuyên gia Israel tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vệ sinh và quản lý chất lượng sữa” trong chăn nuôi bò sữa.

11. Hoạt động công nghệ sinh học:

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học; Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ sinh học phục vụ Nông nghiệp – Nông thôn tại thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo các lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, công nghệ vi sinh thực phẩm, công nghệ sinh học thủy sản, công nghệ sinh học y dược.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật: Tập trung các nghiên cứu trên đối tượng hoa kiểng, hoa lan và cây dược liệu. Khảo sát ảnh hưởng của việc chiếu xạ đến sự biến đổi hình thái và di truyền của nhóm lan rừng thủy tiên nhằm tạo loài lan mới có thể phát triển ở điều kiện khí hậu thành phố và ra hoa nhiều lần trong năm. Nghiên cứu chuyển gen tạo cây sâm Ngọc Linh có nhiều rễ nhằm mục đích tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho sản xuất sâm trong tương lai. Nghiên cứu chuyển gen tạo dòng cà chua kháng sâu để góp phần vào trong việc phát triển rau an toàn và sạch. Sưu tập các giống hoa kiểng, dược liệu quý. Trong công tác nuôi cấy mô thực vật, đã nhân giống được khoảng 55.000 cây lan cấy mô các loại.

 

- Lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản: Tập trung các nghiên cứu về vaccine thủy sản: vaccine ngừa bệnh đốm trắng trên tôm sú, vaccine ngừa bệnh nhiễm trùng huyết và bệnh đốm đỏ trên cá tra. Trung tâm đã phân lập được 58 chủng vi khuẩn probiotic có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng huyết nhằm hỗ trợ hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra. Trung tâm còn nghiên cứu chuyển gen tạo cá phát sáng huỳnh quang.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học y dược: Thực hiện các nghiên cứu về sức khỏe con người và phục vụ cho ngành chăn nuôi thú y. Nghiên cứu về interleukin hướng tới thử nghiệm lâm sàng và sản xuất dược phẩm dùng trong điều trị các bệnh dị ứng và viêm; Nghiên cứu tạo bộ kit kiểm tra hiệu quả tiêm phòng vacxin dịch tả heo; Xây dựng bộ kit phát hiện và định type virus gây bệnh lở mồm long móng nhằm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi; Nghiên cứu tạo chế phẩm interferon gà và khảo sát hiệu quả phòng ngừa, điều trị bệnh do virus gây ra ở gia cầm.

 

- Lĩnh vực công nghệ sinh vật động vật: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh thiết phôi giai đoạn phôi nang và xác định giới tính phôi bò; nghiên cứu tế bào gốc của người hướng đến ứng dụng trong y học tái tạo điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương xương và sụn; nuôi cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán bệnh và thử nghiệm hoạt tính sinh học của dược chất.  

 

- Lĩnh vực công nghệ vi sinh – thực phẩm: Tập trung nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ trên cây rau, bệnh bướu rễ trên cây tiêu; Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (chế phẩm cố định đạm và phân giải lân); Nghiên cứu sản xuất cồn sinh học; Thành lập ngân hàng giống các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, môi trường.

12. Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 03 lớp huấn luyện: Kỹ năng đàm phán hợp đồng và ký kết tiêu thủ sản phẩm nông nghiệp cho nhân viên khuyến nông; các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới cho câu lạc bộ khuyến nông. Lũy kế 7 tháng đã tổ chức 7 lớp huấn luyện.

- Tổ chức 23 lớp tập huấn: 4 lớp kỹ thuật trồng rau theo qui trình VietGAP cho nông dân huyện Hóc Môn, Cần Giờ và Quận 12, Thủ Đức; 04 lớp trồng và chăm sóc hoa lan tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Quận 9; 02 lớp kỹ thuật trồng cỏ Mulato II tại huyện Củ Chi; 02 lớp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo qui trình VietGAHP tại huyện Củ Chi, Hóc Môn; 02 lớp nuôi trồng thủy sản, 01 nuôi cá ghép tại xã huyện Bình Chánh, 01 lớp kỹ thuật phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè; 03 lớp nuôi cá cảnh cho nông dân huyện Bình Chánh và Quận 9, 12; 06 lớp đa dạng hóa cây trồng vật nuôi huyện Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và Quận Thủ Đức. Lũy kế 7 tháng đầu năm đã tổ chức 92 lớp tập huấn cho hơn 2.500 nông dân tham dự.

- Tổ chức 08 chuyến tham quan: Nông dân huyện Bình Chánh đi tham quan mô hình sản xuất rau theo qui trình VietGAP và mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững tại huyện Củ Chi; nông dân huyện Cần Giờ đi tham quan mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo tại xã Tam Thôn Hiệp và mô hình trồng dừa dứa tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ; nông dân huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh tham quan các mô hình nuôi cá cảnh an toàn dịch bệnh tại huyện Củ Chi, Quận 12 và tỉnh Bình Dương. Lũy kế 7 tháng đã tổ chức 27 chuyến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình tiên tiến, mô hình có hiệu quả trong và ngoài thành phố cho hơn 800 lượt nông dân tham gia.

- Tổ chức 06 cuộc hội thảo chuyên đề: Áp dụng cơ giới hóa để sản xuất rau an toàn tại Quận 12; hướng phát triển hoa lan, cây kiểng trên địa bàn quận Thủ Đức và Quận 9; sử dụng hiệu quả nguồn nước kênh Đông phát triển nghề nuôi thủy đặc sản tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi; chuỗi liên kết trong nuôi trồng thủy sản tại phường Long Trường, Quận 9; sơ kết hoạt động câu lạc bộ khuyến nông VAC 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2013 tại quận Thủ Đức. Lũy kế 7 tháng đã tổ chức 25 cuộc hội thảo.

- Thực hiện 07 chương trình phát thanh khuyến nông với các chuyên đề: Nuôi dong với kỳ đà, kỹ thuật sử dụng phân bón 4 đúng, phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi, kỹ thuật trồng khổ qua an toàn, giới thiệu chương trình cơ giới hóa bò sữa, kỹ thuật vắt sữa bò, kỹ thuật trồng rau gia vị an toàn trên sóng AM của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, mỗi tuần 2 lần vào ngày thứ 5 và thứ 7. Lũy kế 7 tháng đã thực hiện 56 chương trình phát thanh khuyến nông.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức thành công Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ về sản xuất rau theo VietGAP vào ngày 10/5/2013 tại huyện Củ Chi.

 

 

 

13. Công tác tổ chức – đào tạo:

 

13.1. Công tác tổ chức:

 

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ thành phố Phương án kiện toàn, sắp xếp các Chi cục trực thuộc nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố và thực hiện Luật Cán bộ công chức. Đã thành lập Phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở trên cơ sở đổi tên và bổ sung chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thủy sản Sở, tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định kiện toàn Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015; kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người; thành lập Ban Chỉ đạo Chống sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố; thành lập Nhóm biên tập và Tổ giúp việc xây dựng báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

 

 

13.2. Công tác đào tạo:

- Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp đang tiếp tục công tác tuyển sinh chính quy năm 2013. Hiện nay, Trường đang có trên 800 học viên đang theo học tại trường thuộc 15 ngành đào tạo.

- Tổ chức 04 lớp đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11  năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, với 119 học viên tại các xã: Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Thới Tam Thôn, Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và 02 lớp theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, với 69 học viên tại các xã: Long Hòa (huyện Cần Giờ), Phước Thạnh (huyện Củ Chi).

- Về đào tạo nghề ngắn hạn phục vụ chương trình bò sữa và chương trình rau an toàn, 7 tháng đầu năm, Trường đã tổ chức đào tạo 11 lớp với tổng số 352 học viên tại các xã: Tân Thạnh Tây, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Thạnh Đông, Thái Mỹ, Bình Mỹ, Phước An (huyện Củ Chi); Tân Chánh Hiệp, Tân Xuân (huyện Hóc Môn); Phước Kiểng (huyện Nhà Bè); Tân Nhựt, Bình Chánh (huyện Bình Chánh).

- Ngoài ra, Trường cũng đã đào tạo 120 học viên sơ cấp nghề tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, bao gồm điện dân dụng, trồng rau – hoa cây kiểng tại Trung tâm Giáo dục thiếu niên (huyện Củ Chi) và tại phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức).

IV. Nhận xét, đánh giá chung:

- Trong 7 tháng đầu năm 2013, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như tình hình thời tiết bất lợi, thị trường, giá cả thường xuyên biến động; sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 7 tháng đầu năm duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,6% so cùng kỳ 2012, trong đó trồng trọt tăng 3,8%, chăn nuôi tăng 4,2%, thủy sản tăng 11,7%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 8,5%, hoa cây kiểng tăng 5,3%, đàn bò sữa tăng 7,4%, tổng sản lượng thủy sản tăng 9,5%, cá cảnh tăng 14,6% (trong đó, cá cảnh xuất khẩu đạt 4,944 triệu con, đạt 95,4% so cùng kỳ)... góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp thành phố.

- Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản tiếp tục được tăng cường; qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Trong 7 tháng đầu năm 2013, không phát hiện dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, PRRS tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất tiếp tục được tăng cường. Vụ Hè Thu năm 2013 đang phát triển ổn định, phù hợp với kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Tình hình rừng trên địa bàn thành phố ổn định, hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã được duy trì thường xuyên. Các đơn vị trực thuộc Sở tích cực chủ động trong công việc được giao và có sự phối hợp tốt với các lực lượng trên toàn địa bàn nên đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác phòng, tránh, ứng phó lụt bão, thiên tai, triều cường, môi trường và biến đổi khí hậu được thực hiện tốt, tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đê bao, phòng chống lụt bão.

- Tình hình xây dựng cơ bản: Mặc dù có khó khăn về nguồn vốn nhưng được sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở, sự nỗ lực, cố gắng của các chủ đầu tư nên đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn kế họach được giao, tiến độ thi công, công tác chuẩn bị thực hiện dự án được đẩy nhanh. Dự kiến giải ngân vốn được giao đến 30/7/2013 đạt 91% kế hoạch.

V. Chương trình công tác tháng 8 năm 2013:

Trong tháng 8 năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1. Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

 

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020; tập trung lấy ý kiến thẩm định của các sở ngành hoàn chỉnh đề án của các xã còn lại để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

3. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020”; Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020”.

4. Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, chương trình vệ sinh môi trường nông thôn... Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, xây dựng và phát triển làng nghề ở nông thôn. Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

5. Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc và gia cầm; đặc biệt là Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9) tại Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 17/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão; ứng dụng công nghệ sinh học; tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống; củng cố hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây lâm nghiệp, vật tư nông nghiệp.

7. Chỉ đạo thu hoạch vụ Hè Thu và sản xuất vụ Mùa năm 2013 theo tiến độ, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố; nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm.

8. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1176/UBND-CNN ngày 12/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng và bảo vệ rừng, cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2013. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản và động vật hoang dã; triển khai thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 760/UBND-CNN ngày 18/02/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2013.

9. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng cơ bản chuyên ngành trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo đúng kế hoạch.

10. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị.


Số lượt người xem: 4830    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm