SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
0
0
3
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 07 Tháng Bảy 2004 10:05:00 CH

Thông tin tuần từ 28/6/2004 đến 04/7/2004

-

   

1.- Tình hình sản xuất vụ hè thu 2004 :

1.1.- Theo báo cáo của các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, tiến độ sản xuất một số loại cây trồng trong vụ hè thu 2004 trên địa bàn thành phố, tính đến nay, như sau :

+ Lúa : Diện tích lúa hè thu đã gieo sạ là 9.115 ha / 9.970 ha, đạt 91,42% so kế hoạch năm 2004 và đạt 85,50% so cùng kỳ. Hiện nay, đa số lúa đang đẻ nhánh, làm đòng; lúa sớm đang ngậm sữa, vào chắc. Diện tích đã thu hoạch là 1.076 ha (chủ yếu tại huyện Củ Chi).

+ Rau : Diện tích rau đã gieo trồng là 2.651 ha / 2.840 ha, đạt 93,34% so kế hoạch năm 2004 và đạt 115,36% so cùng kỳ. Rau đang phát triển và thu hoạch.

+ Đậu phộng : Diện tích đậu phộng đã xuống giống là 209 ha, đạt 97,20% so cùng kỳ. Đến nay, toàn bộ diện tích đã được thu hoạch xong.

+ Bắp : Diện tích bắp đã gieo trồng là 62 ha, đạt 100,05% so cùng kỳ, đến nay đã thu hoạch xong.

+ Cây hoa lài : Do Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông thành phố tích cực hướng dẫn bà con nông dân về kỹ thuật xử lý ra hoa lài trái vụ nên diện tích gieo trồng cây hoa lài trên địa bàn thành phố tăng nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, tính đến nay là 595 ha, phần lớn tại quận 12 và một số ít tại huyện Hóc Môn.

1.2.- Tình hình sinh vật hại cây trồng :

Tình hình sinh vật hại trên các loại cây trồng trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố diễn biến như sau :

- Trên lúa : Trong tuần qua, rầy nâu tiếp tục phát sinh trên lúa hè thu ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh, tổng diện tích nhiễm là 631 ha, mật độ thấp (200 – 500 con/m2). Trên lúa hè thu sớm đang trỗ, ngậm sữa tại huyện Củ Chi, bọ xít hôi phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm là 184 ha, mật độ phổ biến 3 – 5 con/m2. Các sinh vật hại như sâu cuốn lá, chuột, sâu đục thân, ốc bươu vàng, bệnh đốm vằn phát sinh trên một số diện tích với mật độ và tỷ lệ nhẹ. Diện tích nhiễm ốc bươu vàng tăng so với tuần trước do ruộng ngập nước nên dễ lây lan. Tại huyện Hóc Môn đã tổ chức diệt chuột đồng loạt trong tuần qua, số chuột bắt được là 120 con.

- Trên rau : Một số đối tượng gây hại trên rau như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá, rầy mềm tiếp tục phát sinh trên đồng ruộng. Do lượng mưa ít hơn tuần trước nên một số loại bệnh gây hại trên rau có giảm, tuy nhiên, bệnh đốm lá trên đậu, rau cải, bệnh thán thư trên ớt và bệnh phấn vàng trên dưa leo, khổ qua tiếp tục gia tăng. Hầu hết các diện tích nhiễm sinh vật hại nói trên đã được bà con nông dân tích cực phòng trị. Số ốc bươu vàng bắt được trong tuần qua tại các quận 9, Thủ Đức và huyện Hóc Môn là 624 kg, tăng so với tuần trước.

- Trên các cây trồng khác :

     + Sâu đục thân, rệp trên mía : 20 ha.

     + Sâu bệnh các loại trên cây ăn trái : 110 ha.

2.- Tình hình sản xuất vụ Mùa 2004 :

Theo báo cáo của các huyện Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh, hiện nay, mạ Mùa đã gieo là 52 ha, lúa Mùa đã sạ cấy là 30 ha.

3.- Tình hình chăn nuôi thú y :

- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển bình thường trong tuần qua. Tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm của thành phố tương đối ổn định, không phát sinh bệnh truyền nhiễm. Giá thịt hơi, sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tiếp tục đứng ở mức cao. Riêng giá bánh dầu đậu nành hiện giảm còn 6.000 đồng (so với trước đây là 6.800 đồng/kg). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã giới thiệu cho một số nhà chăn nuôi liên hệ mua để tự phối trộn nhằm giảm giá thành thức ăn. Ngoài ra, Sở cũng đã tổ chức khảo sát một số hộ chăn nuôi bò sữa để đánh giá thành sản xuất sữa tại hộ, một mặt phân tích những yếu tố nhằm giảm giá thành, mặt khác nghiên cứu đề xuất tăng giá sữa nhằm giúp người chăn nuôi có lãi.

- Trong tuần qua, Chi cục Thú y thành phố đã kiểm tra 02 hộ đăng ký tái chăn nuôi gia cầm và tái thẩm định thêm 09 cơ sở tái chăn nuôi. Như vậy, tính đến nay có 26 cơ sở tái chăn nuôi gia cầm đạt yêu cầu cho phép chăn nuôi trong tổng số 51 cơ sở đã đăng ký (có quy mô nuôi trên 1.000 con), không kể 21 cơ sở quy mô nhỏ trên địa bàn quận 7 đã đăng ký tái chăn nuôi nhưng không đủ điều kiện và Trạm Thú y quận 7 đã đề nghị Ủy ban nhân dân quận 7 chuyển đổi ngành nghề sản xuất cho các hộ nói trên.

- Đến nay đã có 700.000 con gia cầm nuôi lại với các quy mô khác nhau trên địa bàn thành phố. Chi cục Thú y thành phố đã và đang tiếp tục lấy mẫu huyết thanh trên đàn gia cầm nuôi lại để giám sát dịch tễ đối với dịch cúm gà.

- Theo báo cáo của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, lượng heo hơi nhập vào thành phố trong tuần này là 50.146 con, tăng 1.646 con so với tuần trước, chủ yếu các nguồn Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng và Vĩnh Long. Lượng trâu bò nhập là 710 con, tăng 149 con so với tuần trước, chủ yếu nguồn nhập từ các tỉnh Hải Dương, An Giang, Hà Tây, Quảng Ngãi.

4.- Tình hình sản xuất thủy sản :

Tình hình thả nuôi tôm sú vụ II/2004 : Tại 04 xã phía Bắc huyện Cần Giờ, trong tuần qua có thêm 73 hộ nông dân thả nuôi 11,85 triệu con giống tôm sú trên diện tích là 87,43 ha. Như vậy, tính đến nay đã có 655 hộ thả nuôi tôm sú vụ II/2004 với lượng giống là 117,43 triệu con, trên diện tích 737,41 ha (trong đó: mô hình nuôi công nghiệp 272,33 ha, mô hình bán công nghiệp 82,39 ha, nuôi ruộng 382,69 ha).

5.- Hoạt động kiểm lâm :

         Trong tháng 6/2004, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện và lập 16 biên bản vi phạm hành chính gồm :

-          02 vụ phá rừng trái phép, diện tích thiệt hại 0,0163 ha;

-          01 vụ khai thác rừng trái phép;

-          03 vụ vận chuyển, mua bán trái phép động vật rừng;

-          06 vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép;

-          04 vụ gây thiệt hại đất rừng, diện tích thiệt hại là 0,044 ha.

Cũng trong tháng 6/2004, Chi cục Kiểm lâm thành phố đã quyết định xử phạt hành chính 10 vụ với tổng số tiền phạt là 14.550.000 đồng, tịch thu 13,367 m3 gỗ xẻ, 0,32 ster củi và 03 con động vật hoang dã.

6.- Tình hình phát triển nông thôn :

Chi cục Phát triển Nông thôn tiếp tục thực hiện công tác tập huấn chính sách phát triển nông thôn, trong tuần qua đã tổ chức các lớp tập huấn về kinh tế tập thể và luật Hợp tác xã tại các quận 9 và Thủ Đức; đồng thời, tổ chức kiểm tra  lớp tập huấn về Biogas tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi.

7.- Hoạt động khuyến nông :

          Một số hoạt động khuyến nông chính đã được thực hiện trong tuần lễ vừa qua như sau :

- Tổ chức 03 cuộc hội thảo về các nội dung : Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại quận 12; nuôi tôm sú và các loài thuỷ sản khác tại huyện Cần Giờ; hội thảo về sản xuất lúa vụ hè thu trên địa bàn huyện Bình Chánh để giới thiệu các giống lúa năng suất chất lượng cao, quy trình kỹ thuật canh tác cho từng loại và các điểm bán giống uy tín.

- Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông thành phố đã tổ chức lượng giá 02 điểm trình diễn khuyến nông :

+ Lượng giá điểm trình diễn nuôi tôm sú luân canh trồng lúa với diện tích ruộng là 5.000m2, thời gian thực hiện 06 tháng, sử dụng giống lúa OM336, thu hoạch lãi 1 triệu đồng. Thu hoạch lúa xong, tiến hành thả tôm sú giống (P15), sau thời gian 3 tháng 10 ngày, tỷ lệ sống đạt 60%, hệ số sử dụng thức ăn 1,6, năng suất đạt 1 – 1,2 tấn/ha (trọng lượng 50 – 55 g/con), chủ hộ thu 360 kg trên diện tích 2.000m2, lãi thu được 7 triệu đồng. Đây là mô hình luân canh đạt hiệu quả rất cao trên địa bàn. Hình thức này là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh dịch bệnh cho tôm sú và tạo vùng nuôi tôm sú bền vững.

+ Lượng giá 02 điểm trình diễn nhân giống dứa Cayene trong tổng số 19 điểm trình diễn, kết hợp nhân giống dứa được triển khai thực hiện năm 2003 – 2004.

- Chuẩn bị cho cuộc hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt và các giải pháp phát triển trên địa bàn huyện Hóc Môn.

8.- Một số công tác khác :

- Họp với các Quận, Huyện triển khai công tác duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, phòng chống lụt bão năm 2004.

- Họp với các Sở, Ngành liên quan nghiên cứu vấn đề sử dụng kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (nguồn kinh phí chi thường xuyên).

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm, triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp – phát triển nông thôn đến cuối năm 2004.


Số lượt người xem: 3737    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm