SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
3
1
9
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Mười 2013 10:00:00 SA

Sơ kết 02 năm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2013)

 

 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 (thay thế Quyết định số 90/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 của UBND TP.HCM), là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở hiện có cơ quan văn phòng Sở (07 phòng) và 16 đơn vị, cụ thể: Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp; 07 Chi cục chuyên ngành; 05 Trung tâm; 01 Ban Quản lý; 02 doanh nghiệp và có 51 đơn vị (Hạt, Trạm, ..) và 123 Trạm cấp nước đóng trên địa bàn 24 quận, huyện thành phố. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lao động tính đến tháng 10 năm 2013 là 1.934 CB-CNVC, trong đó có 628 cán bộ nữ.

Từ năm 2011 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành; Tập trung thực hiện chức năng quản lý ngành và triển khai các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân thành phố giao, đặc biệt là triển khai thực hiện Chương trình hành động số 43-Ctr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010; triển khai thực hiện chương trình xây dựng thí điểm 06 xã nông thôn mới tại các huyện theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố; các chương trình trọng điểm khác của ngành. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thực hiện công tác phòng chống dịch cúm gia cầm; an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp; thanh tra chuyên ngành; phòng chống lụt bão, kiểm lâm, khuyến nông.

Với đặc điểm tình hình chung của Sở, thời gian qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn cơ quan được đảm bảo, cụ thể trên các mặt sau:

 

1. Tình hình an ninh chính trị nội bộ.

Qua việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc tới các đơn vị, đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ổn định tư tưởng trước những sự kiện, những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tranh chấp biển đảo, khiếu kiện đông người, đình lãng công, … để tuyên truyền, xuyên tạc, gây rối, gây bạo loạn… nhằm làm mất ổn định chính trị ở thành phố. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã nhận thức rõ hơn về âm mưu, hoạt động phá hoại của các đối tượng, giữ vững đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sạch, lành mạnh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

 

2. Tình hình an ninh trật tự và hoạt động của các loại tội phạm đã xảy ra trong cơ quan, đơn vị.

Trong hai năm qua, công tác an ninh trật tự cơ quan đã được cấp ủy, chính quyền các đơn vị quan tâm, đặc biệt là các hoạt động tham gia phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần tạo chuyển biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, viện chức và người lao động về ý thức xây dựng, giữ vững an ninh trật tự cơ quan và chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ tài liệu mật, phòng chống tham nhũng, bảo hộ lao động, Luật giao thông, Luật phòng cháy chữa cháy, … kết quả trong thời gian qua, chưa xảy ra vụ việc nào liên quan đến tài liệu mật, vi phạm Luật phòng chống tham nhũng, tại nạn lao động và các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm,…).

 

3. Tình hình công tác bảo vệ.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã quan tâm xây dựng nội quy bảo vệ, nội quy phòng cháy chữa cháy, củng cố lực lượng, xây dựng phương án bảo vệ và trang bị phương tiện phục vụ công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy, phân công trực 24/24 tại trụ sở các trạm, trại, văn phòng làm việc, đồng thời phát động phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn.

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị trực thuộc có chuyển biến trên các mặt tuyên truyền ý thức cảnh giác, quán triệt các văn bản có liên quan đến an ninh trật tự, đề ra các giải pháp phát động phong trào trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, triển khai công tác bảo vệ, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ, góp phần bảo vệ an toàn ở các cơ quan, đơn vị.

 

          II. KẾT QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN TỔ QUỐC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

 

          1. Công tác triển khai, quán triệt các văn bản của Thành ủy, chính phủ liên quan đến xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong cơ quan.

Trong thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã lãnh đạo, tổ chức quán triệt kịp thời các văn bản của Đảng và Nhà nước, của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, cụ thể:

1. Chương trình hành động số 04-CT/TU ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thành ủy thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20/6/2012 của Thành ủy thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2012 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”.

3. Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” (ngày 19 tháng 8 hàng năm).

4. Kế hoạch số 0261/KH/PA81 ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Phòng PA81-Công an thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “”An toàn về an ninh, trật tự”.

5.  Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 (thay thế Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/01/2001) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan; Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Phòng chống ma túy; Pháp lệnh dân quân tự vệ, ... và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

6. Chỉ thị số 13/2008/CT-TTG ngày 11/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 12/UBND-PCNC ngày 10/01/2009 của UBND thành phố về tăng cường công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới, tập trung quán triện thực hiện Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH ngày 28/12/2000 về bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002, Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13/9/2002 của Bộ Công an); và các văn bản chỉ đạo của thành phố liên quan đến đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc,....

Cấp ủy, Ban lãnh đạo các đơn vị tổ chức thực hiện các văn bản trên và xác định phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Từ đó đưa nội dung phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc vào chương trình công tác hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, đồng thời tổ chức quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm thống nhất triển khai thực hiện trong toàn cơ quan, đơn vị. Trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo đơn vị trong việc thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác bảo vệ nội bộ, công tác quốc phòng toàn dân, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; các đoàn thể đẩy mạnh công tác giáo dục, động viên cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự nơi lao động, công tác và cư trú.

Ngoài việc tập trung quán triệt các văn bản trên, các đơn vị lồng ghép với nội dung của Pháp lệnh dân quân tự vệ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác quốc phòng, công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, các đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác bảo vệ an ninh tổ quốc.

 

          2. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong cơ quan.

          Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo trên, hàng năm các đơn vị tổ chức thực hiện, đưa nội dung vào chương trình, kế hoạch công tác của Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc, của chính quyền, đồng thời phổ biến, hướng dẫn đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt các nội dung liên quan đến phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong từng phòng ban, cơ quan, đơn vị. Kết quả thực hiện trong 02 năm như sau:

2.1- Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

 

          Trong 02 năm qua, cùng với việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố, kiện toàn tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thề, các đơn vị quan tâm tổ chức quán triệt, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” (ngày 19 tháng 8 hàng năm) đã góp phần nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, khắc phục tư tưởng thờ ơ, thiếu tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở nơi làm việc và nơi cư trú. Coi trọng công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc không chỉ là vận động, tuyên truyền mà còn phải tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt các loại tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội, đồng thời chấp hành nghiêm túc luật giao thông, quy định phòng cháy chữa cháy.

 

          Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được củng cố, kiện toàn, tổ chức tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, an ninh quốc phòng. Đặc biệt là cán bộ chủ chốt và đảng viên đã được quán triệt đầy đủ, đồng thời là người gương mẫu, thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Coi trọng việc vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan, đơn vị được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đồng tình ủng hộ; hàng năm trong quí I các đơn vị đã tiến hành Hội nghị cán bộ công chức, nhằm phát huy dân chủ, tạo sự đoàn kết thống nhất để tập hợp, động viên cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự nơi lao động, công tác và cư trú. Kết hợp chặt chẽ cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, phong trào vận động đóng góp quỹ vì người nghèo, thiên tai bão lụt, .... chăm lo vật chất và tinh thần cho người lao động; kịp thời động viên cán bộ, công chức và người lao động yên tâm công tác, góp phần chung vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

 

2.2- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được cấp ủy và lãnh đạo quan tâm thường xuyên quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thông qua các cuộc họp chi bộ, họp giao ban, sinh hoạt đoàn thể, qua đó nắm tình hình và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Trong đó đặc biệt lưu ý phòng ngừa, giải quyết ngay từ đầu các vụ việc có thể dẫn đến khiếu kiện. Tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động của các đoàn khách vào làm việc tại cơ quan, đơn vị; nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm. Công tác quản lý, tuyển dụng, bố trí cán bộ thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, trong 02 năm đã cử gần 40 lượt cán bộ đi công tác nước ngoài, cán bộ được cử đi nước ngoài công tác thực hiện tốt việc báo cáo kết quả các chuyến đi, vận dụng kiến thức vào chuyên môn lĩnh vực công tác.   

 

2.3- Công tác bảo vệ cơ quan, đơn vị.

          Cơ quan Sở đóng trên địa bàn quận I là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố, là trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ, là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện chính trị, kinh tế. Trụ sở cơ quan Sở02 cổng ra vào, có 08 đơn vị trực thuộc trú đóng, hàng ngày lượng khách ra vào cơ quan rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ an ninh trật tự. Lực lượng bảo vệ của cơ quan có 06 người do Văn phòng Sở quản lý, lực lượng này được giao trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự an toàn cơ quan, nhân viên bảo vệ của cơ quan là những người có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao,  được sự quan tâm của lãnh đạo Sở nên các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ và trang phục của lực lượng bảo vệ đã được trang bị đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ và Thông tư số 10/2002/TT-BCA(A11) ngày 26/8/2002 của Bộ Công an. Thời gian tới đơn vị sẽ thực hiện theo Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 (thay thế Nghị định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/01/2001) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan và thông tư hướng dẫn của Bộ Công an.

          Những ngày nghỉ, ngày lễ tết, những ngày có các hoạt động văn hóa, chính trị lớn trên địa bàn thành phố, lãnh đạo các cơ quan đơn vị thực hiện tốt chế độ trực lãnh đạo, cùng với bảo vệ cũng tổ chức tốt các hoạt động canh trực theo hướng dẫn của cơ quan công an và cơ quan quân sự địa phương nhằm bảo đảm an toàn trong cơ quan, đơn vị, góp phần giữ vững an ninh trên địa bàn.

Các đơn vị trực thuộc Sở, trong đó đặc biệt là đơn vị có trụ sở làm việc rộng lớn, đóng trên địa bàn ngoại thành (Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp; Hạt kiểm lâm Củ chi, Cần Giờ - Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm Công nghệ Sinh học, Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Hùng vương) cũng đã tập trung kiện toàn lực lượng bảo vệ cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch và nội quy, quy trình công tác bảo vệ cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Công an hướng dẫn Nghị định 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ. Tăng cường các biện pháp tuần tra, bảo vệ trụ sở cơ quan, đơn vị; bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đầy đủ, nắm chắc diễn biến tình hình, thông tin chặt chẽ. Tổ chức phân công cán bộ trực 24/24 trong các dịp Lễ, Tết để kịp thời xử lý tốt các tình huống phát sinh.

          Thực hiện Quyết định 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó chú trọng đến việc thực hiện quy chế nội bộ về quản lý, sử dụng công sở, đề ra những quy định đối với các tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công tác; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý, sử dụng trụ sở cơ quan.

 

2.4- Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

          Thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước, thời gian qua việc phát hành phổ biến tài liệu mật của Sở bảo đảm đúng quy định. Các văn bản quản lý nhà nước của ngành được quản lý chặt chẽ không xảy ra rò rỉ thông tin và thất thoát tài liệu mật. Trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách các yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quan hệ đối ngoại luôn giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, không để bị lợi dụng áp đặt các mục tiêu chính trị. Cử cán bộ đi công tác nước ngoài đều lựa chọn những đồng chí có phẩm chất chính trị vững vàng. Tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Đồng thời đã thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới.

Thủ trưởng các phòng ban Sở, đơn vị trực thuộc đã tổ chức phổ biến, quản lý tài liệu, lưu giữ tài liệu theo đúng Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành tại Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008, đặc biệt hàng năm, Sở đã tổ chức Hội nghị học tập trong nội bộ để quán triệt, phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước nội dung liên quan đến Biển Đông cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chủ chốt phòng ban, đơn vị.

 

2.5- Công tác phòng chống cháy nổ.

 

Với đặc điểm tình hình chung của Sở hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy tập trung đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, chủ yếu là văn phòng làm việc, nơi được quan tâm nhất là các hồ sơ tư liệu, kho lưu trữ và hệ thống điện là những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ. Xác định công tác phòng cháy chữa cháy là nội dung rất quan trọng trong việc góp phần quản lý bảo vệ tốt tài sản Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân, do đó theo yêu cầu chung của xã hội cũng như yêu cầu của đơn vị, trong các năm qua Ban Giám đốc Sở đã chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt các mặt công tác an tòan lao động và phòng cháy, chữa cháy.

 

 

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban và các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện tăng cường các biện pháp Phòng cháy, chữa cháy, phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy, các kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, chú trọng công tác phòng cháy là chính cho toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị mình theo phương châm 4 tại chỗ: “Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy trước hết phải thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ”, đồng thời thường xuyên thực hiện chế độ tự kiểm tra và phối hợp với Công an phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tiến hành kiểm tra, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.

 

Vào trung tuần tháng 3 và ngày 04/10 hàng năm, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở đều có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện tháng an tòan về Phòng cháy, chữa cháy và tổ chức Tuần lễ Quốc gia về “An tòan - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ” được thực hiện dưới nhiều hình thức như kẻ biểu ngữ, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tuyên truyền vận động về PCCC, phổ biến Luật PCCC cho tòan CB-CNVC thông qua các buổi sinh hoạt, họp định kỳ tại các tổ, đội, sinh hoạt công đoàn cơ quan.

Thực hiện Chỉ thị số 41/2006/CT-UBND ngày 22/12/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, về tiếp tục triển khai thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị trong toàn Sở đã tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy của cơ quan, đơn vị; tổ chức xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; xây dựng phương án, ban hành nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy; cử cán bộ viên chức tập huấn và tham gia lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Vào mùa khô hàng năm và các ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết Nguyên đán đơn vị đều có kế hoạch bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy; phân công phân nhiệm cụ thể các cá nhân phụ trách, tổ chức tập huấn cho lực lượng tại chổ, đề cao cảnh giác trong mọi tình huống xảy ra cháy. Từng đơn vị, cơ sở tổ chức rà soát lại các hồ sơ phương án phòng cháy, chữa cháy đã xây dựng, bổ sung chỉnh lý khi không còn phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị và có kế hoạch tổ chức phối hợp thực tập; Rà sóat, phân loại số lượng, chất lượng phương tiện chữa cháy, qua đó có kế hoạch sửa chữa và đầu tư kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở.

 

2.6- Công tác phòng chống tội phạm giữ gìn an toàn xã hội tại cơ quan, đơn vị.

          Đảng ủy Sở, Ban Giám đốc Sở quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng lồng ghép các phong trào và kết hợp giữa tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhiệt tình hưởng ứng tham gia, từng bước đưa công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ngày càng đạt hiệu quả, bảo đảm tốt an ninh cơ quan, đơn vị, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.

          Các phòng ban, đơn vị tham mưu nghiên cứu ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội, kế hoạch, giải pháp thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống ma túy…, tham gia với địa phương giữ gìn an toàn xã hội tại cơ quan và trên địa bàn, nhiệm vụ công tác: thực hiện nghiêm túc và tuyệt đối an toàn, trong cơ quan, đơn vị không có CBCCVC-LĐ vi phạm pháp luật, trật tự xã hội, bị truy tố, xử lý hình sự. Nhiều CBCCVC-LĐ của đơn vị như cán bộ Thú y, kiểm lâm, … đã tham gia tích cực, dũng cảm trong công tác phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an toàn, trật tự.

 

2.7- Công tác thành lập và huấn luyện lực lượng tự vệ.

          Sở đã thành lập Ban chỉ huy quân sự Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 03 đồng chí; thành lập Trung đội tự vệ cơ quan, gồm 25 thành viên là lực lượng nòng cốt, đại diện của 07 cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đóng trong khu vực 176 - Hai Bà Trưng, quận I, TP.HCM. Các đơn vị trực thuộc có trên 100 CB-CNV đã thành lập Ban chỉ huy quân sự của đơn vị và xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan, cụ thể: Chi cục Thú y thành phố; Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường nông thôn; Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi và Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương. Đối với các đơn vị có dưới 100 CB-CNV không đủ điều kiện thành lập Ban chỉ huy, đã phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác quốc phòng và củng cố, kiện toàn lực lượng tự vệ, bảo vệ cơ quan.

          Văn phòng Sở quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với Tổ chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy khối liên cơ quan theo Quyết định số 186/QĐ-SNN-VP ngày 29/4/2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để điều hành công tác PCCC chung cho toàn khu vực khối liên cơ quan Sở, thành viên tham gia Tổ chỉ đạo có đội trưởng PCCC của 07 đơn vị.

 

          3. Công tác phối hợp của lực lượng Công an với cơ quan đơn vị trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

          Các đơn vị trực thuộc, trong đó các Chi cục quản lý chuyên ngành thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường làm tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ rừng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống lụt bão, ….. Lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp với lực lượng tự vệ của cơ quan, đơn vị mình, có kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan công an, quân đội nơi đóng trụ sở chủ động đối phó với các tình huống xảy ra.

          Cơ quan Văn phòng Sở đóng trên địa bàn quận I, thường xuyên phối hợp với công an Phường ĐaKao, Công an quận I, Ban Chỉ huy quân sự để bảo vệ an ninh cơ quan. Lực lượng Công an thường xuyên cử người theo dõi, giúp đỡ và giám sát công tác an ninh trật tự an toàn cơ quan Sở, nhất là trong những ngày lễ lớn, những ngày tổ chức hội nghị.

          Văn phòng Sở và các đơn vtăng cường công tác phối hợp trao đổi tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh trật tự giữa cơ quan với Công an thành phố (Phòng An ninh Kinh tế và Công an địa phương), cán bộ theo dõi địa bàn luôn sâu sát giúp đỡ lực lượng bảo vệ của cơ quan, đơn vị. Nhờ làm tốt công tác phối hợp với công an địa phương nên trong năm qua Cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc không để xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan tới an ninh trật tự.

          Trong các năm qua các cơ quan đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thường xuyên củng cố trang thiết bị PCCC ở từng cơ quan đơn vị theo đúng quy định. Đội PCCC của các đơn vị thường xuyên được kiện toàn và tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC đạt chất lượng tốt, phối hợp thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại trụ sở hàng năm đều tiến hành bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy và các bình chữa cháy theo quy định.

          Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan quân sự các cấp tại các địa phương nơi đơn vị đứng chân thành lập các Ban Chỉ huy quân sự, xây dựng các đội tự vệ của cơ quan đơn vị mình, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng theo đúng hướng dẫn và chỉ tiêu được giao góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn đơn vị; Làm tốt việc đăng ký và quản lý lực lượng dự bị động viên, sẵn sàng động viên khi có lệnh. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng hàng năm, các đơn vị trực thuộc đều thực hiện tốt việc xây dựng các kế hoạch như: kế hoạch bảo vệ cơ quan; kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; kế hoạch phòng chống cháy nổ; kế hoạch huấn luyện tự vệ, kế hoạch phòng phông nhân dân,…. Trên cơ sở đó, các đơn vị triển khai công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương và đơn vị bạn, bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn; đặc biệt trong các ngày lễ lớn của đất nước.

 

          4. Công tác tuyên truyền vận động CBCNV đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” và các thế lực thù địch góp phần giữ vững an ninh chính trị.

Những năm qua, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Sở và các đơn vị đã lãnh đạo thực hiện và giữ vững ổn định chính trị trong cơ quan, đơn vị, thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác với âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tổ chức cho đảng viên, cán bộ viên chức, người lao động nghe thời sự, học tập quán triệt kịp thời và đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ và nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác trước những diễn biến tình hình phức tạp trong và ngoài nước, thường xuyên nhắc nhỡ cảnh báo các hoạt động tuyên truyền chống phá của các đối tượng phản động, cơ hội chính trị.

Tăng cường công tác nắm tình hình, lãnh đạo kịp thời và uốn nắn những biểu hiện chưa thông suốt về tư tưởng, nhận thức lệch lạc; đấu tranh với biểu hiện yếu kém, bảo vệ quan điểm của Đảng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đơn vị không để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chính trị, không trường hợp nào nói, viết và làm trái với quan điểm của Đảng, không để kẻ địch lợi dụng phá hoại làm suy yếu gây bất ổn về chính trị.

Quan tâm thực hiện giải quyết bảo đảm, kịp thời các yêu cầu của nhân dân và khiếu nại tố cáo của công dân có liên quan công tác của ngành, không để tồn đọng vụ việc nào và gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, phát sinh phức tạp. Phát động và duy trì được phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động tuyên truyền và kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ, ngày truyền thống của Công an và Quân đội nhân dân Việt nam… , giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên, CBVC-NLĐ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.

 

          5. Đánh giá kết quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Trong 02 năm qua, các cơ quan, đơn vị thuộc Sở đã thực hiện có kết quả phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, công tác an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị trong cơ quan, đơn vị. Nhìn chung, đã hoàn thành các chỉ tiếu kế hoạch hàng năm đã đề ra của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cơ quan, không để sảy ra cháy nổ, làm lộ bí mật tài liệu thông tin, tranh chấp lao động, đình công, thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

 Cấp ủy, Ban lãnh đạo các đơn vị rất quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, quy định của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên về công tác ANQP nói chung và phong trào toàn dân bản vệ ANTQ tại cơ quan. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động nâng cao được nhận thức của CBCCVC-LĐ hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của “Ngày hội toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc” và vai trò quan trọng của mỗi thành viên trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, qua đó đã nâng cao được ý thức trách nhiệm trong công tác chuyên môn về bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật, phòng, chống cháy nổ.

Xây dựng được lực lượng nòng cốt gồm Lực lượng bảo vệ, Đội phòng chống cháy n hoạt động hiệu quả, lập nhiều thành tích được khen thưởng các cấp, gắn và hỗ trợ, góp phần không nhỏ trong hoàn thành  xuất sắc nhiệm vụ chính trị và chuyên môn. Các đơn vị ban hành nhiều quy định, nội quy quản lý, kiểm soát chặt chẽ mọi mặt hoạt động của đơn vị; đảm bảo tuyệt đối an toàn, trật tự cơ quan, không xảy ra cháy nổ, mất mát tài sản nhà nước, bảo vệ tốt bí mật Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cơ quan, đơn vị chủ động tham mưu cho ngành, thành phố và quan hệ, phối hợp các ban ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không để dịch bệnh lây lan, gây thiệt hại về kinh tế và góp phần bảo vệ tốt sức khỏe của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy còn có mặt hạn chế, như chưa thực hiện tốt việc tập luyện theo yêu cầu phương án, kế hoạch đã đề ra, chế độ tuần tra, thực hành của lực lương bảo vệ chưa thật thường xuyên, có nơi biểu hiện chủ quan, buông lỏng trong thời gian ban đêm, nghiệp vụ bảo vệ còn hạn chế, nên trong xử lý còn lúng túng khi giải quyết các tình huống phát sinh đột xuất.

 

III. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:

1. Tiếp tục quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nội dung Chương trình hành động số 04-CT/TU ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thành ủy thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20/6/2012 của Thành ủy thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2012 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; tăng cường thực hiện tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đẩy mạnh công tác giáo dục, động viên cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự nơi lao động, công tác và cư trú.

2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động; nắm tình hình và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Trong đó đặc biệt lưu ý phòng ngừa, giải quyết ngay từ đầu các vụ việc có thể dẫn đến khiếu kiện.

3. Tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động của các đoàn khách vào làm việc tại cơ quan, đơn vị; nâng cao ý thức cảnh giác, phòng chống khủng bố. Thực hiện tốt nội dung chương trình và những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự.

4. Thường xuyên quan tâm kiện toàn lực lượng bảo vệ cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch và nội quy, quy trình công tác bảo vệ cơ quan, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ. Tăng cường các biện pháp tuần tra, bảo vệ trụ sở cơ quan, đơn vị; bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đầy đủ, nắm chắc diễn biến tình hình, thông tin chặt chẽ. Tổ chức phân công cán bộ trực 24/24 trong các dịp Lễ, Tết để kịp thời xử lý tốt các tình huống phát sinh.

          5. Tiếp tục thực hiện Quyết định 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó chú trọng đến việc thực hiện quy chế nội bộ về quản lý, sử dụng công sở, đề ra những quy định đối với các tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công tác; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý, sử dụng trụ sở cơ quan.

          6. Các đơn vị tăng cường công tác phối hợp trao đổi tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh trật tự giữa cơ quan với Công an thành phố (Phòng Bảo vệ An ninh Kinh tế và công an địa phương). Tổ chức phân công cán bộ phụ trách và thường xuyên tự kiểm tra tại đơn vị, đồng thời báo cáo về kết quả triển khai thực hiện.

7. Ban chỉ huy quân sự các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức được ban hành tại Quyết định số 209/2006/QĐ-BQP ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Quốc phòng. Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự quận, huyện tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ của cơ quan, đơn vị theo kế hoạch hàng năm.

 

          8. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan, đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chú trọng xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy chế trong nội bộ cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong nội bộ cơ quan, trong mối quan hệ giữa cơ quan với các cá nhân, tổ chức ngành nông nghiệp, không để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày không được giải quyết, trở thành điểm nóng.

 

9. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt là những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự; phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng các gương “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc./.

 


Số lượt người xem: 37082    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm