SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
8
4
0
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 31 Tháng Bảy 2006 2:55:00 CH

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 6 đầu năm 2006

Trong 6 tháng đầu năm 2006, tình hình hoạt động về sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố đã có nhiều mặt tích cực. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động có hiệu quả và ngăn ngừa kịp thời công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại ở một số vụ việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật nuôi và động vật hoang dã.

Từ đầu năm 2006 đến nay, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm đã lắng dịu sau nhiều tháng trên cả nước không có trường hợp bệnh cúm gia cầm xảy ra trên gia cầm và trên người. Từ đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm dần ổn định. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tâm lý chủ quan trong nhân dân và kể cả các ngành chức năng. Tình trạng vận chuyển, kinh doanh, giết mổ trái phép gia cầm sống vẫn còn xảy ra; Ngoài ra, từ cuối tháng 12/2005, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc xảy ra tại một số tỉnh trong cả nước (trong đó nặng nhất là tỉnh Lâm Đồng), gây tâm lý hoang mang của người tiêu dùng, phần nào ảnh hưởng đến giá cả thị trường thực phẩm. Sau khi có những biện pháp khẩn cấp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, việc tiêm phòng vắc xin được người chăn nuôi chấp hành nhằm tránh thiệt hại do dịch bệnh. Hiện nay tình hình dịch lở mồm long móng đã giảm bớt, một số tỉnh đã có thông báo chính thức công bố hết dịch.

Chi cục BV Thực vật quản lý nông sản phẩm: định kỳ lấy mẫu và đã phân tích 2.478 mẫu rau quả tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và đã phát hiện 7 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép (tỉ lệ 0.28%), thông báo nhắc nhở, khuyến cáo các cơ sở vi phạm. Đồng thời đã tổ chức kiểm tra 92 kho chứa nông sản (83.700 tấn) và 09 cơ sở kinh doanh giống cây trồng nhập khẩu (110.000 cây lan các loại). Chi cục Kiểm lâm TP đã phối hợp với công an và chính quyền địa phương tiến hành truy quét các tụ điểm mua bán gỗ, động vật hoang dã trên các tuyến đường của thành phố và đã thực hiện công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã.

Các đơn vị trực thuộc Sở đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm nông nghiệp, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản, các loại thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật ...

 

Một số kết quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại ngành nông nghiệp và PTNT TP.

1-        Trong lĩnh vực cây trồng:

Chi cục Bảo vệ Thực vật đã phối hợp với Chi cục Quản lý Thị trường TP và chính quyền điạ phương, mạng lưới công tác viên triển khai thực hiện nhiều đợt thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả như sau:

-         Tổng số cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố: 275 cơ sở (trong đó có 20 cơ sở sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật). Đã tổ chức 03 đợt thanh tra thuốc bảo vệ thực vật với tổng số 145 cơ sở. Chỉ có 01 cơ sở vi phạm.

                  Hình thức xử lý: buộc cơ sở làm ngay thủ tục xin giấy chứng chỉ hành nghề mua bán thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn sắp xếp chổ bán gọn gàng, trang bị thêm dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Các hoạt động thanh tra mua bán và sư dụng thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc do đó số vụ vi phạm giảm đáng kể. Tuy nhiên Chi cục bảo vệ thực vật cần quan tâm kiểm tra việc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trên các loại rau, cây ăn quả.

-         Đã tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp ức chế men của Thái Lan với 1.215 mẫu sản phẩm rau quả và thường xuyên kiểm tra, kiểm định các loại giống gia súc, gia cầm và giống cây trồng tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống.  

2- Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y:

2.1.     Về kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật:

- Tình hình dịch cúm gia cầm tương đối ổn định; dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc tại các tỉnh trong khu vực diễn biến tương đối phức tạp. Thành phố đã triển khai kế hoạch tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và các biện pháp cấp bách phòng chống dịch lở mồm long móng cho đàn gia súc. Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt để gia súc bị bệnh, các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc bệnh trái phép vào thành phố, đồng thời củng cố hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccin phòng lở mồm long móng cho đàn gia súc, đặc biệt là các vùng có nguy cơ cao.

Số lượng tổng đàn gia súc thành phố đến nay như sau:

- Toàn thành phố có 13.247 hộ chăn nuôi heo.

Tổng đàn heo: 324.948 con, trong đó có 188.345 con heo thịt.

- Tổng đàn trâu, bò: 90.897 con, trong đó trâu: 5.935 con, bò: 84.962 con (trong đó bò sữa: 60.783 con). Số hộ chăn nuôi trâu, bò: 17.087 hộ.

- Tổng đàn dê: 3.918 con, phát triển mạnh tại Củ Chi.

- Một số loại vật nuôi mới phát triển mạnh sau dịch cúm gia cầm H5N1 như nuôi thỏ, ếch … Đến nay, tổng đàn thỏ thành phố: 22.630 con với 327 hộ nuôi, trong đó nái sinh sản: 4.852 con (thỏ đực: 1.192 con, cái hậu bị: 3.656 con), còn lại là thỏ thịt và con theo mẹ. Nghề nuôi thỏ phát triển mạnh ở Củ Chi (36,2% tổng đàn), Bình Chánh (15,4%), Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 2, 9, Hóc Môn, Nhà Bè …, giá thỏ 25.000 - 33.000 đồng/kg thịt thỏ hơi, 50.000 - 60.000 đồng/kg thịt thành phẩm.

- Giá trị sản xuất 6 tháng về chăn nuôi ước đạt 367,84 tỉ đồng (giá so sánh 1994), tăng 25,6% so cùng kỳ năm 2005.

2.2. Kiểm tra, xử lý vi phạm:

Phát hiện, xử lý 6.327 trường hợp vi phạm hành chính trong công tác thú y, trong đó có 89 trường hợp phạt cảnh cáo và 6.238 trường hợp phạt tiền với số tiền thu phạt hành chính 890.230.000 đồng. Trong đó:

+ Kinh doanh thịt chưa qua kiểm soát giết mổ: 2.024 trường hợp; tang vật vi phạm: 3.616 kg thịt trâu bò, 258 con và 37.318 kg thịt heo, 20 con và 19 kg thịt gia cầm; thu tiền phạt 197.065.000 đồng;

+ Trốn tránh kiểm dịch tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông: 207 trường hợp, thu tiền phạt 61.150.000 đồng;

+ Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, SPĐV đã được cấp CNKD bằng động vật, SPĐC chưa được kiểm dịch: 19 trường hợp; tang vật vi phạm: 12 con trâu bò đã pha lóc, 457 con heo mảnh, 175 con heo sống; thu tiền phạt: 10.000.000 đồng;

+ Vận chuyển, kinh doanh gia súc và thịt gia súc không có giấy CNKD: 1.145 trường hợp; tang vật vi phạm: 5.378 kg thịt trâu bò, 396 con heo mảnh và 8.998 kg thịt heo, 217 con trâu bò sống, 6.904 con heo sống; thu tiền phạt: 222.330.000 đồng;

-         Phát hiện, xử lý 2.574 trường hợp vận chuyển, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch, với số tang vật vi phạm: 341.042 quả trứng gà vịt, 48.376 quả trứng cút; 27.286 con gà vịt sống; 3.029 con và 3.447 kg thịt gà vịt làm sẵn, 27.071 con chim và 1.459 chim cút. Toàn bộ tang vật tịch thu tiêu hủy;

- Trong công tác chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2006 đến nay, Chi cục Thú y đã phối hợp ban ngành chức năng phát hiện, xử lý 61 trường hợp giết mổ gia súc và 15 trường hợp giết mổ gia cầm trái phép với số tang vật vi phạm: 473 con heo sống; 11 con trâu bò sống; 56 mảnh heo và 3.604 kg thịt heo pha lóc; 1.117 con gà vịt sống và 87 con gà vịt làm sẵn.

3. Trong lĩnh vực lâm sản, động vật hoang dã:

Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp đã phối hợp với địa phương và các chủ rừng tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nhất là ở các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở Củ Chi, Bình Chánh, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; đã xây dựng và triển khai các phương án phòng cháy chữa cháy rừng, phương án bảo vệ rừng năm 2006. Tổ chức sản xuất và cung cấp trên 182.600 cây giống phục vụ chương trình trồng cây phân tán cho các đơn vị, địa phương; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản, chặt phá rừng trái pháp luật. Tổ chức điều tra, rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất) theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức trên 80 buổi họp, tuyên truyền, nâng cao ý thức cho 4.250 lượt người về bảo vệ, phát triển rừng và động vật hoang dã; tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ, động vật hoang dã và phổ biến đến các cá nhân, đơn vị.

   Đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 134 vụ việc vi phạm hành chính, tăng 34 vụ so cùng kỳ năm 2005, chủ yếu là vi phạm về vận chuyển, mua bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép (91 vụ, tăng 20 vụ so cùng kỳ), khai thác lâm sản trái phép (14 vụ), gây thiệt hại đất rừng (18 vụ) …, đã xử lý 103 vụ với các hình thức cụ thể là phạt tiền (288,4 triệu đồng) và tịch thu tang vật (trị giá 352,4 triệu đồng).

Nhìn chung, các vụ vi phạm về phá rừng, gây thiệt hại rừng và đất rừng xảy ra ở qui mô nhỏ (0,18 ha), tính chất chưa nghiêm trọng.

Chi cục Kiểm lâm đã lập thủ tục, cấp mã số thẻ CITES năm 2006 cho 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá sấu và sản phẩm từ cá sấu, từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu được 950 con cá sấu và 1.700 tấm da cá sấu.

4. Trong lĩnh vực thủy sản:

Trong 6 tháng đầu năm Chi cục QLCL và BV NL Thủy sản đã tiến hành kiểm tra 14 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP. Nội dung kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, sản xuất và các quy định của Nhà nước và của ngành về quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản, đặc biệt là kiểm tra việc chấp hành Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS, ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về ban hành danh mục các loại hoá chất , kháng sinh hạn chế, cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Tình hình vi phạm mua bán tôm giống trôi nổi không qua kiểm dịch, trốn tránh sự kiểm tra, dùng xung điện, lưới mắt nhỏ để khai thác thủy sản vẫn còn phổ biến. Chi cục đang phối hợp chặt chẽ với địa phương và cơ quan liên ngành tập trung ngăn chặn, dập dịch bệnh tôm và xử lý các vụ cá chết nhằm hạn chế thiệt hại cho ngư dân và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm dịch tôm giống thả nuôi và kiểm tra vệ sinh an toàn thủy sản:

- Về nuôi trồng: sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2006 là 11.927 tấn, đạt 85,2% so cùng kỳ 2005. Trong đó: Nuôi nước ngọt: sản lượng đạt 2.323 tấn, tăng 78,7% so cùng kỳ 2005.

Nuôi nước lợ, mặn: sản lượng 9.604 tấn, đạt 75,6% so cùng kỳ.

            Sản lượng nghêu, sò: 5.930 tấn, đạt 68,2% so cùng kỳ 2005. Giá nghêu: 15.000 - 18.000 đồng/kg; sò huyết: 20.000 - 25.000 đồng/kg.

            Sản lượng thu hoạch tôm sú đạt 3.120 tấn (giảm 22% so cùng kỳ), trong đó Nhà Bè: 700 tấn, Cần Giờ: 2.420 tấn. Giá tôm sú hiện đang ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), xấp xỉ cùng kỳ 2005.

               Ba ba: tổng đàn ba ba thương phẩm: 350.000 con.

               Cá cảnh: số lượng cá cảnh 6 tháng đầu năm 2006 khoảng 20 triệu con, tăng 2,5 lần so cùng kỳ 2005.

- Về khai thác, đánh bắt: sản lượng khai thác thủy sản của toàn thành phố đến nay đạt 10.491 tấn, đạt 88% so cùng kỳ 2005, trong đó sản lượng cá trên 9.100 tấn, còn lại là tôm, cua, mực và các loại thủy sản khác.

Giá trị sản xuất của thủy sản ước đạt 353,12 tỉ đồng (giá so sánh 1994), giảm 17% so cùng kỳ năm 2005, trong đó nuôi trồng giảm 18,4% do nông dân được khuyến cáo không nuôi trái vụ.

- Về kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản xuất thức ăn thủy sản; phát hiện 2 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá, 01 vụ vi phạm về công bố chất lượng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 9 triệu đồng.

 

            Nhận xét:

- Trong 6 tháng đầu năm 2006: đã tập trung thực hiện công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng đã đạt được kết quả tích cực, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh trên địa bàn thành phố. Các tổ công tác phòng chống dịch liên ngành đã đã có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động và thường xuyên.

Đã tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển và kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, thủy sản; kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, đặc biệt tăng cường ở các chợ đầu mối nông sản Thành phố; kiểm tra và xử lý các vụ việc về khai thác, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã, ...

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra đã chấp hành tương đối tốt hơn các quy định của Nhà nước về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; vệ sinh an toàn thực phẩm; việc mua bán và vận chuyển các loại lâm sản tăng nhưng mức độ và tính chất vi phạm giảm so với cùng kỳ năm trước; nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sử dụng lâm sản nhập khẩu, gỗ rừng trồng.

- Sự phối hợp và hỗ trợ của ban ngành địa phương có lúc, có nơi chưa chặt trong công tác phòng chống dịch bệnh, chống giết mổ lậu gia súc, gia cầm.

            Các biện pháp chế tài đang thực hiện chưa đủ sức răn đe, một số hộ chăn  nuôi chưa chấp hành nghiêm túc tiêm phòng gia súc đúng theo quy định.

 

                         Hoàng Thị Hồng

Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Nông nghiệp và PTNT


Số lượt người xem: 4388    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm