SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
9
1
8
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 22 Tháng Mười Một 2004 9:55:00 SA

Thực hiện điều tra, khảo sát việc gây nuôi động vật hoang dã quí hiếm và các biện pháp quản lý ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

Các loài động vật hoang dã nói chung và ĐVHD quí hiếm nói riêng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người; Vì vậy mỗi quốc gia , mỗi dân tộc và mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ các loài ĐVHD, tạo nên môi trường sống thuận lợi cho chúng nhằm bảo tồn và phát triển.

Tuy vậy, tại Việt Nam hiện nay đang xảy ra nạn săn bắt, bẫy và mua bán, nuôi nhốt trái phép ĐVHD, bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển ĐVHD nhất là ĐVHD quý hiếm.

Ở thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh ngoài tình trạng mua bán trái phép ĐVHD còn có hiện tượng khá phổ biến là một số người bỏ vốn ra gây nuôi ĐVHD (trong đó có các loài quý hiếm) với mục đích khác nhau.

Vậy làm thế nào để quản lý chặt chẽ số lượng ĐVHD đang được nuôi nhốt, đặc biệt là loài quý hiếm? Làm thế nào để chấm dứt được tình trạng săn bắt mua bán ĐVHD từ tự nhiên về nuôi? Làm thế nào tạo điều kiện gây nuôi ĐVHD đối với các loài sinh sản và phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ ĐVHD nhất là loài quí hiếm? Để bước đầu giải quyết các vấn đề nêu trên, Chi cục Kiểm lâm TP HCM phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh xây dựng và tổ chức thực hiện dự án “điều tra, khảo sát việc gây nuôi động vật hoang dã quí hiếm và các biện pháp quản lý” trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Tây Ninh nhằm quản lý được số ĐVHD quý hiếm đang bị nuôi nhốt ngăn chăn việc mua bán, trao đổi, hủy hoại ĐVHD  trái phép vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam và luật quốc tế.

Dự án đã được tổ chức WIDLIFE AT RISK tài trợ kinh phí được UBNDTP và Bộ Nông nghiệp chấp thuận chủ trương thí điểm khảo sát, điều tra và quản lý gây nuôi ĐVHD tại Tp.Hồ Chí Minh.

Yêu cầu của dự án là Điều tra khảo sát sâu rộng nắm được số lượng thực tế ĐVHD đang gây nuôi trong các hộ gia đình, các tổ chức trên địa bàn TPHCM và tỉnh Tây Ninh, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật giáo dục thuyết phục các chủ nuôi hợp tác để dự án được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả nhất.

Các bước tiến hành:

1/ Chi cục Kiểm lâm TP phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, các Quận, Huyện trên địa bàn thành phố tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ ĐVHD, phân phát các tài liệu qui định của Nhà nước về bảo vệ ĐVHD tới tổ chức và cá nhân nuôi ĐVHD.

2/ Phối hợp với các phòng kinh tế các quận huyện điều tra khảo sát việc gây nuôi ĐVHD nhằm nắm được địa chỉ người nuôi, số lượng tổ chức và hộ nuôi, số lượng loài cụ thể, số cá thể từng loại nuôi (số lượng giới tính, tuổi, trọng lượng, đặc tính từng cá thể), thời gian nuôi, mục đích nuôi ( làm cảnh, thương mại, khai thác mật , thịt, da, du lịch…) nguồn gốc (xuất xứ, các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, thế hệ, cá thể nuôi, độ tuổi).

3/ Tổng hợp chỉnh lý hồ sơ điều tra ngoại nghiệp lập kế hoạch cụ thể về thời gian gắn chíp điện tử để quản lý và thông báo kế họach cụ thể tới từng người nuôi.

4/ Tiến hành thực hiện gắn chíp lập hồ sơ theo dõi cho từng con và ký cam kết. Chi cục Kiểm lâm tổ chức quản lý việc gây nuôi ĐVHD bằng cách gắn chíp điện tử cho từng cá thể, mỗi cá thể nuôi sẽ có một mã số riêng để theo dõi quản lý. Do nguồn kinh phí có hạn và không đủ nhân lực làm đại trà cho tất cả các loài ĐVHD gây nuôi, nên đợt này Chi cục Kiểm Lâm TP chỉ gắn chíp điện tử cho loại ĐVHD quý hiếm mà tập trung là các loại gấu nuôi nhốt. Việc gắn chíp điện tử Chi cục Kiểm lâm TP phối hợp với các bác sĩ thú y của Thảo cầm viên Sài gòn đã soạn thảo một quy trình gắn chíp cho loại ĐVHD qúi hiếm nhất là loài gấu. Các trang thiết bị và vật liệu gắn chíp vào ĐVHD bao gồm thuốc gây mê Ketamine ( hay Sedusen), các loại thuốc trợ tim hay chống nôn, ống tiêm thuốc gây mê, cồn và bông gòn, chíp điện tử, máy đo đọc chíp, ống tiêm và kim tiêm để cấy chíp.

Chuẩn bị gắn chíp, trước khi gắn chíp hai tuần cần thông báo cho các chủ nuôi không tiến hành gây mê (để lấy mật…) nhằm bảo đảm sức khỏe cho con vật nuôi , trước khi cấy chíp hai ngày cần thông báo cho chủ nuôi không cho con vật nuôi ăn uống  trước 01 ngày tránh  trường hợp con vật sốc thuốc nôn ói thức ăn trong bao tử dồn ngược lên làm nghẹt đường hô hấp. Chuẩn bị các văn bản tài liệu liên quan để thông báo cho chủ nuôi trước một  tuần.

Thực hiện gắn chíp cần kiểm tra chíp trước khi cấy việc gây mê, cấy chíp hoàn toàn do bác sĩ chuyên nghiệp tiến hành, cán bộ Kiểm lâm và chủ nuôi hổ trợ khi cần thiết theo yêu cầu của bác sũ thú y, kiểm tra  ngày số đọc chíp sau khi cấy chíp theo dõi sức khỏe cho con vật ngay sau khi cấy, kết thúc hoạt động gắn chíp tiến hành các thủ tục hành chính như hoàn tất bộ hồ sơ (ký kết, biên bản) làm vệ sinh máy đo chíp.

5/ Chế độ báo cáo theo dõi giám sát, sau khi bàn giao người nuôi ĐVHD có trách nhiệm gởi báo cáo theo định kỳ 6 tháng /1 lần. Chi cục Kiểm lâm mở sổ theo dõi về việc gây nuôi ĐVHD cho từng hộ, những trường hợp ốm, chết phải báo cáo ngay cho Chi cục Kiểm lâm. Chi cục Kiểm lâm cử cán bộ chuyên trách kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần và kiểm tra đột xuất khi cần.

Nhằm triệt để xử lý những trường hợp sau khi có thông báo rộng rãi và đã được gắn chíp điện tử cho động vật qúi hiếm, những động vật qúi hiếm mới mua về Chi cục sẽ cương quyết tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chi cục Kiểm lâm TP.HCM và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh thực hiện dự án điều tra khảo sát việc gây nuôi ĐVQH và các biện pháp quản lý là nhằm góp phần cùng với các ngành, các cấp và toàn xã hội quản lý bảo vệ các loại ĐVHD nhất là ĐVHD quí hiếm. Dự án này cần được nghiên cứu và mở rộng trong thời gian tới.

 


Số lượt người xem: 6206    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm