SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
5
3
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18 Tháng Tư 2005 10:30:00 SA

Cách thức đăng ký xuất khẩu một sản phẩm thực vật

Rau quả là một trong những lợi thế về sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của một đất nước nhiệt đới như nước ta. Ngoài chương trình nông nghiệp trọng điểm về phát triển rau an toàn, ngành Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn đang triển khai chương trình phát triển cây ăn trái. Với mục tiêu hội nhập thị trường thế giới, các hiểu biết và tuân thủ những quy định chặt chẽ về vệ sinh, an toàn dịch tễ, an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm như là một yếu tố không thể thiếu được nên muốn hàng hóa được lưu thông trên thị trường cả trong lẫn ngoài nước..
 
   

 

 Mỗi nước tuy tuân thủ theo các quy định quốc tế nhưng tùy theo đặc thù của nước mình mà ban hành các quy định khác nhau về hàng hóa nông sản nhập khẩu. Đối với sản phẩm thực vật, việc đăng ký sản phẩm thực vật xuất khẩu ở cấp quốc gia cũng không nằm ngoài ngoại lệ, phải tuân thủ theo các quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật. Hiệp định về vệ sinh dịch tễ do Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) ban hành năm 1985 và 1986 quy định việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thực vật vào các nước Mỹ, Nhật, New Zealand, Australia theo các bước sau:

  1. Nước xuất khẩu đệ trình lên Bộ Nông Nghiệp nước nhập khẩu tất cả các thông tin về sản phẩm thực vật xuất khẩu đó,  như: thời tiết, khí hậu, khu vực trồng, thời vụ, các loại sâu bệnh, quy cách đóng gói, sơ chế, vận chuyển.
  2. Bộ Nông Nghiệp nước nhập khẩu xem xét, rà soát lại các thông tin trên. Sau đó, đối chiêu với điều kiện trồng thực tế của san phẩm thực vật đó tại nước nhập khẩu, danh sách sâu bệnh được cơ quan kiểm dịch thực vật nước nhập khẩu đối chiếu với danh sách kiểm dịch thực vật nhập khẩu của các nước nhập khẩu, xem có loại nào thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật không.
  3. Cơ quan kiểm dịch thực vật nước nhập khẩu đánh giá nguy cơ dịch hại trên những loại sâu bệnh là đối tượng kiểm dịch thực vật.
  4. Co quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu tổ chức nghiên cứu đề ra hình thức thu hoạch, quy trình xử lý diệt trừ triệt để sâu bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật. Sau đó, thông qua và được sự đồng ý của cơ quan kiểm dịch thực vật nước nhập khẩu.
  5. Bộ Nông Nghiệp nước nhập khẩu chấp nhận và cử người qua nước xuất khẩu giám sát thực hiện quy trình xử lý sản phẩm thực vật đó trước khi xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

 

Nếu nước nhập khẩu đã có dịch hại là đối tượng kiểm dịch thực vật trên sản phẩm thực vật đó rồi thì việc kiểm dịch thực vật không còn khắt khe, hàng hóa được nhập khẩu mà không đòi hỏi bất cứ một hình thức xử lý nào.

18/04/2005

TMT

Số lượt người xem: 6412    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm