SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
2
8
2
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 22 Tháng Ba 2016 7:45:00 SA

Hội nghị phổ biến nội dung Hiệp định TPP trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

Ngày 11 tháng 3 năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung Hiệp định TPP trong lĩnh vực nông nghiệp. Tham dự hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện một số doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Nội dung chính được Vụ hợp tác Quốc tế giới thiệu trong hội nghị bao gồm: Các kết quả chính tác động đến nông lâm ngư nghiệp (Bà Phạm Thị Hồng Hạnh – trưởng phòng Hội nhập và Đầu tư); Các cam kết về biện pháp SPS trong hiệp định TPP (Ông Trần Việt Cường – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam)…

          Sau khi giới thiệu nội dung TPP liên quan đến nông nghiệp, Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đánh giá TPP có 8 cơ hội chính, 7 thách thức và chỉ ra 7 giải pháp như sau:

          Tám Cơ hội

1.  Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường tiếp cận các thị trường lớn nhất thế giới với ưu thế đáng kể.

2.  Tham gia vào những chuỗi cung ứng toàn cầu.

3.  Tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.

4.  Tăng cường cơ hội tiếp cận vốn và khoa học công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

5.  Tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.

6.  Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

7.  Tạo thêm động lực phát triển ngành, phát triển kinh tế và xã hội.

8.  Tạo động lực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế và môi trường chính sách; thúc đẩy tính minh bạch của môi trường chính sách.

          Bảy thách thức

1. Hạn chế về năng lực cạnh tranh.

2. Khó khăn trong việc đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

3. Thiếu thông tin, nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thế giới, thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước.

4. Thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh.

5. Hạn chế về trình độ lao động và nguồn nhân lực.

6. Hạn chế trong việc vận dụng công cụ hữu ích trong thương mại quốc tế nhằm tái lập công bằng thương mại và giải quyết tranh chấp.

7. Môi trường chính sách chưa hoàn thiện đầy đủ; chưa được thực hiện đồng bộ và thiếu biện pháp chế tài, tồn tại hạn chế trong thực thi quy định.

          Bảy giải pháp

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam.

2. Tăng cường nhân lực; nâng cao năng suất lao động; phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.

3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

4. Khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác.

5. Nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường.

6. Nâng cao khả năng vận dụng cam kết và các biện pháp được áp dụng trong các FTAs.

7. Tăng cường năng lực cho Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

 

          (Mọi thông tin về Hiệp định TPP liên quan đến ngành nông nghiệp, độc giả có thể liên hệ Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp – Số 186 Nguyễn Văn Thủ, P.ĐaKao, Quận 1, ĐT: 38.229427)

 

Mạnh Kha.

 


Số lượt người xem: 3308    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm