SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
0
4
4
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17 Tháng Năm 2012 5:05:00 CH

Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2012

I.- Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IXKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã triển khai thực hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 169/QĐ-BNN-KH ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 16/QĐ-SNN-VP ngày 16 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở).

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009) thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp-nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X.

          - Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các xã điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 tại 5 huyện.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008) thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

          - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015, các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được phê duyệt.

- Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

 

II.- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

 

1.- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 5 tháng đầu năm 2012:

Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 5 năm 2012 ước đạt 145,5 tỉ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm 2012 ước đạt 1.053,3 tỉ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2011, trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 335,5 tỉ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 327 tỉ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 11,3 tỉ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.

+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 297,5 tỉ đồng, tăng 9,4% cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 82 tỉ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ thủy sản: đạt 16,5 tỉ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.

2.- Trồng trọt:

2.1.- Rau: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 7.375 ha, tăng 10,6% so cùng kỳ, trong đó rau an toàn là 7.228 ha, tăng 10,6% so cùng kỳ (Trong đó, vụ Đông Xuân ước 5.977 ha, tăng 16,9% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu tính đến nay ước đạt 1.398 ha, bằng 89,9% so với cùng kỳ).

2.2.- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng đến nay là 1.390 ha, tăng 6,9% so với cùng kỳ; trong đó mai: 520 ha, tăng 5,5% so cùng kỳ; lan: 200 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ; hoa nền: 320 ha, tăng 6,7%; kiểng, bonsai: 350 ha, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

          2.3.- Cỏ thức ăn gia súc: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 4.000 ha, tăng 21,2% so cùng kỳ.

2.4.- Lúa: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 8.519 ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ.

2.5.- Cây cao su: Tổng diện tích cao su đến nay là 3.945 ha, tăng 12,7% so cùng kỳ.

2.6.- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái đến nay ước 10.000 ha, tăng 2% so với cùng kỳ.

3. Chăn nuôi:

3.1. Gia súc:

- Bò: Tổng đàn 110.935 con, tăng 3,6% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 87.276 con, tăng 7,5% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 44.000 con, tăng 4,5% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi đạt 99.660 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ.

- Trâu: Tổng đàn 5.577 con, giảm 2,9% so với cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 342.063 con, ng 10,6% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 48.567 con, ng 4,2% so với cùng kỳ.

3.2. Chăn nuôi khác:

- Chim Yến: Sản lượng Yến trong 5 tháng đầu năm 2012 đạt 420 kg, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 175.200 con, giảm 4,8% so cùng kỳ.

4. Về thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 5 ước đạt 5.368 tấn, lũy kế 5 tháng đầu năm 2012 ước đạt 18.891 tấn, tăng 16,9% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: 10.046 tấn, tăng 35,6% so cùng kỳ.

+ Sản lượng đánh bắt: 8.845 tấn, tăng 1,1% so cùng kỳ.

+ Cá cảnh: 29 triệu con, tăng 7% so cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu trong tháng 5/2012 là 612.000 con, nâng tổng số cá cảnh xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2012 là 3.728.000 con, tăng 28,2% so cùng kỳ.

5.- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2012 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố và vốn viện trợ phát triển (ODA) theo Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 với tổng kinh phí là 329.808 triệu đồng, gồm 06 dự án chuyển tiếp, 02 chuẩn bị thực hiện dự án, 01 chuẩn bị đầu tư và 01 dự án vốn ODA. Riêng Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi được ghi vốn 08 dự án chuyển tiếp với tổng kinh phí là 170.000 triệu đồng. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, ước thực hiện đến cuối tháng 5/2012 như sau:

- Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT: Giá trị khối lượng ước giải ngân là 140.291 triệu đồng, đạt 42,53% kế hoạch, trong đó đền bù là 79.000 triệu đồng; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 178.500 triệu đồng. Cụ thể giá trị khối lượng ước giải ngân như sau:

+ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở: 60.358/ 210.000 triệu đồng, đạt 28,74% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 70.000 triệu đồng.

+ Trung tâm Công nghệ Sinh học: 5.833/ 7.000 triệu đồng, đạt 83,32% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 6.000 triệu đồng.

+ Trung tâm Thủy sản thành phố: 70.000/ 97.000 triệu đồng, đạt 72,16% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 97.000 triệu đồng.

+ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: 4.000/ 6.000 triệu đồng, đạt 66,66% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 5.000 triệu đồng.

+ Ban Quản lý dự án QSEAP: 100/ 1.500 triệu đồng, đạt 7% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 500 triệu đồng.

- Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi: 44.000/ 170.000 triệu đồng, đạt 25,88% KH; ước giải ngân đến cuối tháng 6/2012 là 80.000 triệu đồng.

 

III.- Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:

 

          1.- Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:

  - Triển khai thực hiện Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Công điện số 218/CĐ-TTg ngày 20/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm A (H5N1). Triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: Chỉ thị số 395/CT-BNN-TY ngày 22/02/2012 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm; Quyết định số 647/QĐ-BNN-TY ngày 28/3/2012 của về việc phê duyệt Kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012; Công điện khẩn số 06/CĐ-BNN-TY ngày 05/4/2012 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 18/02/2012 của UBND thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục triển khai mô hình điểm quản lý thực phẩm theo "Chuỗi thực phẩm an toàn - Chuỗi thịt heo, thịt gà và trứng gà" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1325/TTg-KGVX ngày 04/8/2011 về Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục Thú y cũng đã và đang tập trung triển khai công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi nhập cư, khu vực giáp ranh các tỉnh, ổ dịch cũ...; quản lý tình hình nhập xuất đàn gia súc - gia cầm; thống kê, cập nhật dữ liệu đàn gia súc; tập trung cao điểm tiêm phòng đợt 1/2012; kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng, tăng cường hoạt động hệ thống giám sát dịch bệnh đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, đảm bảo các trường hợp dịch bệnh được phát hiện nhanh và xử lý kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.

 

- Về công tác tuyên truyền, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện 797 băng rôn, phát hành 23.570 tài liệu bướm, phát loa tuyên truyền 3.088 lần, tổ chức 95 cuộc hội họp với 6.352 lượt người tham dự, tập huấn 75 cuộc cho 4.704 lượt người.

 

- Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, Chi cục Thú y đã phối hợp tốt với đoàn liên ngành và lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, phát hiện một số trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch với số lượng lớn; toàn bộ các lô hàng nói trên đã được xử lý theo quy định. Trong tháng, số trường hợp xử phạt vi phạm hành chính là 466 trường hợp với tổng số tiền phạt 475.050.000 đồng (tăng 50,81% số trường hợp và tăng 49,22% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2011); luỹ kế từ đầu năm đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính là 1.920 trường hợp (tăng 10,09% so cùng kỳ) với tổng số tiền phạt 1.991.750.000 đồng (tăng 24,08% so cùng kỳ); trong đó, riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, từ đầu năm 2012 đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 174 trường hợp (tăng 70 trường hợp so cùng kỳ 2011) với tổng số tiền phạt 248.785.250 đồng (tăng 48.285.250 đồng so cùng kỳ 2011). Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc theo quy định.

2.- Lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật:

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu năm 2012. Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

          - Tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây lâm nghiệp và tập huấn chuyên môn bảo vệ thực vật và trang bị dụng cụ cho nhân viên phục vụ công tác điều ra phát hiện và dự tính dự báo tình hình sinh vật hại năm 2012.

- Về công tác kiểm dịch thực vật, Chi cục đã tiến hành kiểm tra 54 kho nông sản của các doanh nghiệp với tổng số nông sản là 222.866,5 tấn, lấy ngẫu nhiên 68 mẫu nông sản, kết quả chưa phát hiện đối tượng sinh vật gây hại nằm trong danh mục kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Về công tác thanh tra chuyên ngành: Trong tháng đã tiến hành thanh, kiểm tra 01 đợt với 15 cơ sở mua bán thuốc bảo vệ thực vật, kết quả không có cơ sở vi phạm. Thanh, kiểm tra 01 đợt với 30 hộ nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; kết quả chưa phát hiện có hộ nào vi phạm.

- Về công tác giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp phân tích nhanh GT-TestKit: đã kiểm tra 480 mẫu (trong đó, 30 mẫu tại vùng sản xuất, 450 mẫu tại 03 chợ đầu mối kinh doanh nông sản); kết quả có 479 mẫu âm tính và 01 mẫu dương tính với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; hiện đang tiến hành phân tích định lượng.

- Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012: Diện tích sản xuất hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phố năm 2011 đạt 2.010 ha, tăng 100 ha (5,2%) so với năm 2010; trong đó diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 ước khoảng 1.177,1 ha, tăng  4,93% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa lan, bonsai, cây kiểng và hoa nền.

Ước sản lượng hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 khoảng 470 ngàn chậu bonsai và kiểng cổ (tăng 17,5% so với cùng kỳ); 2,5 triệu chậu lan (tăng 8,7% so với cùng kỳ); 3 triệu cành lan (tăng 11,1% so với cùng kỳ); 6,4 triệu chậu hoa nền (tăng 3,2% so với cùng kỳ) và 1,5 triệu chậu mai (không tăng so với cùng kỳ).

3. Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm:

- Tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.523,27 ha (theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố năm 2010). Triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/2012/CT-UBND ngày 13/3/2012 của UBND thành phố về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2012; chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 1772/VP-CNN ngày 14/3/2012 của Văn phòng UBND thành phố về thực hiện Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chi cục Lâm nghiệp đã tổ chức điều tra cây trồng phân tán tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố để xây dựng kế hoạch và dự toán cung cấp cây phân tán năm 2012; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cây giống phân tán năm 2012 là 300.000 cây các loại phục vụ nhu cầu trồng cây phân tán của các đơn vị trên địa bàn thành phố; đến nay đã gieo ươm, chăm sóc 80.000 cây bóng mát và 139.000 cây kiểng và 81.000 cây mọc nhanh. Đồng thời, Chi cục đang tiếp tục tổ chức chăm sóc cây trồng tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng với số lượng 6.037 cây và 100 cây Sưa do Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang trao tặng, đồng thời đang chuẩn bị trồng 81 cây ven hồ theo thiết kế được duyệt. Chi cục cũng đã hoàn chỉnh kế hoạch phát động triển khai trồng cây đại trà theo đề án trồng rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng 2020 để trình UBND thành phố phê duyệt.

- Xây dựng phương án tổ chức lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 và phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận và Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Du lịch quận 12 chuẩn bị tổ chức lễ tại Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông. Chi cục Lâm nghiệp cung cấp cây trồng và tham gia chỉ đạo, giám sát thi công Công trình trồng 500.000 cây chống sạt lở ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố (từ đầu năm 2012 đến nay, Chi cục đã cung cấp 19.000 cây).

- Thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã, trong tháng 5/2012, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền cho 1.514 lượt người (luỹ kế trong 5 tháng đầu năm 2012 là 6.166 lượt người); tổ chức 71 lượt tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã (luỹ kế 412 lượt); phối hợp với chủ rừng thực hiện 28 lượt tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn (luỹ kế 99 lượt); phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 08 lượt (luỹ kế 37 lượt).

 

- Về công tác kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã, trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 150 lượt với 150 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản (luỹ kế 773 lượt/ 518 cơ sở) và kiểm tra 12 lượt buôn bán động vật hoang dã trái phép (luỹ kế 78 lượt). Kết quả, đã lập biên bản 12 vụ vi phạm và đã xử phạt vi phạm hành chính 12 vụ (luỹ kế từ đầu năm đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 52 vụ); thu nộp ngân sách nhà nước 43.700.000 đồng (lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 237.850.000 đồng, bằng 26,35% so cùng kỳ năm 2011).

 

- Về công tác cứu hộ động vật hoang dã, hiện nay, tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi có 137 cá thể thuộc 26 loài đang được chăm sóc cứu hộ.

4.- Lĩnh vực Thủy sản – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tiếp tục phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gồm các nội dung: Quy hoạch vùng và công nhận cho các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định; triển khai Chương trình hỗ trợ khai thác xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và DK1.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 28/2011/TT-BNNPTNT về quy định việc chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT về Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển; Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản; Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT về ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thới hạn trong năm; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

- Tiếp tục triển khai Chương trình giám sát dịch bệnh cá cảnh và Chương trình nuôi tốt cá cảnh giai đoạn 2011 – 2015.

- Xây dựng Chương trình An toàn vệ sinh thực phẩm nguồn gốc động vật.

- Triển khai công tác điều tra giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các hoạt động nghề cá trên vùng biển thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực hiện công tác quản lý chất lượng thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền, trong tháng, Chi cục đã thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan sản phẩm thủy sản tươi ướp đá với số lượng 11.000 tấn; kết quả đều đảm bảo độ tươi, không lẫn tạp chất để làm thực phẩm. Chi cục cũng thường xuyên nhắc nhở các điểm kinh doanh không xử lý, phân loại sơ chế sản phẩm dưới nền điểm kinh doanh, bảo quản tốt sản phẩm, bày bán sản phẩm trên kệ cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản.

- Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 1.728 chiếc, với tổng số thuyền viên là 6.845 người; trong đó, tổng số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90 CV là 135 chiếc, với tổng số thuyền viên là 1.340 người; tổng số tàu thuyền có công suất từ 20 CV đến 90 CV là 774 chiếc, với tổng số thuyền viên là 3.000 người; tổng số tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20 CV là 819 chiếc, với tổng số thuyền viên là 2.505 người. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền nói trên, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền đang hoạt động trên Biển Đông để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

5.- Lĩnh vực thủy lợi – phòng chống lụt bão:

- Triển khai các biện pháp đối phó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu 2012.

- Hướng dẫn triển khai Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn; xác định phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, bờ sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn quận, huyện triển khai thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại phường - xã - thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 29/02/2012 và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Tổ chức trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Đối với 135 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008 (theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10/7/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 133/135 công trình (đạt 98,51%) và đang thi công 02 công trình (01 công trình của huyện Củ Chi và 01 công trình của quận 2).

- Đối với 125 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2009 (theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 121/125 công trình (đạt 96,8%), đang thi công 02 công trình (01 công trình của quận Bình Thạnh và 01 công trình của huyện Nhà Bè) và đang chuẩn bị thi công 02 công trình (01 công trình của huyện Bình Chánh và 01 công trình của huyện Nhà Bè).

- Đối với 59 công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2011 (Công văn số 1082/UBND-CNN ngày 14/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã phê duyệt 28/59 hồ sơ, đạt 47,45%, trong đó, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 22 công trình (đạt 37,28%), đang thi công 05 công trình (tại quận Thủ Đức), đang chuẩn bị thi công 01 công trình (tại huyện Nhà Bè); còn lại 31 công trình đang tiến hành thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 10.710 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 17.360 hộ dân.

- Tiếp tục tham gia Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”. Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 2015 theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011.

6.- Lĩnh vực phát triển nông thôn:

- Về kinh tế tập thể: Tính đến tháng 5/2012, trên địa bàn thành phố có 52 Hợp tác xã và 220 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chi cục Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai các nội dung phát triển kinh tế tập thể năm 2012 tại 5 huyện và 52 xã.

- Về thực hiện chính sách: Tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của UBND thành phố về ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Trong 5 tháng đầu năm 2012, có 83 phương án được phê duyệt theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND, gồm 469 hộ vay vốn với tổng vốn đầu tư là 423 tỷ đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 147 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai Quyết định 36/2011/QĐ-UBND đến nay đã có 322 phương án, 1.765 hộ, tổng vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 557 tỷ đồng.

- Về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục theo dõi tiến độ thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 06 xã thí điểm. Đến tháng 5/2012, các xã đạt số tiêu chí như sau: xã Tân Thông Hội đạt 18/19 tiêu chí, xã Thái Mỹ đạt 13/19 tiêu chí, xã Xuân Thới Thượng đạt 15/19 tiêu chí, xã Tân Nhựt đạt 12/19 tiêu chí, xã Nhơn Đức đạt 14/19 tiêu chí, xã Lý Nhơn đạt 13/19 tiêu chí. Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn đang phối hợp với Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của 06 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới điều chỉnh các nội dung Đề án thí điểm. Đối với 22 xã xây dựng đề án đợt 1 năm 2011, hiện nay Ban Quản lý các xã đang chỉnh sửa đề án theo nội dung góp ý của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố; thẩm định lần 2 để trìnhy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Đối với 30 xã còn lại, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện đã tổ chức họp góp ý đề án, dự kiến hoàn thành thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt trong tháng 5/2012. Trong ngày 07/5/2012 vừa qua, đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới (đợt 1) cho 85 học viên là cán bộ quản lý nhà nước cấp cơ sở thuộc các xã, huyện ngoại thành. Dự kiến sẽ mở 01 lớp đợt 2 vào ngày 21/5/2012.

- Về phát triển ngành nghề nông thôn: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn lần thứ VI – năm 2012. Triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới.

          - Về diêm nghiệp, tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ muối trên địa bàn thành phố. Đến nay, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 673 hộ tham gia sản xuất muối với tổng diện tích 1.532,2 ha, trong đó có 102 ha muối trải bạt; bao gồm xã Lý Nhơn 860 ha, Long Hoà 202,2 ha, Thạnh An 400 ha và thị trấn Cần Thạnh 70 ha. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng 2 đợt áp thấp nhiệt đới, xảy ra mưa trái vụ làm thiệt hại 3.550 tấn muối. Sản lượng thu hoạch là 33.450 tấn, trong đó có 3.700 tấn muối trải bạt; đến nay đã tiêu thụ 3.350 tấn, trong đó có 450 tấn muối trải bạt. Giá muối mua tại ruộng: muối trắng 1.000 đồng/kg, muối vàng 800 – 850 đồng/kg, muối bạt 1.100 đồng/kg. Hoàn thành xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo nghề sản xuất muối theo “Quy trình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt” tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; dự kiến sẽ triển khai thực hiện đào tạo 15 lớp cho 510 học viên.

- Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành Đoàn thành phố triển khai các nội dung liên quan đến kế hoạch chương trình liên tịch năm 2012. Tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 – 2015 giữa Chi cục Phát triển nông thôn thành phố với Chi cục Phát triển nông thôn 04 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu và Tây Ninh.

7.- Hoạt động khuyến nông:

- Trong tháng 5/2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 19 lớp tập huấn kỹ thuật cho 510 nông dân về trồng rau theo quy trình VietGAP, nuôi heo và nuôi bò sữa theo quy trình VietGAHP, trồng hoa lan cắt cành, nuôi tôm và nuôi cá cảnh; tổ chức 04 lớp huấn luyện kỹ thuật về trồng một số loài cây ăn trái trên vùng đất phèn và kỹ thuật nuôi cá cảnh cho 120 người tham dự; tổ chức 09 chuyến tham quan các mô hình tiên tiến cho 270 lượt nông dân của các quận 2, 9, 12, Thủ Đức và huyện Nhà Bè; xây dựng 04 mô hình nhân giống lúa tại huyện Củ Chi và 08 mô hình thủy sản tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè; thực hiện 06 chương trình phát thanh khuyến nông trên sóng AM – Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, mỗi tuần 2 lần vào ngày thứ năm và thứ bảy, với các nội dung: VietGAP trên heo; Kỹ thuật trồng các giống cây lâm nghiệp; Kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu năm 2012; Công nghệ sau thu hoạch trên vụ lúa Hè Thu; Sử dụng Zeolite trong nuôi thủy sản; Công nghệ sau thu hoạch cho cây tiêu.

- Tiếp tục duy trì Bản tin thị trường, tập san, trang web, mô hình cà phê khuyến nông.

- Khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012; khảo sát mô hình cải tạo vườn đẹp, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

8.- Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 303.656 nhân khẩu của 53.627 hộ dân ngoại thành. Trong tháng đã lắp đặt thêm 249 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng (luỹ kế từ đầu năm đến nay đã lắp đặt thêm 1.085 đồng hồ nước).

- Về chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm đã tổ chức 10 lớp vận hành và bảo dưỡng hầm biogas an toàn, 10 lớp tập huấn kỹ thuật xử lý chất thải làng nghề quy mô hộ gia đình, cấp phát 600 thùng thu gom rác sinh hoạt cho 30 xã xây dựng nông thôn mới; khảo sát các làng nghề, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải. Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai mô hình giảm thiểu ô nhiễm thông qua thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

9.- Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tổ chức giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố với sự tham gia của 63 tổ chức, cá nhân; tổ chức 03 đợt kết nối giữa tiểu thương kinh doanh rau, hoa của các chợ nội thành với các hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Chuẩn bị tổ chức Hội thi Trái ngon – An toàn Nam bộ lần thứ 4, năm 2012 tại Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên.

- Thực hiện Chương trình “Mỗi nhà nông một website”, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng website cho 03 đơn vị mới, nâng tổng số website đã xây dựng cho các đơn vị từ đầu chương trình đến nay là 43 website; đồng thời tiếp tục hỗ trợ nâng cấp website cho các đơn vị.

- Về hoạt động thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu cho thêm 08 đơn vị; lũy kế từ đầu chương trình đến nay là 43 đơn vị. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thiết kế tờ gấp cho 05 đơn vị.

- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập”, trong tháng đã phát sóng chương trình “Hưởng ứng tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ”; đồng thời đang thực hiện chủ đề “Nét mới trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản thành phố.”, “Sự cần thiết của vấn đề đào tạo cho cán bộ quản lý trong xây dựng nông thôn mới”, phóng sự Nông dân hội nhập với chủ đề: “Rau VietGAP, sự lựa chọn của người tiêu dùng thành phố”.

- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 32 tổ chức, cá nhân với diện tích là 11,87 ha, sản lượng dự kiến 1.215 tấn/năm. Lũy kế từ năm 2009 đến nay, Trung tâm đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 157 tổ chức, cá nhân (là xã viên của 3 Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích là 84,3203 ha; tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 9.940 tấn/năm.

10.- Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

          - Về công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi tiếp tục tổ chức bình tuyển, lập lý lịch cho đàn bò tại các nông hộ chăn nuôi bò sữa, nhất là các xã nông thôn mới và các xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; từ đầu năm đến nay, đã thực hiện 1.660 con, lũy kế từ khi thực hiện Chương trình phát triển giống bò sữa giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã bình tuyển, gắn số tai và lập lý lịch cho 70.253 con, chiếm khoảng 82,7% tổng đàn bò sữa của thành phố; khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ; khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa; đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP; giám định heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo.

          - Thực hiện Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đang thực hiện hoàn chỉnh các gói thầu thuộc Dự án để chuẩn bị đưa vào vận hành. Trung tâm đã thực hiện gói thầu bò sữa, vận chuyển 120 con (trong đó có 98 tơ và 22 tơ chửa) về nuôi tại trại. Trung tâm cũng đã tiến hành thu hoạch các giống cỏ trồng tại trại với tổng diện tích 5,8 ha từ đầu tháng 2 năm 2012; sản lượng cỏ khai thác được 54.400 kg, gồm các giống VA06, Voi xanh, Mulato II.

          - Về công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng:

          - Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 43 doanh nghiệp sản xuất -kinh doanh giống cây trồng, trong đó có 41 đơn vị sản xuất kinh doanh hạt giống, 01 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn trái, 01 cơ sở sản xuất kinh doanh giống hoa lan (doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số). Kế hoạch sản xuất giống trong 6 tháng đầu năm 2012 của các công ty là 3.656,5 ha giống các loại; riêng vụ Đông Xuân 2011 – 2012 là 625 ha, gồm 595 ha sản xuất hạt giống bắp các loại, còn lại là diện tích sản xuất hạt giống rau. Sản lượng hạt giống ước đạt 1.857 tấn.

          - Trong 5 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi đã triển khai thử nghiệm 05 giống dưa leo tại xã Trung Lập Thượng trên diện tích 1.000 m2. Tại Nhị Xuân, tiến hành thử nghiệm tính thích nghi 3 giống rau cải ngồng, diện tích 1.000 m2. Về công tác sưu tập giống rau, tiếp tục sưu tập 3 giống ớt mới; lũy kế từ năm 2010 đến nay đã sưu tập 20 giống rau; hiện nay, đang tiến hành trồng khảo sát, duy trì các giống sưu tập với diện tích 1.000 m2. Về sưu tâp các giống hoa kiểng mới, tiếp tục sưu tập 3 giống sứ Thái, lũy kế từ năm 2010 đến nay đã sưu tập 39 giống; hiện nay, đang tiếp tục chăm sóc và nhân giống.

- Đã xây dựng hoàn chỉnh thủ tục hành chính “Cấp mã số doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thành phố. Trong 5 tháng đầu năm 2012, đã tiếp nhận và cấp mã số cho 01 doanh nghiệp, lũy kế đến nay đã cấp mã số cho 64 doanh nghiệp theo Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.

11.- Hoạt động Công nghệ Sinh học:

 

- Tiếp tục thực hiện công tác đầu tư và thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố; triển khai Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ Sinh học phục vụ Nông nghiệp - Nông thôn tại TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo 5 lĩnh vực gồm: CNSH Thực vật, CNSH Thủy sản, CNSH Y dược, CNSH Động vật, Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm. Tiếp tục theo dõi các mô hình đã triển khai và xây dựng một số mô hình mới tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.

 

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật: Trong tháng, Trung tâm Công nghệ Sinh học đã nhân giống được 3.775 cây (gồm 250 cây Hồ điệp, 3.375 cây Dendrobium, 150 cây Catleya); lũy kế từ đầu năm đến nay đã nhân giống được 13.965 cây lan các loại và cung cấp cho các nhà vườn 1.911 cây con các loại (tính lũy kế từ đầu năm đạt 8.248 cây). Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ: “Lưu giữ nguồn gen một số giống lan rừng và khảo sát một số tổ hợp lai giữa giống lan nhập nội với lan rừng Việt Nam (Dendrobium)”, Nghiên cứu tạo kit Elisa phát hiện nhanh hai loại virus ORSV và CyMV gây bệnh trên lan”,...

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản: Tiếp tục triển khai các nghiệp vụ: “Nghiên cứu thử nghiệm quy trình phân lập, nuôi và nhân sinh khối một số loài vi tảo thuộc nhóm tảo khuê phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM”, “Thiết lập quy trình xử lý vaccine tổ hợp kháng bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra cho cá Tra”, “Phát triển kit chẩn đoán nhanh ELISA ứng dụng trong chẩn đoán virus gây bệnh đốm trắng và taura trên tôm nuôi” và một số nghiệp vụ khác.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học y dược: “Nghiên cứu Kit PCR và realtime PCR chẩn đoán các vi khuẩn gây hại trên người trong thực phẩm”, “Phát triển kỹ thuật tạo phôi và cấy phôi cho bò sữa” và một số nghiệp vụ khác.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học vi sinh - thực phẩm: Tiếp tục phân lập và tuyển chọn một số chủng lactobacillus để sản xuất probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất một số chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; nghiên cứu đa dạng hóa chế phẩm có chứa nấm đối kháng Trichoderma,...

12.- Công tác tổ chức – đào tạo:

- Lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành: kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch đề án thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về “tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở nông thôn”.

- Trình Sở Nội vụ thành phố về việc rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã ban hành Quyết định sửa đổi Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp; thành lập Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện sản xuất rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn thành phố; thành lập Ban Tổ chức Hội thi trái ngon – An toàn Nam Bộ lần 4, năm 2012 tại thành phố.

- Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp đang tiếp tục công tác tuyển sinh năm 2012. Tổng số học sinh đang học tại trường hiện nay là 777 học sinh, tổng số lớp là 25 lớp thuộc 08 ngành đào tạo. Trường cũng đang đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn cho 80 học viên (gồm 30 học viên lớp Chăn nuôi heo tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; 25 học viên lớp Điện dân dụng và 25 học viên lớp Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại huyện Củ Chi); đào tạo nghề Thuyền trưởng, Máy trưởng các hạng cho 188 học viên.

13.- Hoạt động Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học” (QSEAP-BPD):

          - Về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn: Ban quản lý dự án đã hoàn tất công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, nhà thầu được chọn là Công ty Cổ phần tư vấn phát triển Nông nghiệp - Nông thôn Miền Bắc.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng nông nghiệp an toàn: Đã hoàn thành Điều khoản tham chiếu (TOR) và dự toán dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trình Ban quản lý Trung ương dự án QSEAP để xin ý kiến của ADB trong việc tuyển chọn nhà thầu.

- Về tập huấn cho nông dân, đơn vị chế biến và kinh doanh; tăng cường năng lực cho cán bộ điều phối an toàn lương thực cấp huyện, xã: Hiện nay Ban quản lý dự án QSEAP thành phố đang đề nghị Cục Trồng trọt hỗ trợ đào tạo, tập huấn  giám sát và lấy mẫu chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn trên rau cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, dự kiến sẽ triển khai vào tháng 6/2012; tổ chức 02 lớp tập huấn, đào tạo đánh giá viên nội bộ về chứng nhận VietGAP trên rau, quả cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại; phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân về sản xuất rau an toàn theo VietGAP, dự kiến đến 30/6/2012 hoàn thành.

- Về hỗ trợ đầu tư phát triển khí sinh học: Đã xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn Chương trình phát triển Khí sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Đến nay đã lắp đặt xây dựng được 15 hầm, đã tiến hành nghiệm thu được 5 hầm.

14.- Hoạt động Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm” (LIFSAP):

- Về thực hành chăn nuôi an toàn (GAHP), Ban quản lý dự án LIFSAP thành phố đã tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông và cán bộ thú y huyện Củ Chi và 04 xã tham gia vùng GAHP: An Phú, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông. Hiện đang hoàn thành kế hoạch tập huấn cho trưởng nhóm GAHP/ nông dân chủ chốt.

- Về quản lý chất thải, đã lắp đặt 72 hầm khí sinh học composite tại các xã Nhuận Đức và Tân Thạnh Đông, trong đó, 52 hầm đã giải ngân.

- Hoàn thành hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho nông dân.

- Về nâng cấp các cơ sở giết mổ: Đang hoàn thành hồ sơ thiết kế xử lý chất thải nâng cấp lò mổ Trung Tuyến ở xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.

- Về nâng cấp các chợ thực phẩm tươi sống: Trong số 33 chợ đã khảo sát, có:

+ 09 chợ trong danh mục nâng cấp, trong đó có 06 chợ (04 chợ ở huyện Củ Chi và 02 chợ ở huyện Hóc Môn) đã hoàn thành thiết kế chi tiết gửi về Ban quản lý Trung ương dự án LIFSAP; 03 chợ (ở quận Thủ Đức) đang hoàn thành thiết kế.

+ 01 chợ (Chợ Phước Long B, quận 9) đang chuẩn bị hồ sơ gửi Ban quản lý Trung ương dự án LIFSAP xin ý kiến không phản đối.

+ 04 chợ (01 chợ ở huyện Cần Giờ, 02 chợ ở huyện Bình Chánh và 01 chợ ở quận Tân Phú) đang hoàn thành biểu mẫu.

+ 19 chợ còn lại không đạt yêu cầu của dự án.

IV.- Một số nhận xét, đánh giá chung:

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 5 tháng đầu năm 2012 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,1% so cùng kỳ 2011, trong đó trồng trọt tăng 4,2%, chăn nuôi tăng 4,5%, thủy sản tăng 9,4%, dịch vụ nông nghiệp tăng 10,8%, dịch vụ thủy sản tăng 10%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 10,6%, diện tích cây hoa kiểng tăng 6,9%, sản lượng cỏ thức ăn gia súc tăng 25%, đàn bò sữa tăng 7,5%, sản lượng sữa bò tươi tăng 5,2%, đàn heo tăng 10,6%, nuôi chim Yến lấy tổ tăng gấp 3 lần, sản lượng nuôi thủy sản tăng 35,6%, cá cảnh tăng 7%,…

- Hiện nay, tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm và Lở mồm long móng trên cả nước đang tạm thời được khống chế; riêng đối với dịch bệnh Tai xanh trên heo (PRRS) đã có 08 tỉnh đang xảy ra dịch bệnh chưa qua 21 ngày với tiến độ tăng dần; dự báo trong thời gian tới tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cũng sẽ còn nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm của thành phố tương đối ổn định, không phát hiện hộ chăn nuôi xảy ra dịch bệnh nhưng cần thiết vẫn phải duy trì sự phối hợp của toàn thể các lực lượng, ban ngành địa phương trong công tác phòng, chống và xử lý triệt để các ổ dịch ngay từ khi phát sinh.

- Tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống triều cường; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đê bao, phòng chống lụt bão.

- Vụ Hè Thu đang phát triển ổn định, phù hợp với kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Tình hình rừng trên địa bàn thành phố tiếp tục ổn định, hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, phòng chống cháy rừng được tăng cường và duy trì thường xuyên, chú trọng việc phối hợp giữa các lực lượng nên đạt hiệu quả cao.

- Về thực hiện vốn kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012, các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn kế hoạch còn chậm, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Các chủ đầu tư cần tập trung đôn đốc các nhà thầu nhanh chóng thực hiện theo đúng tiến độ của hợp đồng (lập dự án, thi công); gắn kết các địa phương đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.

V.- Chương trình công tác tháng 6 năm 2012:

Trong tháng 6 năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1.- Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

2.- Tiếp tục tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, xây dựng và phát triển làng nghề ở nông thôn. Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

3.- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012.

          4.- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.

5.- Chỉ đạo sản xuất Vụ Hè Thu 2012 theo tiến độ, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố. Tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn, phục vụ sản xuất Vụ Hè Thu 2012 có hiệu quả.

6.- Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

          7.- Tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; xử lý triệt để các trường hợp xảy ra dịch ngay từ khi phát sinh, quyết tâm không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

8.- Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến nông 3 giảm, chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo.

9.- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 29/02/2012 và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2012 và kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão tại các quận, huyện.

10.- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về Hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND ngày 18/3/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 phê duyệt Chương trình quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 13/3/2012 về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2012. Tăng cường kiểm tra an toàn chuồng trại, nhất là đối với các loài động vật nguy hiểm trong mùa mưa lũ, triều cường trên địa bàn thành phố.

11.- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng cơ bản chuyên ngành trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trong mùa khô để hoàn thành đúng kế hoạch.

12.- Tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn lần thứ VI – năm 2012.

13.- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị.



Số lượt người xem: 7685    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm