SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
0
3
0
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Mười 2007 1:10:00 CH

GAP Xu thế thời đại

Qua 10 năm thực hiện chương trình sản xuất thân thiện môi trường tại thành phố, Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Integrated Pest Management) được nâng lên một cấp cao hơn phù hợp với xu thế hiện đại trên thế giới, đó là sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

   Nếu như trước đây, quản lý dịch hại tổng hợp IPM giúp nông dân có một kỹ thuật canh tác tổng hợp từ hạt giống khỏe, chăm sóc, bón phân cân đối, phun thuốc BVTV đúng cách, có hiệu quả và đúng thời gian cách ly, bảo vệ thiên địch, hạn chế hao hụt trong và sau thu hoạch… thì ngày nay, sản xuất theo GAP ngoài việc áp dụng IPM, còn hướng dẫn và buộc nông dân phải có những giải pháp khắc phục các yếu tố có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đến sản phẩm trồng trọt về hóa chất, vi sinh và các dư lượng độc chất khác, ghi chép đầy đủ minh bạch những kỹ thuật đã áp dụng trong quá trình canh tác và sản phẩm phải đáp ứng được điều kiện thông tin truy nguyên nguồn gốc.

        Tiếp nối, kế thừa kết quả 10 năm hoạt động huấn luyện IPM, từ năm 2006, dự án xây dựng mô hình 30 ha sản xuất theo GAP được thực hiện tại Củ Chi (44 nông dân tham gia) và mô hình 5 ha sản xuất theo GAP tại Hóc Môn (18 nông dân tham gia) trong khuôn khổ dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang được triển khai thực hiện, bước đầu có kết quả rất khả quan, sản phẩm an toàn tuyệt đối. Tuy người dân tham gia mô hình chưa quen, còn rất bỡ ngỡ với phương pháp quản lý sản xuất mới nhưng hầu hết đều phấn khởi vì sản lượng được nâng lên, chất lượng hoàn toàn yên tâm về VSATTP, lại còn được công nhận sản phẩm an toàn; trong thời gian tới được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.

        Đây cũng là một hướng đi rất phù hợp xu thế để có đủ cơ sở tiếp nhận những dự án đầu tư tài trợ của nước ngoài liên quan đến nền nông nghiệp sạch. Bởi lẽ muốn kêu gọi đầu tư, trước hết phải tạo và xây dựng được những cơ sở chứng minh năng lực của mình, phải chứng minh được mình có đủ tiềm năng và đã tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp tốt mới có thể ký hợp đồng xuất khẩu, mới đảm bảo an tâm cho các nhà bản lẻ thế giới về an toàn thực phẩm. Trng sản xuất kinh doanh không ai nói rằng “Hãy đặt hàng theo GAP rồi chúng tôi sẽ làm” mà hãy chứng minh rằng “Chúng tôi đã có năng lực sản xuất GAP hãy đặt hàng cho chúng tôi”. Đây có lẽ là một khẩu hiệu (Slogan) của các nhà sản xuất rau an toàn của nước ta trong điều kiện hiện nay.

        Trong việc hội nhập GAP, chúng ta đã chậm hơn các nước trong khu vực từ 10 – 30 năm thì đừng để trễ hơn nữa trong việc xây dựng và hướng đến thương hiệu VietGAP đối với thương mại thế giới với ít nhất 14 tiêu chí sản xuất GAP như sau:

+ Truy nguyên nguồn gốc               

+ Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ

+ Lịch sử và quản lý vùng đất

+ Quản lý đất và các chất nền

+ Giống cây trồng                                   

+ Sử dụng phân bón

+ Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới           

+ Bảo vệ thực vật

+ Thu hoạch                                          

+ Vận hành sản phẩm 

+ Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải

+ Sức khỏe, an toàn và an sinh của người lao động

+ Vấn đề môi trường

+ Đơn khiếu nại.

Tất cả đều phải được khắc phục những yếu tố gây nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo sản phẩm an toàn tuyệt đối.

                                                                                                                  KS. Nguyễn Văn Đức Tiến

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.HCM


Số lượt người xem: 4543    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm