SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
5
0
6
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Mười 2012 2:20:00 CH

Thông tin tuần 40 (từ ngày 01/10/2012 đến ngày 07/10/2012)

 

Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác:

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất và thu hoạch vụ Mùa theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn Thành phố.

- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM) và công tác phòng chống triều cường…

- Tiếp tục triển khai hoàn thành và nâng chất 19 tiêu chí tại 06 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012; triển khai các dự án tại 51 xã nhân rộng trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Tiếp tục thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình trọng điểm của ngành trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

- Tiếp tục hoàn thành các dự án trọng điểm của ngành; các dự án công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường và bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1. Trồng trọt (vụ Mùa năm 2012):

- Lúa: đã xuống giống 8.680,3 ha, đạt 85,15% so với cùng kỳ năm 2011 (thu hoạch 101,3 ha).

- Rau: diện tích gieo trồng 3.927 ha, tăng 2,66% so với cùng kỳ năm 2011.  

2.2. Chăn nuôi:

- Heo: Tổng đàn 363.487 con, tăng 10,61% so với cùng kỳ năm 2011.

- Trâu, bò: tổng đàn 118.466 con, tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2011; có 113.542 con bò (trong đó có 89.815 con bò sữa, tăng 12,42% so cùng kỳ năm 2011).

- Dê, cừu:  tổng đàn 2.523 con, đạt 58,41% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó 1.800 con dê và 723 con cừu.

3. Các hoạt động chuyên ngành:

3.1. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

- Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi: dịch cúm gia cầm (H5N1), dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM)... Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Đoàn kiểm tra tại Quyết định 405/QĐ-SNN ngày 07/9/2012 về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố.

- Chi cục Thú y đã phát hiện 86 điểm/36 chợ, khu vực kinh doanh gia cầm sống trái phép trên các tuyến đường trọng điểm tại 15 quận huyện và phát hiện 48 điểm/27 chợ, khu vực kinh doanh sản phẩm gia cầm không đúng quy định tại 11 quận huyện. Đồng thời Chi cục xử lý kỹ thuật tại các cơ sở giết mổ và thị trường: hủy 3.735 kg phụ phẩm heo, 144 con gà chết xe tại các cơ sở giết mổ; luộc 18 con heo và hạ phẩm 37 con heo tại các cơ sở giết mổ; hủy 13.937 quả trứng gia cầm và 302 quả trứng cút; xử lý 08 trường hợp kinh doanh sản phẩm không đạt chuẩn vệ sinh, phát hiện 132 trường hợp kinh doanh sản phẩm gia cầm không đúng quy định.

- Hiện nay nông dân tiếp tục xuống giống và thu hoạch vụ Mùa năm 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo nông dân gieo sạ né rầy, bằng cách theo dõi đèn hàng ngày. Đồng thời, hướng dẫn nông dân sau khi thu hoạch vệ sinh ruộng vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư cây trồng đem đốt hoặc chôn sâu, tiêu diệt cỏ dại, cày đất phơi ải để diệt mầm bệnh và luân canh với cây trồng khác nhằm hạn chế sâu bệnh cho vụ tới.

3.2. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 50.990 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 171 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 464.174 con; tiêu độc sát trùng: 125.380 m2, tiêu độc xe ô tô: 4.089 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 5.071 chiếc.

- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 281.978 kg, thịt heo: 105.122 kg, thịt gia cầm: 830.281 kg, thịt dê cừu: 10.856 kg, phụ phẩm gia cầm: 2.014 kg, phụ phẩm heo: 6.079 kg, phụ phẩm trâu bò: 6.290 kg.

3.3. Hoạt động diêm nghiệp:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ báo cáo định kỳ tình hình tiêu thụ muối trên địa bàn thành phố hằng tháng. Tính đến nay, số hộ tham gia sản xuất muối trên địa bàn huyện Cần Giờ là 673 hộ, tổng diện tích là 1.532,2 ha (gồm 1.430,2 ha muối đất và 102 ha muối trải bạt). Sản lượng thu hoạch 48.111 tấn (gồm muối đất 42.727 tấn và muối trải bạt 5.384 tấn muối trải bạt), sản lượng tiêu thụ 40.834 tấn (5.134 tấn muối bạt, 35.700 tấn muối đất), sản lượng còn lại 7.277 tấn (7.027 tấn muối bạt, 250 tấn muối đất). Giá muối mua tại ruộng: muối trắng 1.850đ/kg; muối vàng 1.700đ/kg; muối bạt 1.950đ/kg.

3.4. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:

Tổ chức 21 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, trong đó phối hợp với chủ rừng 02 đợt, với 85 lượt người tham gia; kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ 36 lượt/36 cơ sở, kiểm tra 7.631,786 m3 gỗ các loại nhập khẩu, nhập xưởng; đóng búa kiểm lâm 5.549,717 m3 gỗ tròn. Xác nhận 85 hồ sơ lâm sản: 6.374,497 m3 gỗ các loại có nguồn gốc nhập khẩu, 83,454 m3 gỗ rừng tự nhiên trong nước, kiểm tra gỗ tồn kho của 01 cơ sở với tổng khối lượng 7,880 m3 gỗ tròn các loại. Kiểm tra 23 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cấp 05 sổ ghi chép xuất nhập, 14 giấy phép vận chuyển đặc biệt, 19 giấy xác nhận thông thường để vận chuyển xuất bán nội địa: 810 con cá sấu sống, 20 con nhím, 100 kg kỳ đà, 555 kg rùa, 580 kg rắn các loại  đi các tỉnh. Cấp 01 giấy xác nhận nguồn gốc cho Công ty Du lịch Suối Tiên làm thủ tục trao tặng Chính phủ Campuchia 01 cá thể Rùa Batagur. Cấp 03 giấy xác nhận nguồn gốc cho các cơ sở khác làm thủ tục xuất khẩu 2.052 tấm da trăn đen, 468,09 kg mai, yếm rùa sấy khô đi nước ngoài. Phát hiện và xử lý 01 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép.

3.5. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:                     

- Từ đầu năm 2012 đến nay, đã chứng nhận cho 127 tổ chức cá nhân, với tổng diện tích 42,8832 ha (tương đương 188,58 ha diện tích gieo trồng), sản lượng dự kiến 4.156 tấn/năm; lũy kế từ đầu chương trình đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 182 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 05 hợp tác xã và tổ hợp tác: Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợp tác xã Ngã 03 Giòng, Hợp tác xã Thỏ Việt, Hợp tác xã Phước An, Liên tổ Rau an toàn Tân Trung; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 90,16 ha (tương đương 403,01 ha diện tích gieo trồng), sản lượng dự kiến 11.450 tấn/năm.

- Phối hợp triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi triển lãm cá cảnh và triển khai kế hoạch Hội chợ Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm. Thực hiện chương trình nông dân hội nhập với chủ đề: mô hình trồng rau dinh dưỡng tại gia đình.

3.6. Hoạt động phát triển nông thôn:

- Tiếp tục theo dõi tình hình vay vốn theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; từ đầu năm đến nay đã có 492 phương án, 2.956 hộ, tổng vốn đầu tư 1.634 tỷ đồng, tổng vốn vay 873 tỷ đồng; lũy kế từ đầu chương trình đến nay có 727 phương án, 4.238 hộ, tổng vốn đầu tư 2.271 tỷ đồng, tổng vốn vay có hỗ trợ lãi vay 1.254 tỷ đồng.

- Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch Hội thi an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn năm 2012. Tổ chức tham quan và học tập về chính sách đào tạo nghề tại tỉnh Hậu Giang.

- Tổ chức tập huấn về kinh tế tập thể tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; tập huấn chính sách về kinh tế tập thể cho 08 xã xây dựng nông thôn mới; tập huấn và tư vấn cải thiện đời sống hộ nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồng tại xã Bình Chánh, xã Đa Phước của huyện Bình Chánh và xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.

- Tiếp tục triển khai hoàn thành một số tiêu chí, nâng chất các tiêu chí đã đạt tại 06 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012 (cập nhật và báo cáo tiến độ thực hiện,...); tính đến nay xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi đạt 18/19 tiêu chí; xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi đạt 13/19 tiêu chí; xã Xuân Thới Thượng, huyện Củ Chi đạt 16/19 tiêu chí; xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh đạt 15/19 tiêu chí; xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè đạt 14/19 tiêu chí; xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ đạt 13/19 tiêu chí. Phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương triển khai đề án tại 51 xã nhân rộng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (tập huấn chương trình xây dựng nông thôn mới, thẩm định một số đề án theo bộ tiêu chí đặc thù của Thành phố,...)

3.7. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển, lập lý lịch cho 42 con bò sữa, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 2.642 con bò sữa, đạt 87% kế hoạch. Khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa 33 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 1.841 con; theo dõi khã năng sinh sản, năng suất sữa bò nông hộ 3.230 con; cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa nông hộ thực hiện 81 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 1.505 con.

- Giám định heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo 13 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 615 con tại các xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp, Cấp I, Trại Bành Tỷ, Trại Thịnh Phát và thực hiện thu thập số liệu đợt 3 với hơn 6.000 con heo giống của các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên.

        - Tiếp tục thu thập bộ sưu tập và thử nghiệm giống tại Cơ sở Nhị Xuân, huyện Hóc Môn: sưu tập và chăm sóc hoa kiểng cát tường, hoa lan, hoa đồng tiền và cây ăn trái; thử nghiệm tính thích nghi của giống dưa lưới bao gồm 3 giống với diện tích là 500 m2, đã tiến hành xuống giống vụ 2; lưu giữ và chọn tạo sưu tập giống dưa hấu với diện tích 200 m2, cà chua 250 m2, ớt 250 m2 và cần tây 500 m2.

          - Tiếp tục theo dõi tính thích nghi các giống cây trồng tại các xã nông thôn mới: đã thử nghiệm 2.000 m2 tại xã Tân Thông Hội và 1.000 m2 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; lũy kế từ đầu năm đến nay thử nghiệm được 31.000 m2, cụ thể: xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi với diện tích 5.000 m2 (các giống lúa, bí đao và dưa leo); xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi với diện tích 3.000 m2 với các giống dưa leo; xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi với diện tích 3.000 m2 với các giống khổ qua và bí đao; xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi với diện tích 5.000 m2 với các giống bí đao, dưa leo; xã Nhuận Đức và xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi với diện tích 6.000 m2 với các giống bí đao; xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn với diện tích 2.000 m2 và xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn với diện tích 3.000 m2 gồm các giống dưa leo, bí đao và mướp hương; xã Tân Nhựt và xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh với diện tích 4.000 m2 với các giống bí đao, dưa leo, khổ qua và lúa.

3.8. Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 03 lớp tập huấn: Sản xuất rau theo qui trình VietGAP tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn; kỹ thuật nuôi dê sinh sản tại Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ; kỹ thuật nuôi cá cảnh tại xã Trung An, huyện Củ Chi.

- Tổ chức 06 cuộc hội thảo: Hội thảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi tại phường Long Phước, Quận 9; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại phường Long Bình, Quận 9; an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi tại xã Tam Tham Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ; giới thiệu một số giống hoa, cây kiểng tại phường Thạnh Lộc, Quận 12; định hướng phát triển hoa cây kiểng tại huyện Hóc Môn; sản xuất rau theo qui trình VietGAP tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh; phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại phường Phước Long B, Quận 9.

- Tổ chức 02 chuyến tham quan: Đưa nông dân huyện Hóc Môn đi tham quan mô hình lan cắt cành có hệ thống tưới phun tự động tại huyện Củ Chi; đưa nông dân quận Thủ Đức đi tham quan mô hình trồng rau mầm, rau an toàn tại Quận 9 và huyện Củ Chi.

- Triển khai 17 mô hình trình diễn: Mô hình trồng măng cụt phục vụ du lịch sinh thái (6,7 ha/7 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; 02 mô hình trồng rau ăn lá theo qui trình VietGAP (10 ha/43 hộ) tại xã Qui Đức, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh; mô hình trồng mít siêu sớm phục vụ du lịch sinh thái (4,3 ha/5 hộ ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình chăm sóc vườn dâu sau thu hoạch (12 ha/14 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình vườn sinh thái (3 ha/2 hộ ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình trồng cây dừa dứa (430 cây /10 hộ ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình nâng cấp chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa (3 hệ thống/3 hộ) tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi; 02 mô hình sản xuất hoa ngắn ngày (2 ha/13 hộ) tại xã Thới Tam Thôn, xã Đông Thạnh, xã Tân Hiệp, xã Xuân Thới Sơn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn; mô hình nuôi cá đĩa thương phẩm (15 m3/3 hộ) tại xã Tân Hiệp, xã Xuân Thới Sơn, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn; mô hình trồng cải xanh, cải ngọt theo qui trình VietGAP (5,1 ha/17 hộ ) tại xã Tân Nhựt, xã Tân Quí Tây, huyện Bình Chánh; mô hình hàng rào xanh (600 m2/2 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình trồng bưởi da xanh (2,6 ha/9 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình trồng vú sữa phục vụ du lịch sinh thái (4.500 m2/2 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình mô hình trồng lan Dendrobium (2.300 cây/3 hộ ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi; mô hình trồng chuối la ba phục vụ du lịch sinh thái (3.600 m2/3 hộ) tại xã Trung An, huyện Củ Chi.

- Tổ chức lượng giá 03 mô hình: Mô hình trồng lan Dendrobium trên chậu (2.500 cây/3 hộ) tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh; mô hình trồng lan Mokara cắt cành (500 m2/2.000 cây/3 hộ) tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh; mô hình nuôi thỏ (96 con /4 hộ/12 tháng) tại xã Tân Thới Nhì, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

- Tiếp tục phối hợp với Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố phát sóng trên sóng AM với chủ đề: Kỹ thuận nuôi cá chép Nhật (phần 1), kỹ thuật trồng măng tây (phần 2).

 


Số lượt người xem: 4137    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm