SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
9
9
8
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 Tháng Hai 2010 9:30:00 SA

Ban hành Nghị định số 8/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi (TACN) có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý hàng hóa TACN không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại cho người chăn nuôi.


        Trên đây là một trong những quy định tại Nghị định số 8/2010/NĐ-CP về quản lý TACN vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25-3-2010.

       Vì quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng, Nghị định nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại TACN không có trong Danh mục được phép lưu hành, hoặc sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị TACN không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

      Trên thực tế hiện nay, Nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dinh dưỡng chế biến TACN nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu TACN. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để giảm giá thành thực phẩm trong nước.

     Nghị định đã có những qui định về:

       Điều kiện sản xuất-kinh doanh TACN

     Để được sản xuất, kinh doanh TACN, tổ chức, cá nhân phải có Giấy đăng ký kinh doanh, có nhà xưởng, trang thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất, gia công TACN bảo đảm tiêu chuẩn hiện hành.

     Cơ sở sản xuất phải có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng TACN và có hệ thống xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường. Nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia trong quá trình sản xuất phải được đào tạo tối thiểu là trình độ trung cấp về chuyên ngành có liên quan trong công việc.

       Trong quá trình sản xuất, cơ sở phải ghi và lưu nhật ký sản xuất ít nhất là 3 năm. Kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng. Bảo quản các mẫu lưu 1 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm. Để tránh hiểu lầm cho người chăn nuôi, bao bì, nhãn mác, tài liệu hướng dẫn kèm theo của sản phẩm phải hết sức rõ ràng, đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

       Khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh TACN ngoài việc có Giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng này thì phải có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Các phương tiện, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển của cửa hàng phải phù hợp với từng loại TACN.

       Chính sách của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi

1. Đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi.

2. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; khuyến khích khai thác và chế biến các loại thức ăn bổ sung từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu.

3. Hỗ trợ nâng cao năng lực các phòng phân tích phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi.

4. Hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch để sơ chế và bảo quản nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước.

5. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để đầu tư thiết bị phòng phân tích kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi và mặt bằng để xây dựng hệ thống kho cảng chuyên dùng phục vụ xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Công nhận thức ăn chăn nuôi mới

1. Thức ăn chăn nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở thực hiện khảo nghiệm;

b) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận;

c) Có quyết định công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận thức ăn chăn nuôi mới và bổ sung vào Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

1. Sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3. Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

4. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.

(Nguồn: Nghị định số 8/2010/NĐ-CP) - Tổ Tin học 

 


Số lượt người xem: 7920    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm