SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
9
8
9
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Tám 2004 4:20:00 CH

Ghi nhận từ một chuyến tham quan, học tập “Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm của tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình có 320 Hợp tác xã nông nghiệp, đến nay đã chuyển đổi 314 Hợp tác xã. Dân số tỉnh Thái Bình có trên 90% sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp đầu tiên trên miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ha vào năm 1966, tiếp đó là 6 tấn, 10 tấn và đến nay là 12,6 tấn/ha. Đây cũng là tỉnh có năng suất lúa cao nhất cả nước. Năm 2002, toàn tỉnh đã đạt giá trị sản lượng 32 triệu đồng/ha/năm.
 
   

Chúng tôi đến tỉnh Thái Bình vào một ngày cuối trung tuần tháng 7 năm 2004, lúc ngoài trời đầy mưa gió và nước ngập trắng các cánh đồng, nhưng lòng của chúng tôi đã thực sự ấm áp trở lại khi được nghe các đồng chí lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông tỉnh Thái Bình báo cáo về việc “Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm” của tỉnh.

Tỉnh Thái Bình có 320 Hợp tác xã nông nghiệp, đến nay đã chuyển đổi 314 Hợp tác xã. Dân số tỉnh Thái Bình có trên 90% sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp đầu tiên trên miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ha vào năm 1966, tiếp đó là 6 tấn, 10 tấn và đến nay là 12,6 tấn/ha. Đây cũng là tỉnh có năng suất lúa cao nhất cả nước. Năm 2002, toàn tỉnh đã đạt giá trị sản lượng 32 triệu đồng/ha/năm.

          Hiện nay, sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt trên 1 triệu tấn/năm. Bình quân đầu người 600 kg lương thực/năm. Tuy nhiên, lượng lúa dư thừa nằm trong dân; khi cần, người dân mới bán vài chục cân nên việc thu mua để chế biến là điều cực kỳ khó khăn.

Ngày 10/9/2001, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết số 04/NQ/TU về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Ngày 10/4/2003, Tỉnh ủy Thái Bình ra tiếp Nghị quyết số 08/NQ/TU về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm giai đoạn 2003 – 2010, trong đó nêu rõ quy mô diện tích cánh đồng từ 07 ha trở lên và mục tiêu đến năm 2010, mỗi thôn, xã, huyện, thị xã có 40% diện tích canh tác đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm; đồng thời nhấn mạnh vai trò tập trung lãnh đạo : Bí thư, Chủ tịch UBND cấp nào là trưởng và phó Ban chỉ đạo xây dựng cánh đồng 50 triệu của cấp đó. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng đã có Đề án số 07/ĐA-UB ngày 15/4/2003 xây dựng cánh đồng có giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên của tỉnh giai đoạn 2003 – 2010, trong đó áp dụng chính sách đầu tư 3,5 triệu đồng/ha, đồng thời phát triển chợ đầu mối ở nông thôn và chú y phát triển tiểu thủ công nghệ để tăng giá trị sản xuất.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thái Bình, ngay từ đầu vụ xuân năm 2003, Trung tâm Khảo nghiệm và Khuyến nông tỉnh Thái Bình đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã lựa chọn 12 cơ sở làm mô hình điểm của tỉnh với tổng diện tích là 128,4 ha, trong đó, mô hình nhỏ nhất là 7 ha, mô hình lớn nhất là 15,7 ha. Mỗi điểm bố trí 01 cán bộ kỹ thuật khuyến nông và 01 khuyến nông viên cơ sở để trực tiếp chỉ đạo. Các mô hình này được xây dựng dự trên 3 tiêu chí :

+ Tiêu chí 1 : Những mô hình này này chưa đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trước đây, được xây dựng những công thức luân canh và đi tìm những cây mới có giá trị, dễ tiêu thụ, đồng thời tổ chức tập huấn cho những người làm trên cánh đồng theo từng vụ.

+ Tiêu chí 2 : Những cánh đồng này phải liền vùng, liền thửa.

+ Tiêu chí 3 : Công thức luân canh phải bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao và có tính ổn định về giá trị thu nhập trong nhiều năm.

          Kết quả sau một năm thực hiện, cả 12 mô hình đều đạt kết quả tốt. Bình quân giá trị sản xuất của 12 mô hình đạt 60,78 triệu đồng/ha/năm. Có 6 mô hình đạt giá trị sản xuất trên 60 triệu đồng/ha/năm, các điểm còn lại đều đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm. Mô hình đạt giá trị sản xuất cao nhất là 70,95 triệu đồng/ha/năm.

          Đối với các huyện, thị xã và cơ sở, ngay sau khi Nghị quyết 8 của Tỉnh ủy được triển khai, các huyện, thị xã đều thành lập Ban chỉ đạo theo hướng dẫn của tỉnh, trong đó, Trưởng ban chỉ đạo cấp nào là Bí thư của cấp đó, Phó trưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Từ tháng 6/2003 đến nay, số cánh đồng xây dựng mô hình 50 triệu đồng/ha/năm có quy mô đúng tiêu chí tỉnh quy định đã thực hiện được 271 cánh đồng. Bình quân diện tích mỗi cánh đồng là 11,2 ha.

          Kết quả thực hiện về giá trị sản xuất ở các mô hình toàn tỉnh tính đến tháng 01/2004 như sau :

+ Có 42 điểm mô hình với diện tích 492,58 ha đã đạt trên 50 triệu đồng/ha.

+ Có 224 điểm mô hình với diện tìch 2.471,51 ha có khả năng đạt trên 50 triệu đồng/ha sau một năm thực hiện.

+ Chỉ có 5 điểm mô hình với diện tích 69,66 ha là không có khả năng đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha, chủ yếu là ở các điểm trồng cói chuyên canh hoặc sản xuất 3 vụ/năm nhưng không có cây trồng có giá trị cao trong cơ cấu 3 vụ.

          Thông qua việc thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, tỉnh Thái Bình đã có những đánh giá bước đầu như sau :

- Hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác đất cao hơn rõ rệt so với trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha.

- Mức độ thu hút lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cao hơn trước do tăng vụ sản xuất trong năm, tăng đầu tư cho các sản phẩm có giá trị cao, tăng số lao động dịch vụ phục vụ thu gom, chế biến.

- Giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân trên cánh đồng 50 triệu tăng rõ rệt so với trước đây (tăng từ 130 – 170%).

- Trình độ thâm canh, kiến thức khoa học công nghệ và khả năng thích ứng thị trường của nông dân ngày càng được nâng cao. Cán bộ khoa học kỹ thuật có điều kiện phát triển kiến thức và kinh nghiệm.

- Liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ hơn. Vai trò Hợp tác xã nông nghiệp được khẳng định và phát triển.

Như vậy, việc xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng trở lên/ha/năm của tỉnh Thái Bình phát xuất từ cơ sở phần lớn đất nông nghiệp của tỉnh trồng lúa, dù sản xuất 3 vụ lúa/năm cũng không thu được 50 triệu đồng. Từ đó, tỉnh Thái Bình đã thay đổi cơ cấu mùa vụ, chủ yếu là rau – màu và xây dựng tiêu chí phù hợp với điều kiện của từng diện tích đất để tăng thu nhập cho nông dân và đã đạt được kết quả tốt.

Từ kết quả xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/ năm” của tỉnh Thái Bình, chúng tôi thiết nghĩ thành phố Hồ Chí Minh có thể rút kinh nghiệm để xác định vấn đề nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi ha đất nông nghiệp của thành phố và để xác định chương trình hai cây – hai con. Chúng ta cần khảo sát, đánh giá cụ thể, xác định những diện tích đạt dưới 50 triệu đồng/ha/năm, trên cơ sở đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc luân canh để nâng cao giá trị sản xuất
(Minh)

Số lượt người xem: 5413    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm