SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
7
2
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 Tháng Ba 2014 9:10:00 SA

Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 04/03/2014

I. TÌNH HÌNH DỊCH         

1. Dịch Cúm gia cầm
1.1. Tình hình dịch Cúm gia cầm H5N1
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 22 tỉnh. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ;
Các địa phương có ổ dịch cũ đã qua 21 ngày gồm có: Tỉnh Nam Định, Long An, Kon Tum và Đăk Lăk; các tỉnh, thành phố còn lại còn một số ổ dịch, cụ thể như sau:
1.1.1. Tây Ninh: ổ dịch cúm gia cầm ở 3 hộ chăn nuôi tại 3 xã của huyện Châu Thành.
1.1.2. Cà Mau: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện U Minh.
1.1.3. Khánh Hoà:ổ dịch cúm gia cầm ở 10 hộ chăn nuôi tại 9 xã của 3 huyện Cam Lâm, Diên Khánh và TX Ninh Hoà.
1.1.4. Quảng Ngãi: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của huyện Đức Phổ và Nghĩa Hành.
1.1.5. Phú Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Đông Hoà.
1.1.6. Lào Cai: ổ dịch cúm gia cầm ở 22 hộ chăn nuôi tại 4 xã của huyện Bảo Thắng.
1.1.7. Bà Rịa-Vũng Tàu: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã  của 2 huyện Xuyên Mộc và Tân Thành.
1.1.8. Nghệ An: ổ dịch cúm gia cầm ở 8 hộ chăn nuôi tại 5 xã của 4 huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, Nghĩa Đàn và Đô Lương.
1.1.9. Hà Tĩnh: ổ dịch cúm gia cầm ở 11 hộ chăn nuôi tại 4 xã của  3 huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc và Thạch Hà.
1.1.10. Quảng Bình: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi của 1 xã thuộc huyện Bố Trạch.
1.1.11. Cần Thơ: ổ dịch cúm gia cầm ở 4 hộ chăn nuôi tại 3 xã của 3 huyện Bình Thuỷ, Phong Điền và quận Ô Môn.
1.1.12. Vĩnh Long: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Trà Ôn và Vũng Liêm.
1.1.13. Thanh Hoá:ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia.
1.1.14. Phú Thọ:ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện  Thanh Ba và Tam Nông.
1.1.15. Bình Định: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện  Tây Sơn.
1.1.16. Trà Vinh: ổ dịch cúm gia cầm ở 39 hộ chăn nuôi tại 14 xã của 4 huyện  Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long và TP Trà Vinh.
1.1.17. Bạc Liêu: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Giá Rai.
1.1.18. Hải Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Thanh Hà.
1.1.19. Sóc Trăng: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của 2 huyện Ngã Năm và Cù Lao Dung.
1.1.20. Gia Lai: ổ dịch cúm gia cầm ở 1 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Đăk Pơ.
1.1.21. Hưng Yên: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 1 xã của huyện Văn Lâm.
1.1.22. Bình Dương: ổ dịch cúm gia cầm ở 2 hộ chăn nuôi tại 2 xã của huyện Tân Uyên và thị xã Thuận An.
1.2. Qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy:
Trong năm 2014, vi rút cúm H5N1 nhánh 1.1 đã được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang, và Cà Mau; Hầu hết các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh có dịch do vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C. Việc cập nhật thông tin lưu hành vi rút Cúm gia cầm đã được Cục Thú y gửi các địa phương thường xuyên, cụ thể tại văn bản số 31/TY-DT ngày 06/01/2014, văn bản số 168/TY-DT ngày 10/02/2014 của Cục Thú y, văn bản số 268/TY-DT ngày 27/2/2014.
1.3.Nguyên nhân xảy ra dịch:
- Thời tiết trong tháng 1-2/2014 lạnh cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là môi trường thuận lợi để vi rút H5N1 tồn tại và lây lan.
- Trong dịp Tết nguyên đán, gia tăng việc đi lại, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm của người dân dẫn đến vi rút có điều kiện phát tán.
- Nhiều địa phương không triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2 năm 2013 và chưa tổ chức tiêm phòng đợt 1/2014 cho nên các đàn gia cầm không có miễn dịch bảo hộ vi rút Cúm H5N1.
- Công tác thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên môi trường chăn nuôi không được thực hiện trong thời gian qua tại nhiều địa phương.
- Qua công tác giám sát thường xuyên của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trên đàn thuỷ cầm tại các chợ buôn bán gia cầm trong năm 2013 gần 6%.
- Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhánh vi rút 2.3.2.1C đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh thay cho nhánh 1.1 lưu hành phổ biến tại các tỉnh phía Nam trong những năm trước đây. Nguyên nhân có thể do quá trình vận chuyển gia cầm từ phía Bắc vào Nam, sau đó lây lan qua các đàn vịt chạy đồng trong vùng dẫn đến việc nhánh 2.3.2.1C xuất hiện và lưu hành rộng rãi tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.4.Nhận định tình hình:
- Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Trà Vinh có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
- Thời gian tới: Với những nguyên nhân như trên, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Hiện nay, cả nước có tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn có ổ dịch LMLM.
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong  ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có tỉnh nào công bố ổ dịch Tai xanh trên lợn.

II. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch Cúm gia cầm trong toàn quốc thực hiện theo Công văn số 519/BNN-TY ngày 18/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 4/3/2014, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Cúm gia cầm họp phiên thường kỳ.
Các đoàn công tác của Cục Thú y tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Cúm gia cầm tại các địa phương./.



Số lượt người xem: 3828    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm