SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
4
2
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Ba 2006 10:30:00 CH

Hội thảo "Bàn các biện pháp tiếp theo để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới"

Ngày 08/03/2006, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức Hội thảo "Bàn các biện pháp tiếp theo để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới"

        Đến dự Hội thảo có các đại diện của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm CGTBKTCN phía Nam (Viện Chăn nuôi), trường Đại học Nông Lâm, Cục Chăn nuôi, Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Công ty Gia cầm thành phố, Công ty Giống gia cầm Miền Nam, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Thương Mại, Chị cục Thú y thành phố.

Các thành viên tham gia hội thảo đã đánh giá lại những mặt đã thực hiện được trong thời gian qua, cũng như chỉ ra những mặt tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới như sau:

       - Thành phố đã có những chủ trương đúng đắn trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian qua.

       - Về điều kiện chăn nuôi gia cầm: Nhất trí chủ trương tiếp tục ngưng nuôi đến 28/02/2007 để đảm bảo vấn đề an toàn dịch bệnh, gây ảnh hưởng không tốt trong công tác chuẩn bị những vấn đề an toàn cho Hội nghị APEC sắp diễn ra tại thành phố. Tuy nhiên, khi có chủ trương nuôi trở lại, phải đảm bảo nuôi cách ly với môi trường bên ngoài bằng hình thức nuôi chuồng kín có sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ thú y và nhất thiết xây dựng tiêm phòng bằng vaccin thành một quy trình chăn nuôi gia cầm bắt buộc.

       - Về giám sát nguồn gốc gia cầm: cần đẩy mạnh việc hợp tác với các tỉnh trong việc ký hợp đồng với các hộ chăn nuôi của các tỉnh cung cấp nguồn gia cầm đưa vào thành phố giết mổ, có sự giám sát của lực lượng Thú y thành phố.

       - Về mua bán gia cầm: nghiêm cấm việc buôn bán gia cầm sống tại các chợ. sản phẩm gia cầm bán trên thị trường phải có bao bì, nhãn hiệu.

       - Về giết mổ gia cầm: 3 cơ sở giết mổ gia cầm hiện nay vẫn nằm trong khu dân cư, vì vậy cần có kế hoạch đưa vào các khu công nghiệp, có quy trình giết mổ hiện đại để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch tễ. Hoặc di dời các cơ sở giết mổ ra các tỉnh lân cận, vừa giải quyết việc làm cho người lao động ở các tỉnh, vừa tạo an toàn dịch tễ cho thành phố.

       - Tích cực thực hiện chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm có điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác ít rủi ro hơn.

       Với những ý kiến của các thành viên Hội nghị, Ô. Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã kết luận như sau:

       - Trong bối cảnh 41 quốc gia trên thế giới đang phát hiện có sự lưu hành của virus H5N1 và có sự giám sát rất chặt chẽ bằng các kỹ thuật phát hiện hiện đại của các nước Châu Âu, thì khả năng bùng phát dịch bất cứ khi nào là điều có thể xảy ra tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

       - Trong 3 năm qua, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và đã phát hiện sự tồn trữ virus trên loài thủy cầm, nguồn virus bài thải ra môi trường vẫn tồn tại, trong khi chưa có biện pháp hữu hiệu, kể cả tiêm phòng vaccin, để cắt dứt nguồn lây này. Vì vậy nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm còn rất lớn.

       - Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn nhạy cảm, nguy cơ tái phát dịch còn rất cao, nếu nhanh chóng khôi phục đàn gia cầm thì chẳng khác nào thúc đẩy người chăn nuôi chấp nhận một đợt rủi ro sắp xảy ra. Vì vậy, trước mắt khuyến cáo chưa chăn nuôi gia cầm trở lại cho đến ngày 28/02/2007. Nếu các cơ sở chăn nuôi có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, thành phố sẳn sàng hỗ trợ chuyển đổi để người chăn nuôi ổn định cuộc sống.

       - Một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống dịch cúm gia cầm của thành phố trong thời gian qua là quyết liệt thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm đến từng người dân, kể cả những người không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm. Vì vậy, vấn đề đẩy mạnh tuyên truyền vẫn được đặt lên hàng đầu trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới, đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân không được thờ ơ trong công tác phòng chống dịch bệnh và ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và người thân. Tiếp tục huy động tất các các nguồn lực các Sở ngành, Đoàn thể và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, xe loa tuyên truyền, hội họp, phát tờ rơi...

       - Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong công tác phòng chống dịch nhất là việc đảm bảo xuất xứ nguồn gia cầm đưa vào giết mổ tại thành phố và trao đổi những kinh nghiệm trong việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tại các tỉnh.

       - Đối với 3 cơ sở giết mổ còn tồn tại trong khu vực dân cư chỉ là tạm thời. Trong thời gian tới, thực hiện Quyết định 31/2005/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 17/02/2005 về quy hoạch thì các cơ sở giết mổ trên sẽ không còn tồn tại mà sẽ đi vào các khu tập trung giết mổ với quy trình giết mổ công nghiệp hiện đại.

       - Thành phố đã hình thành 123 vựa trứng cấp 1 và 2 trên địa bàn thành phố, đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng. Trong thời gian tới, Doanh nghiệp tư nhân Ba Huân (quận 6) sẽ xây dựng một nhà máy đóng gói trứng với dây chuyền hiện đại từ khâu nguyên liệu vào đến bao gói thành phẩm tại Bình Chánh, thành phố sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất bột trứng nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất mì, cơ sở chế biến bánh và đặc biệt là cứu nguy cho người người chăn nuôi tiêu thụ được nguồn trứng mà không bị ứ động khi xảy ra dịch bệnh.

 

(Nguồn Phòng Nông nghiệp)


Số lượt người xem: 4253    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm