SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
6
6
6
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Bảy 2004 10:05:00 SA

Kế hoạch điều tra sâu bệnh hại rừng và biện pháp xử lý tạm thời, hạn chế sự lây lan diện rộng trên địa bàn rừng phòng hộ Cần Giờ

Theo Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, Hiện nay có một số diện tích rừng đước trồng đang bị sâu đục thân phá hoại làm cho cây chậm phát triển, gãy đổ khi có mưa to gió lớn và có rất nhiều khu đước chết khô không rõ nguyên nhân rải rác trên khắp địa bàn các tiểu khu, có nguy cơ phổ biến trên toàn bộ diện tích khu bảo tồn.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ lập kế hoạch điều tra sâu bệnh và đề xuất biện pháp xử lý tạm thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại đến tài nguyên rừng, qua đó tìm nguyên nhân và có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất nhằm góp phần làm cho tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng phát triển.
 
   

Kế hoạch thực hiện công tác điều tra :

-Nội dung thực hiện:  điều tra các loài sâu bệnh hại cây rừng ngập mặn và mức độ phá hại của chúng trên toàn địa bàn khu bảo tồn.

Xác định, định danh một số loài sâu bệnh hại chính có mức độ phá hại cao, có nguy cơ phát dịch trên diện rộng. Xác định nguyên nhân gây bệnh, chết cây rừng tại một số diện tích trong khu bảo tồn.

Đề xuất biện pháp quản lý, phòng trừ sâu bệnh tại khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, đảm bảo cho sự an toàn và phát triển ngày một bền vững.

-Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp điều tra, nghiên cứu cơ bản của chuyên  ngành côn trùng học và bệnh học thực vật, sử dụng các phần mềm của chương trình quản lý dữ liệu về sâu bệnh hại để phân tích, tổng hợp các số liệu đã  điều tra được tại thực địa.

Thu thập mẫu để định danh các loại sâu bệnh hại, gây nuôi và tái nhiểm các nguồn gây bệnh để xác định nguyên nhân gây chết cây.

-Tổ chức thực hiện:

UBND huyện Cần Giờ, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ ký kết hợp đồng điều tra nghiên cứu với viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài điều tra sâu bệnh hại rừng ngập mặn, có sự phối hợp tham gia của các cơ quan như: Chi Cục Phát triển lâm nghiệpTP, Chi cục Kiểm lâm TP, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ, Tổng đội I Thanh niên xung phong, Trạm nghiên cứu rừng ngập mặn Dần Xây, Trường Đại học nông lâm TPHCM ...

Thời gian thực hiện: Khoảng một năm kể từ ngày ký kết hợp đồng.

-Đề xuất giải pháp tạm thời:

Trong khi chờ  kết quả nghiên cứu và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất của các nhà khoa học, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đề xuất giải pháp tạm thời như sau: Ban quản lý được phép tổ chức thi công chặt hạ các cây chết khô hiện còn đang đứng ở trong rừng với tổng diện tích cộng dồn là 4,8946 ha và khoảng 3.380 cây đang bị sâu đục thân cây gây hại tại tiểu khu 4a, tiểu khu 9, nhằm cách ly kịp thời nguồn gây bệnh và tránh tình trạng lây lan trên diện rộng.

 


Số lượt người xem: 10081    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm