SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
7
6
6
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30 Tháng Mười Một 2006 8:15:00 CH

Thông tin tuần từ 20/11/2006 đến 27/11/2006

Trong tuần lễ từ 20/11/2006 đến 27/11/2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

 

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 – 2010; trong đó, tập trung triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến cấp xã, phường.

- Chỉ đạo công tác phòng chống dịch hại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2006 – 2007 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Lúa Mùa: Diện tích lúa đã thực hiện là 19.649 ha, đạt 87,32% so với kế hoạch (22.500 ha); diện tích đã thu hoạch 3.797,8 ha.

Diện tích còn lại trên đồng ruộng là 14.180,2 ha (không tính diện đã tiêu hủy do nhiễm bệnh), trong đó đang trỗ - chín là 8.898 ha, làm đòng - trổ là 5.282,2 ha.

- Rau vụ Mùa: Diện tích rau đã thực hiện là 2.633 ha.

2.1.2/ Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2006 - 2007:

- Lúa Đông Xuân: Diện tích lúa đã thực hiện là 193,2 ha (chủ yếu tại quận 9 và huyện Củ Chi).

2.1.3/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Ngày 30/11/2006, Ban Chỉ đạo Phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa thành phố đã họp sơ  kết "Tháng hành động phòng trừ rầy nâu và tiêu hủy lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa trên địa bàn thành phố". Hội nghị đã thống nhất, nhờ xác định được diện tích nhiễm rầy, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cần phun thuốc trừ rầy, diện tích phải nhổ bỏ, cộng với các chính sách hỗ trợ đúng đắn nên đến nay đã khống chế được dịch, số lượng rầy vào bẫy đèn không đáng kể. Chi cục Bảo vệ thực vật sẽ rà soát lại toàn bộ hoạt động phòng chống dịch, chuẩn bị tổng kết vụ Mùa và tham mưu Thành phố để công bố hết dịch trên lúa vụ Mùa. Riêng đối với vụ Đông Xuân 2006 – 2007, Ban Chỉ đạo cũng đã lưu ý cần tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo Chương trình, Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chung của thành phố.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Tiếp tục thực hiện kế hoạch số 8391/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về Tháng hành động phòng, chống dịch gia súc và tái phát dịch cúm gia cầm, trong tuần qua, Chi cục Thú y tiếp tục tổ chức phối hợp với các đoàn công tác liên ngành thực hiện kiểm tra hoạt động giết mổ, chế biến, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Kết quả đã xử lý 81 trường hợp kinh doanh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép với số lượng gồm 392 con gà sống, 840 con vịt sống, 63 con và 16,8 kg gia cầm tươi, 4.110 quả trứng gà vịt. Tại các hộ chăn nuôi đã xử lý 04 trường hợp gây nuôi gia cầm trái phép với số lượng xử lý là 31 con gà.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

- Tại các hộ chăn nuôi: Trong tuần, phát hiện và xử lý 01 trường hợp heo bị bệnh lở mồm long móng (tại hộ chăn nuôi của ông Phan Văn Út - ấp 3A, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, với số lượng 08 con, có nguồn gốc địa phương, chưa được tiêm phòng).

- Tại các cơ sở giết mổ gia súc: Phát hiện 01 trường hợp với số lượng 01 con heo tồn chuồng có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, tại cơ sở giết mổ Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, có nguồn gốc địa phương và đã được xử lý thiêu hủy.

Hiện nay, các quận huyện vẫn đang tiếp tục tập trung tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin đợt II/2006 cho đàn gia súc (heo, trâu bò) trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, các khu vực ổ dịch cũ và các khu vực chăn nuôi trọng điểm.

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 23/11/2006 như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra là 375.666 con, trong đó có 231.145 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 34.489 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 10.630 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.524 con, Trại Tân Trung 4.376 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.118 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 10.362 con.

- Nuôi tại hộ dân: 341.177 con, trong đó, số lượng heo thịt là 220.783 con; số hộ chăn nuôi là 15.865 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra là 103.236 con, trong đó có 4.667 con trâu, 102.656 con bò (gồm 58.862 con bò sữa, 42.765 con bò lai Sind và bò ta, 1.609 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.659 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.456 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 976 con, bò lai Sind và bò ta 1.062 con, bò thịt 1.595 con.

- Nuôi tại hộ dân: 103.789 con, trong đó có 4.666 con trâu, 99.123 con bò (gồm: bò sữa 57.435 con, bò lai Sind và bò ta 41.688 con); số hộ chăn nuôi là 21.169 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 7.912 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.118 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 5.794 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 280 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè).

e/ Thỏ: Đến nay, đàn thỏ thành phố có 27.775 con, được nuôi tại các hộ dân.

2.2.4/ Công tác tiêm phòng:

Kết quả công tác tiêm phòng gia súc đợt II/2006 đến 23/11/2006 như sau:

+ Trên đàn heo: Tổng đàn kiểm tra 375.666 con, đã thực hiện:

- Tiêm phòng FMD: 294.435 con.

- Tiêm phòng dịch tả: 152.704 con.

- Tiêm phòng THT: 75.847 con.

- Tiêm phòng thương hàn: 66.613 con.

+ Trên đàn trâu, bò: Tổng đàn kiểm tra 103.236 con, đã thực hiện:

- Tiêm phòng FMD: 61.609 con.

- Tiêm phòng THT: 53.777 con.

+ Trên đàn chó: Tổng đàn kiểm tra 206.490 con, đến nay đã tiêm phòng bệnh dại 200.950 con.

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tuần qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo trong tuần: 57.326 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò trong tuần: 238 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê trong tuần: 143 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm trong tuần: 265.568 con.

   + Tiêu độc sát trùng: 65.921 m2

-   Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 159 trường hợp với tổng số tiền phạt là 26.930.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 209 lượt người, cung cấp 72 bộ văn bản pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản.

- Tổ chức 22 lượt tuần tra bảo vệ rừng.

- Kiểm tra 31 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; số lượng gỗ nhập khẩu được kiểm tra là 1.407,972m3.

- Lập 03 biên bản vi phạm hành chính, gồm 01 trường hợp vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép; 02 trường hợp vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép; đã xử phạt 03 trường hợp; thu nộp ngân sách 2.587.000 đồng.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Công tác rà soát 3 loại rừng tại các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã hoàn thành.

- Dự án Hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông: Đang thực hiện giai đoạn 2 (thiết kế trồng bổ sung cây 3 miền) và tăng cường cán bộ ngành lâm nghiệp.

- Triển khai thực hiện chương trình Hoa kiểng lâm nghiệp.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Tổng số cây cung cấp cho cac đơn vị trong năm: 377.330 cây (320.000 cây theo kế hoạch đầu năm 2006, 45.330 cây bổ sung cho các Trung tâm Bảo trợ xã hội,12.000 cây tiếp nhận từ Cục Lâm nghiệp để chuyển giao cho Tổng đội Thanh niên xung phong và Sư đoàn 309 kết nghĩa với Hội Nông dân thành phố). Hiện nay, Chi cục Phát triển lâm nghiệp đang tiến hành kiểm tra, nghiệm thu số cây trồng phân tán của các đơn vị nhận trồng theo kế hoạch năm 2006.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: Trong tuần thực hiện 109 con (lũy kế từ đầu năm 6.807 con, đạt 113,45% kế hoạch năm 2006).

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.090 con, đạt 72,67% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: Đến nay thực hiện được 512 con, đạt 146,29% kế hoạch năm 2006.

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Đến nay đã thực hiện được 5.410 con, đạt 135,2% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 2.885 triệu chồi, đạt 96,17% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 22.952 kg, sản phẩm động vật thủy sản 9.916 kg, cá cảnh 26.044 con.

- Kiểm dịch nhập khẩu: Cá cảnh 85 con, tôm hùm giống 1.500 con, cá mú giống 7.000 con, cá còm giống 2.700 con, cá chẽm giống 16.000 con, cá lăng  tôm hùm Úc làm thực phẩm 23 con, tôm sú bố mẹ 108 con, tôm thẻ chân trắng bố mẹ 955 con.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Thức ăn viên 37.000 kg, thức ăn cho tôm giống 1.020 kg, thức ăn khác 222.860 kg, bột gan mực 36.000 kg, dầu gan mực và dầu cá 113.480 kg, nguyên liệu khác 63.526 kg, vitamin các loại 6.177 kg, hóa chất 163.064 kg, chất diệt cá tạp 240.000 kg.

- Kiểm tra định kỳ 09 tàu.

3.6/ Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 7 lớp tập huấn theo quy trình về: Kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân ấp Đồn, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi; kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho nông dân quận 12, quận Gò Vấp; kỹ thuật nuôi cá kiểng cho nông dân quận 8, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt cho nông dân quận 2, quận 9, quận Thủ Đức; kỹ thuật nuôi heo và lồng ghép cho nông dân huyện Nhà Bè.

- Tổ chức 3 cuộc tham quan: Đưa nông dân xã Lý Nhơn, Bình Khánh  tham quan mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái ở Củ Chi; đưa  nông dân quận 12, quận Gò Vấp tham quan mô hình trồng bonsai ở quận 12, quận Thủ Đức.

- Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án lan cắt cành trên địa bàn quận 12 và Gò Vấp từ 2004-2006. Kết quả cho thấy dự án đã góp phần hữu hiệu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, được nông dân, địa phương hưởng ứng và đánh giá cao; chuyển giao ứng dụng công nghệ đến nông dân ở vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giải quyết lao động nhàn rỗi. Đặc biệt dự án đã góp phần làm tăng diện tích hoa lan trên địa bàn quận, dần hình thành làng nghề mới chuyên sản xuất hoa lan cắt cành để phục vụ nhu cầu xã hội.

3.7/ Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tổ chức lớp tập huấn về Kỹ thuật nuôi heo, cá an toàn và kiến thức kinh doanh cơ bản tại 02 huyện Nhà Bè và Hóc Môn.

- Làm việc với xã Tân Kiên và Nhơn Đức về dự án Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại các xã điểm.

- Làm việc với Ban quản lý dự án tăng cường công tác thông tin khuyến nông thị trường tại 20 tỉnh và 100 huyện.

- Họp góp ý nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để đưa làng nghề cá sấu Hoa Cà, vườn Bonsai Minh Tân, Khu du lịch Bình Mỹ, Vườn lan Nông trường Phạm Văn Cội thành điểm du lịch chính thức trong city tour do Sở Du lịch tổ chức.

3.8/ Hoạt động phát triển nông thôn:

- Tuyên truyền, tập huấn 01 lớp về kinh tế tập thể và Luật Hợp tác xã, 03 lớp về Quyết định 97 và 105 tại huyện Bình Chánh, xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và phường 12, quận Gò Vấp.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Hóc Môn, UBND xã Xuân Thới Sơn chuẩn bị Hội nghị triển khai Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn.

- Làm việc với Hội Nông dân huyện Nhà Bè về hỗ trợ hộ nông dân sản xuất giỏi xây dựng phương án vay vốn theo Quyết định 105 của UBND thành phố.

- Phối hợp với Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm hỗ trợ nông dân thành phố tuyên truyền, tập huấn Quyết định 105 tại huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn so với tuần trước như sau:

- Rau ăn lá: Bắp cải 3.200 đ/kg (giảm 1.000 đ/kg), cải thảo 3.600 đ/kg (giảm 200 đ/kg), xà lách búp 4.200 đ/kg (tăng 1.200 đ/kg).

- Rau củ quả: su hào 3.000 đ/kg (giảm 600 đ/kg), củ cải trắng 1.400 đ/kg (giảm 200 đ/kg), dưa leo 3.600 đ/kg (tăng 1.200 đ/kg), khổ qua 3.800 đ/kg (tăng 1200đ), đậu côve 4.600 đ/kg (giảm 600 đ/kg), khoai tây 4.800 đ/kg (tăng 200 đ/kg), khoai lang 2.800đ/kg (tăng 200 đ/kg), su su 1.600 đ/kg (giảm 200 đ/kg), cà tím 3.200 đ/kg (tăng 600 đ/kg), cà chua 2.000 đ/kg (giá không đổi).

4.1.2/ Trái cây:

Giá một số loại trái cây trong tuần qua như sau: thơm 2.600 đ/kg (tăng 400 đ/kg), hồng 10.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), thanh long 4.800 đ/kg (tăng 800 đ/kg), đu đủ 3.200 đ/kg (giảm 400 đ/kg), nhãn 4.000 đ/kg (giảm 500 đ/kg), các mặt hàng còn lại có giá không đổi như quýt đường 7.000 đ/kg, mãng cầu 9.000 đ/kg, bưởi năm roi 6.000 đ/kg, nho 9.000 đ/kg.

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh như sau:

+ Lượng thịt heo về chợ bình quân 119 tấn/ngày, giảm 8 tấn/ngày so với tuần trước. Giá thịt heo hơi 15.000 đ/kg, thịt heo đùi 30.000 đ/kg (tăng 3.000 đ/kg), thịt bò bắp 57.000 đ/kg,  cá lóc giá 31.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), thịt bò thăn 81.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg).

+ Trứng vịt 1.300 đ/trứng (giảm 100 đ/kg), trứng gà công nghiệp 1.400 đ/trứng.


Số lượt người xem: 3853    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm