SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
8
7
0
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Tháng Tư 2004 9:25:00 CH

Sở chỉ đạo Chi cục thú y tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm

Trước tình hình dịch tễ bệnh nguy hiểm đối với gia cầm trên thế giới và theo thông báo của Cục Thú y, Trung tâm Thú y vùng TP. HCM về tình hình dịch bệnh đang tiến triển mạnh trên địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, ngày 5/1/2004 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 06/CV/NN/NN v/v tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm thủy cầm yêu cầu Chi cục Thú y triển khai chỉ đạo các Trạm thú y thực hiện ngay các biện pháp sau:


Các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông:

- Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo chỉ đạo của Cục Thú y và chỉ thị số 01/2004/CT-UB ngày 02/01/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố v/v chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.

- Chủ động phối hợp công an địa phương, công an giao thông (chỉ đạo số 2339/ C11(C15) của Tổng cục Cảnh sát, về phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh ở gia súc gia cầm ngày 24/09/2003) kiểm tra chặt chẽ số gia cầm nhập vào thành phố và quá cảnh đi về các tỉnh. Phối hợp các ban quản lý chợ, bến xe tải, xe đò…để tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển gia cầm trên các phương tiện vận tải không chuyên dụng và xe khách.

- Không cho phép nhập vào thành phố gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc từ những vùng đang có dịch.

- Khi phát hiện có trường hợp nghi ngờ (vận chuyển có số lượng gia cầm, thủy cầm bệnh hoặc chết nhiều) phải áp dụng mọi biện pháp áp tải lô hàng đến nơi có điều kiện kiểm tra và xử lý gần nhất.

 

2.      Các Trạm thú y trên địa bàn có tập trung kinh doanh, giết mổ gia cầm như quận 5,8, Gò Vấp, Bình Chánh:

- Tăng cường công tác kiểm tra lâm sàng, kiểm soát giết mổ, xử lý đúng quy định các trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Xử lý tiêu hủy các trường hợp gia cầm, thủy cầm bị dịch bệnh có nguồn gốc từ tỉnh Long An và Tiền Giang.

 

3.      Các Trạm thú y trên địa bàn có cơ sở chăn nuôi gia cầm:

- Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo chỉ đạo của Cục Thú y.

- Tập trung nhân sự kiểm tra tình hình dịch tễ để sớm phát hiện và xử lý các trường hợp bệnh theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi tăng cường công tác phòng chống dịch, không nhập gia cầm, trứng giống và cấm khách tham quan trại trong giai đoạn hiện nay. Lưu ý các đối tượng mua bán gia cầm, thủy cầm và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng khi ra vào trại. Khi có dấu hiệu dịch bệnh phải thông báo cho cơ quan thú y trong thời gian ngắn nhất để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

 

4.      Các Trạm thú y còn lại:

Tăng cường công tác kiểm tra việc kinh doanh gia cầm thủy cầm  sống, gia cầm thủy cầm làm sẵn trên thị trường để sớm phát hiện và xử lý các trường hợp nghi ngờ có bệnh, chết, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

 

5.      Địa điểm xử lý:

- Chi cục thú y chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng để có địa điểm xử lý hợp vệ sinh theo quy định hoặc xử lý tại chổ nếu có điều kiện. Lưu ý việc vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định.

- Trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các đơn vị sau đây để xử lý:

+       Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan).

+       Cơ sở giết mổ Trung tâm huyện Bình Chánh.

+       Nơi xử lý rác y tế Lò đốt rác Bình Hưng Hoà – Bình Chánh.

 

6.      Trực công tác phòng chống dịch:

- Chi cục thú y phải thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và chuẩn bị phương tiện trực 24/ 24 giờ để đáp ứng yêu cầu công tác của các đơn vị; trang bị bảo hộ lao động cho các đơn vị liên quan đặc biệt là các đơn vị trọng điểm.

- Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị, Đội Cơ động chuẩn bị lực lượng trực 24/24, trang thiết bị để hỗ trợ các đơn vị khi có yêu cầu của BCĐ phòng chống dịch Chi cục Thú y.

- CCTY phải thực hiện tốt công tác này và kết hợp triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/2004/CT-UB ngày 02/01/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố v/v chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố.

- Xử lý các trường hợp gia súc, gia cầm với số lượng lớn và báo cáo ngay về BCĐ phòng chống dịch Chi cục.

 

7.      Chế độ báo cáo và trách nhiệm:

- Báo cáo tình hình dịch tễ các cơ sở chăn nuôi gia cầm, thủy cầm:

Các đơn vị báo cáo bằng điện thoại 01 ngày một lần vào lúc 09 giờ qua số điện thoại 8.468.370 và hàng tuần (thứ năm) bằng văn bản về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Chi cục thú y. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Chi cục thú y có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về Sở cho đ/c Nguyễn Phước Thảo vào cuối buổi chiều hàng ngày.

- Trường hợp xử lý gia súc, gia cầm với số lượng lớn hoặc các trường hợp đột xuất báo cáo về BCĐ phòng chống dịch Chi cục.

Sở cũng đã giao Chi cục Trưởng và Trưởng các đơn vị trực thuộc Chi cục chịu trách nhiệm triển khai những vấn đề nêu trên và có biện pháp kiểm tra việc thực hiện tại cơ sở.


Số lượt người xem: 4278    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm