SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
9
7
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29 Tháng Ba 2005 9:30:00 SA

Hội thảo về quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ.

Ngày 25 tháng 3 năm 2005, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã tổ chức Hội thảo về quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ. Đến dự hội thảo có các đại biểu tham dự gồm: Lãnh đạo Ban Chỉ đạo NN-NT TPHCM, Sở NN-PTNT.TP, UBND huyện Cần Giờ, các nhà quản lý, nhà Khoa học đến từ các Viện Trường…
 
   

 

Hội thảo đã nghe các báo cáo  tham luận do Tiến sĩ Viên Ngọc Nam, Chi cục Phát triển Lâm Nghiệp TP.HCM báo cáo về hiện trạng quản lý và định hướng phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ; Giáo sư- Tiến sĩ khoa học Phan Nguyên Hồng và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Trí, Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn  báo cáo “ Rừng ngập mặn trong tầm nhìn mới”; Tiến sĩ Trần Triết, khoa sinh - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM báo cáo về “Quản lý đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ…

Theo Chi cục PTLN .TP.HCM, sau thời gian trồng và phát triển tốt, từ năm 2004  rừng ngập mặn  Cần Giờ bắt đầu có biểu hiện tăng trưởng chậm, phát sinh sâu bệnh làm chết trên 25 ha. Nhiều diện tích rừng đước được trồng qua tuổi phát triển thành thục (tuổi 27 thay vì tuổi 21) và một thời gian dài từ năm 1999 đến nay không có tỉa thưa ( là một biện pháp lâm sinh cần thiết của rừng trồng để giúp cho rừng phát triển), do vậy đã làm cho mật độ rừng quá dày, nhánh cây bị chết khô, sâu bệnh phát triển và hiện nay, điều kiện tự nhiên tại rừng đã có nhiều biến đổi thất thường như xuất hiện phèn, mối mà trước đây không có trong rừng ngập mặn, cây đước vốn tự kháng được sâu bệnh nhờ chất ta-nanh trong thân cây, nhưng nay cũng bị sâu bệnh hại vào thân cây đước trên nhiều khu vực.

Theo các nhà khoa học tham gia hội thảo, việc cấm tỉa thưa rừng phòng hộ Cần Giờ dẫn đến tình trạng cây cùng chen nhau lớn một cách còi cọc, không thể vươn tán và không chống nổi gió và các nhà khoa học kiến nghị các cơ quan chức năng TP.HCM cần xác định tên gọi và vai trò đa chức năng của rừng( rừng phòng hộ môi trường, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên) để có chủ trương về quản lý và có tác động lâm sinh, cũng như cơ chế chính sách phù hợp cho khu rừng đặt biệt này.

 

                                                P. HCTH


Số lượt người xem: 4705    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm