SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
2
9
7
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Ba 2007 3:20:00 CH

Kết quả công tác của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Sở giai đoạn 2001 - 2006 và kế hoạch hành động giai đoạn 2007 – 2010

-


I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC  GIAI ĐOẠN  (2001 - 2006):

Ban VSTB PN Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện kế hoạch hành động VSTB của phụ nữ Sở giai đoạn 2001-2005 nhằm thực hiện các mục tiêu của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn TP, cụ thể như sau:

Năm 2001, được sự chỉ đạo của Ban VS TBPN Thành phố và sự quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Sở, Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ Sở, Ban VSTB PN Sở đã xây dựng kế hoạch hành động VSTB của phụ nữ Sở gồm các mục tiêu và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp nông thôn TP giai đoạn 2001-2005. Tích cực phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của phụ nữ, đã tăng tỷ lệ nữ tham gia vào vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hoạt động của ngành và đơn vị trực thuộc; tập trung thực hiện những công tác trọng tâm về quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực: lao động , việc làm , chăm sóc sức khoẻ, cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và các dịch vụ về chất lượng nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn, quan tâm các em học sinh và các bà mẹ VNAH, gia đình có công với cách mạng vùng sâu vùng xa trên địa bàn TP và các tỉnh Long An, Đăklak, …

Trong 3 năm (2001-2004), Ban VSTB PN Sở gồm 05 thành viên đều là nữ; năm 2005 kiện toàn và bổ sung nhân sự của Ban gồm 9 thành viên: 05 chị và 04 nam giới là cán bộ chủ chốt và phân công phụ trách từng lĩnh vực cụ thể; Bổ sung quy chế hoạt động của Ban; thường xuyên, gắn kết chặt chẽ với Ban Nữ công, với Công Đoàn, Thanh niên Sở để nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm; báo cáo công tác đầy đủ theo định kỳ. Hàng năm đều tổ chức đi cơ sở kiểm tra các vấn đề liên quan tới lao động nữ; tham gia phối hợp trong Chương trình liên tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thành Đoàn, Hội Nông dân về các hoạt động phong trào phụ nữ do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP và địa phương tổ chức.

Kết quả thực hiện 5 mục tiêu VSTBPN:

1. Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm:

 Ban Giám đốc Sở đã quan tâm bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức đặc biệt là nữ, nhằm giúp cho lao động nữ có trình độ, có việc làm ổn định; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển Nông thôn, Chi cục BVTV, CC Thú y đã triển khai chương trình liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP; tuyên truyền về chủ trương, chính sách, vận động hình thành các tổ hợp tác, HTX sản xuất nông nghiệp; tập huấn, hướng dẫn cho các chị em thực hiện theo Công văn 419/TP, Quyết định 105/TP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân nói chung, phụ nữ nói riêng có điều kiện để vay vốn có hỗ trợ lãi suất để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Kết quả của sự phối hợp công tác nêu trên đã giúp chị em ở khu vực nông thôn cũng cố được những kiến thức về khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất; góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện được cuộc sống của gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của TP.

2. Thực hiện các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục:

Về công tác cán bộ nữ, hàng năm đều có rà soát đánh giá đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội ngũ cán bộ nữ. Năm 2001, phụ nữ Sở chưa có học hàm tiến sĩ, chỉ có 3 chị thạc sĩ, đến nay 2006 đã có 2 chị tiến sĩ, 14 chị thạc sĩ và đặc biệt có 45 chị được học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ; 41 chị nâng cao lý luận chính trị (trình độ cử nhân, cao cấp và trung cấp), 6 chị chuyên viên chính. Cụ thể như sau:

Tiến sĩ 02 chị (0,34%), Thạc sĩ 14 chị (2,38%), Đang học cao học: 17 chị (2,90%), Đại học: 363 chị 61,94%); Cao đẳng: 3 chị (0,51%); Trung cấp: 27 chị (4,60%).

- CB chủ chốt: (gồm phó Giám đốc Sở, trưởng phó phòng ban, trưởng phó đơn vị và trưởng phó trạm, trại): 83 chị (14,16%),

- Đảng viên: 107 chị (20,55% so với nữ toàn sở); cấp uỷ: 18 chị (19,34% so với đảng viên nữ),

- Công đoàn viên ĐV: 558 chị (95,22% so với số nữ toàn Sở), UV BCH Công Đoàn: 33 chị (5,94%);

- Thanh niên: 101 chị (17,23%) .

3. Thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em:

3.1. Tổ chức đoàn kiểm tra về chế độ chính sách đối với lao đông nữ: có 12/18 đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV kết hợp khám phụ khoa. Các đơn vị đều thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, chỉ có 01 chị sinh con thứ ba.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đều tổ chức ngày Hội tuyên dương học sinh giỏi là con CBCNV, có khoảng 200 cháu, đại diện cho hơn 500 cháu là học sinh giỏi của toàn Sở về dự hội nghị với nội dung phong phú. Nhân dịp 1/6 và kết thúc năm học mới, tất cả các đơn vị đều có quà tặng và phần thưởng cho các cháu.

Học bổng Nguyễn Đức Cảnh được duy trì, có 51 suất với tổng kinh phí 25 triệu đồng/năm; đã tổ chức 6 đợt công tác XH, đi thăm, tặng quà, trao học bổng cho dân và các cháu nghèo vùng sâu vùng xa Đaklak, Lâm Đồng, Cần Giờ, Long An, Củ Chi, Nhà Bè (hàng ngàn phần quà trị giá hơn 200 triệu đồng,/năm, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 1.500 lượt người nghèo vùng sâu vùng xa, tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho 120 người già; tham gia cứu trợ lũ lụt; nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mỗi năm đều tổ chức một đợt công tác xã hội. Kết quả của các đợt công tác xã hội: đã xây dựng 02 nhà tình nghĩa, 10 nhà tình thương; quĩ xây dựng nhà tình nghĩa là món quà riêng của Phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT TP đối với diện chính sách, đền ơn đáp nghĩa tại vùng sâu vùng xa.

3.2. Hỗ trợ và góp phần chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ ở khu vực nông thôn nữ ở khu vực nông thôn ngoại thành:

Năm 2001-2006, tiếp tục thực hiện Chương trình Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để phụ nữ ngoại thành nhân khẩu có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt đời sống. Tuyên truyền, tập huấn vệ sinh môi trường cho hộ dân tại các phường xã; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh; hổ trợ lắp đặt hầm Biogas, hầm xử lý phân vật nuôi; cung cấp thùng rác. Từng bước nâng cao nhận thức, cải thiện điều kiện sống, cải thiện tình hình vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần bảo vệ sức khỏe và đã tạo ra một phong trào tốt về nếp sống văn minh; giúp cho phụ nữ và trẻ em ngoại thành có nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải phóng phụ nữ.

- Tập huấn và phổ biến cho dân không sử dụng nước ao hồ, sông rạch không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ và trẻ em.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điện và nước sinh hoạt.

- Dự án vệ sinh môi trường bước đầu đã phát huy hiệu quả, từng bước nâng cao kiến thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường trong nông nghiệp; bảo vệ sức khỏe cá nhân và công đồng thông qua các lớp tập huấn; tuyên truyền và phổ biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; biết cách bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn, sản xuất nông sản sạch; biết cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi, lắp đặt biogas hợp lý và hợp vệ sinh.

4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số cán bộ phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp các ngành.

Công tác qui hoạch cán bộ của Sở được quan tâm và từng bước thực hiện có hiệu quả trong việc rà soát, qui hoạch CB nữ hàng năm, có đại diện Ban VSTBPN Sở tham gia và góp ý kiến phát triển cán bộ nữ chủ chốt.

Cụ thể số lượng cán bộ nữ như sau: Đảng ủy viên Sở: 02 chị (15,38%); Bí thư đảng bộ, Chi bộ cơ sở: 07 chị; Phó Giám Đốc Sở: 01 chị (33%), Trưởng, phó phòng 04 chị (20%); Trưởng, Phó đơn vị: 03 chị; Đoàn thể: 02 Chủ tịch CĐ (CC Thú Y, Cty HV); 04/13 UV BCH CĐ, 02 CTCĐ cơ sở, 03 PCTCĐ cơ sở trực thuộc; 01 Bí thư Đoàn TN Sở; đặc biệt nhất có 01 chị là Đại biểu Hội đồng nhân dân TP 02 khoá liền và là UV BCH Hội LHPN Thành phố.

Tổng số có 83 chị cán bộ chủ chốt.

 Các chị đã đạt được những thành tích tốt, được khen thưởng ở mức cao như: 02 chị nhận Bằng khen của Chính phủ, nhiều chị được bằng khen của  Bộ chủ quản, Bộ Thủy sản và của UBND TP, là CSTĐ thành phố nhiều năm liền ...  

5. Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tuyên truyền cho CB-CC nữ toàn Sở và một số CB nam chủ chốt về Chương trình hành động VS TBPN năm 2001-2006. Tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng năm về các ngày kỷ niệm: Quốc tế Phụ nữ 8/3, Gia đình Việt Nam 28/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10; tổng kết các hoạt động phong trào nữ công nhân lao động của ngành.

Tổ chức các khóa tập huấn: phát triển về giới và công tác nữ công; kết hợp phụ nữ quận huyện ngoại thành tìm hiểu sinh hoạt của phụ nữ nông thôn; thường xuyên kiểm tra các đơn vị có nhiều lao động nữ.

- Duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ Phụ nữ Sở, tạo sân chơi cho chị em và có tác dụng hướng dẫn giúp cán bộ nữ công ở cơ sở hoạt động.

Ban đã xác định rõ nhiệm vụ và vai trò, phạm vi hoạt động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; bố trí, phân công các thành viên tiểu ban theo từng lĩnh vực phù hợp. Hàng năm đều có chương trình kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách đối với LĐ nữ. Các vấn đề giải quyết liên quan tới lao động nữ, đều tham khảo ý kiến của Ban VSTB PN Sở hoặc Ban trực tiếp tham gia. 

- Tiến hành đăng ký khám sức khoẻ định kỳ tại Trung tâm y tế cho toàn bộ số lượng cán bộ nữ đang công tác, 100% cán bộ nữ đã được khám sức khỏe định kỳ theo kế hoạch; Tạo điều kiện cho toàn bộ số lượng cán bộ-CC nữ theo học các khoá học dài hạn, ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ chính trị và ngoại ngữ.

II- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2007 - 2010:

Căn cứ vào kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động của cán bộ công chức, viên chức-lao động nữ Sở Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2007-2010 như sau:

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia vì vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, tiếp tục cải thiện đời sống vật chất văn hoá và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực: đời sống, chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội.

- Tuyên truyền và động viên toàn thể chị em đang công tác tại các cơ quan đơn thuộc Sở hãy phát huy tiềm năng, trí tuệ và sáng tạo trong lao động, sản xuất và nghiên cứu khoa học để góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2007-2010.

- Xây dựng phong trào phụ nữ ngành nông nghiệp và PTNT yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

- Tập hợp đông đảo phụ nữ toàn Sở tham gia phong trào và hoạt động nữ công và Câu lạc bộ Phụ nữ Sở góp phần xây dựng phong trào phụ nữ ngành nông nghiệp và PTNT vững mạnh.

- Quyết tâm thực hiện tốt Quyết định 97/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của UBND Thành phố phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010.


Số lượt người xem: 10992    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm