SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
0
4
2
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 07 Tháng Ba 2012 3:00:00 CH

Kết quả tình hình triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng kế hoạch năm 2012

 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Văn phòng Điều phối - Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM TW), Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn thành phố đến tháng 02 năm 2012 như sau:

 

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH (Phụ lục 1):

    1. Chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố:

           - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (từ ngày 05 đến 08/10/2010), đã đưa Chương trình xây dựng Nông thôn mới là 1 trong 18 chỉ tiêu chủ yếu của thành phố, chỉ đạo “xây dựng mô hình Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu đẹp, kinh tế phát triển và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường”.

           - Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 2 (khóa IX) – tháng 12/2010 và văn bản số 750-CV/TU ngày 26/8/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy, chỉ đạo: trong năm 2011, ngoài 6 xã đang xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới, tiếp tục triển khai nhân rộng xây dựng mô hình Nông thôn mới tại 22 xã (gồm, huyện Củ Chi: 09 xã; Hóc Môn: 05 xã; Bình Chánh: 04 xã; Nhà Bè: 02 xã và Cần Giờ: 02 xã), nâng tổng số xã xây dựng mô hình NTM là 28 xã/ tổng số 58 xã trên địa bàn nông thôn TP.HCM.

           - Ngày 12/7/2011, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 5 (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, trong đó nêu chỉ tiêu phấn đấu: chú trọng đầu tư và huy động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hoàn thành sớm Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 58/58 xã giai đoạn 2011 – 2015.

           - Trong từng thời gian, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố có các văn bản chỉ đạo, triển khai, sơ – tổng kết:

               + Văn bản số 74-CV/TU ngày 15/02/2011 của Thường trực Thành ủy chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng xã NTM năm 2011.

               + Công văn số 166-CV/TU ngày 15/8/2011 của Thường trực Thành ủy, về thực hiện Thông báo kết luận số 47-TB/BCĐNTM của BCĐ NTM TW.

               + Các Thông báo số 14, 15, 16, 17, 18, 19-TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011 của Văn phòng Thành ủy Thông báo ý kiến kết luận chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí Thư thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ NTM TP, về chất lượng, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại các xã thí điểm xây dựng mô hình NTM trên địa bàn TP.

               + Thông báo số 20-TB/BCĐNTM ngày 28/11/2011 của Văn phòng Thành ủy Thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí Thư thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ NTM TP, về tổ chức nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

               + Quyết định số 15/2001/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND thành phố ban hành Chương trình mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 – 2020.

               + Kế hoạch số 5785/KH-UBND ngày 21/11/2011 của Chủ tịch UBND TP về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng NTM” ...

           - Về công tác chỉ đạo điểm: từ năm 2009, Thành ủy có Công văn số: 3044/VP-TU, ngày 21/4/2009, về một số công việc cần tập trung trong chỉ đạo thực hiện xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; Công văn số: 2974/VP-CNN ngày 06/5/2009 và Công văn số: 3678/UBND.CNN ngày 22/7/2009 của UBND thành phố về thực hiện đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới:

               + Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 01 xã: Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn là 01 trong 11 xã của cả nước thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (Thông báo số 238-TB-TW ngày 07/4/2009, Văn bản số 01-BCĐTW ngày 13/4/2009 của Ban Chỉ đạo NTM TW).

               + Ngoài ra, Thành phố chọn thêm 05 xã xây dựng điểm, gồm xã: Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), nhằm tận dụng được các kinh nghiệm từ việc xây dựng thí điểm tại xã Tân Thông Hội, để nhân rộng ra các xã và ngược lại.

       2. Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM TP.HCM:

           - Thành ủy TP.HCM đã có Quyết định 1163-QĐ/TU ngày 22/5/2009 về thành lập Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố (gồm thành viên của các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Trưởng Ban Chỉ đạo Nông thôn mới 5 huyện ngoại thành) và các Quyết định về điều chỉnh, bổ sung một số thành viên Ban Chỉ đạo theo yêu cầu trong từng thời gian. Đ/c Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phó Trưởng Ban Thường trực là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Phó ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã có Quyết định số 09-QĐ/BCĐCTXDNTM ngày 04/4/2011, ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

          - UBND thành phố thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố tại Quyết định 3510/QĐ-UBND ngày 21/7/2009 (gồm thành viên của các sở, ngành, đoàn thể liên quan) và các Quyết định về điều chỉnh, bổ sung một số thành viên Ban Chỉ đạo theo yêu cầu trong từng thời gian. Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổ phó Thường trực là Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn. Giao Chi cục Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực của Tổ công tác giúp việc; thực hiện chức năng - nhiệm vụ là Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của thành phố.

           - Theo chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ đã có Quyết định thành lập BCĐ NTM tại huyện (gồm thành viên của các phòng, ban, đoàn thể liên quan và Trưởng Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới các xã xây dựng thí điểm) để thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Trưởng Ban chỉ đạo là Bí thư huyện ủy (riêng huyện Bình Chánh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện); Phó Ban chỉ đạo là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

           - Tại 06 xã điểm và 22/58 xã triển khai nhân rộng xây dựng Nông thôn mới từ đầu năm 2011: đã thành lập Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng Ban; thành viên là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ngành, đoàn thể liên quan, đại diện các ấp. Riêng tại huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh, theo chỉ đạo của Huyện ủy, thành lập thêm Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã, do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng Ban (gồm các thành viên đại diện Chi bộ ấp, các ủy viên liên quan của Ban chấp hành Đảng bộ xã) để tập trung chỉ đạo trong toàn hệ thống chính trị.

           - Tại 30 xã còn lại: hiện nay đã có 29 xã thành lập Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới xã (gồm 9 xã còn lại của huyện Củ Chi, 5 xã của huyện Hóc Môn, 3 xã của huyện Cần Giờ, 3 xã của huyện Nhà Bè, 9/10 xã của huyện Bình Chánh); tại 01 xã còn lại: huyện Bình Chánh đề xuất không thực hiện xây dựng NTM tại xã Bình Hưng – do định hướng đô thị hóa; Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới thành phố đang chỉ đạo, xem xét để triển khai xây dựng đề án NTM tại xã Bình Hưng phù hợp với tình hình thực tế.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN THÁNG 02 NĂM 2012:

1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:

    1.1. Xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn):

          - Ngày 22/12/2011, Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới thành phố đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện đề án xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội. Số lượng tiêu chí đạt: 18/19 tiêu chí.

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012 (cuối quý 1): 01 tiêu chí (tiêu chí 5: cơ sở vật chất trường học). Hoàn thành 19/19 tiêu chí từ đầu quý 2/2012 (đã có báo cáo chi tiết riêng).

1.2. Thái Mỹ:

- Số lượng tiêu chí đạt: 13/19 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 01: Quy hoạch; 04: Điện; 05: Trường học; 06: Cơ sở y tế văn hóa; 08: Bưu điện; 09: Nhà ở dân cư; 11: Hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 19: An ninh trật tự xã hội)

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 06 tiêu chí (gồm các Tiêu chí: 02: Giao thông; 03: Thủy lợi; 07: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập; 13: Hình thức tổ chức sản xuất; 18: Hệ thống chính trị.

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

1.3. Xã Xuân Thới Thượng:

- Số lượng tiêu chí đạt: 15/19 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 1: Quy hoạch; 3: Thủy lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 6 : Cơ sở vật chất văn hóa đạt; Tiêu chí 7: Chợ nông thôn; Tiêu chí 8: Bưu điện; Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10 : Thu nhập; Tiêu chí 11 : Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động; Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục;  Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 04 tiêu chí (gồm các Tiêu chí: 2: Giao thông; 5: Trường học;  Tiêu chí 16 : Văn hóa; Tiêu chí 17: Môi trường).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

1.4. Xã Tân Nhựt:

- Số lượng tiêu chí đạt: 12/19 tiêu chí (gồm các Tiêu chí: 1: Quy hoạch; 4: Điện; 7: Chợ nông thôn; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư nông thôn; 11: Hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 13: Hình thức tổ chức sản suất; 14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 19: An ninh trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 07 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 10: Thu nhập; 17: Môi trường; 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

1.5. Xã Nhơn Đức:

- Số lượng tiêu chí đạt: 14/19 tiêu chí  (gồm các tiêu chí: 1: Quy hoạch; 4: Điện; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư; 10: Thu nhập; 11: Hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 13: Hình thức tổ chức sản xuất;  14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa;  17: Môi trường;  18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội; 19: An ninh trật tự

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 05 Tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học;  6: Cơ sở vật chất văn hóa; 7: Chợ nông thôn).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

1.6. Lý Nhơn:

- Số lượng tiêu chí đạt: 13/19 tiêu chí (gồm: 1: Quy hoạch; 3: Thủy lợi;  4: Điện; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư; 11: Hộ nghèo; 13: Các hình thức tổ chức sản xuất; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 18: Hệ thống chính trị vững mạnh; 19: An ninh, trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 6 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 5: Trường học; 7: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập; 12: Cơ cấu lao động; 14: Giáo dục)  

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí.

        1.7. So sánh các chỉ tiêu kinh tế, nâng cao thu nhập, nhà ở dân cư tại 6 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại TP.HCM đến tháng 02 năm 2011:

1.7.1. Nhà tạm dột nát: Trước khi xây dựng đề án còn 381 căn nhà tạm, dột nát, đến tháng 02 năm 2012 không còn nhà tạm dột nát.

1.7.2. Hộ nghèo (theo tiêu chí dưới 12 triệu đồng/người/năm): Trước khi xây dựng đề án có 5.790 hộ, đến tháng 02 năm 2012, số hộ vượt nghèo 3.743 hộ, hiện còn 2.047 hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố 12 triệu đồng/người/năm (Nếu tính theo tiêu chí của Trung ương, hộ nông thôn 4,8 triệu đồng/người/năm: tại 6 xã không còn hộ nghèo).

1.7.3.Cơ cấu lao động nông nghiệp: Trước khi xây dựng đề án có 30,34% lao động NN (23.261 lao động/tổng số 76.644 lao động), đến tháng 02 năm 2012, lao động nông nghiệp còn 13,2% (11.519 lao động/tổng số 87.585 lao động).

Lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Trước khi xây dựng đề án có 69,66% (53.383 lao động/tổng số 76.644 lao động), đến tháng 02 năm 2012, lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên 86,80% (76.066 lao động/tổng số 87.585 lao động).

1.7.4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Trước khi xây dựng đề án, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 24,4% (18.700 lao động), đến tháng 02 năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 49,5% (43.354 lao động).

1.7.5. Thu nhập: Trước khi xây dựng đề án, thu nhập bình quân tại 6 xã đạt 16,1 triệu đồng/người/năm, đến tháng 02 năm 2012, thu nhập bình quân tại 6 xã đạt 25,9 triệu đồng/người/năm, gấp 1,61 lần khi xây dựng đề án.

2. Kết quả thực hiện tại 52 xã nhân rộng:

2.1. Đối với 22 xã nhân rộng từ đầu năm 2011 (gồm huyện Củ Chi: 09 xã; Hóc Môn: 05 xã; Bình Chánh: 04 xã; Nhà Bè: 02 xã; Cần Giờ: 02 xã): đã khảo sát, hoàn thành đề án, trình Ban Chỉ đạo huyện. Tổ Công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã góp ý, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã đã bổ sung, sửa chữa, trình Ban Chỉ đạo huyện xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án.

2.2. Đối với 30 xã còn lại:

    Hiện nay tại các xã đã hoàn thành khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng Đề án nông thôn mới; lấy ý kiến của toàn thể Đảng viên, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tại các ấp, trình Ban Chỉ đạo huyện. Ban CĐ NTM huyện Hóc Môn đã tổ chức họp góp ý Đề án 5/5 xã; huyện: Củ Chi (9 xã), Bình Chánh (9 xã), Nhà Bè (3 xã); huyện Cần Giờ đang chuẩn bị tổ chức họp Ban Chỉ đạo góp ý Đề án (03 xã).

Riêng xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh), do định hướng đô thị hóa, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới huyện đề xuất không thực hiện xây dựng xã NTM và xã Hiệp Phước (Nhà Bè) – dự kiến quy hoạch khu công nghiệp và cảng nước sâu, đang chờ xin ý kiến triển khai thực hiện, do vậy Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện họp Ban chỉ đạo góp ý Đề án

    Dự kiến các huyện hoàn thành việc góp ý, bổ sung, điều chỉnh đề án chuyển các sở ngành thành phố thẩm định (vào cuối tháng 2/2012), trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trong tháng 3 năm 2012.

    - Đánh giá chung về kết quả thực hiện: đề án Nông thôn mới cấp xã đạt yêu cầu về tiến độ và nội dung đề án theo quy định của Ban chỉ đạo Nông thôn mới Trung ươngBan chỉ đạo Nông thôn mới thành phố. Dự kiến hoàn thành trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt cuối quý 1/2012 để triển khai thực hiện.

3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố theo từng nhóm nội dung (theo đề cương của Văn phòng Điều phối Trung ương – BCĐ NTM Trung ương)

  3.1. Công tác tuyên truyền vận động (phụ lục 2):

    - Kết quả tổ chức hưởng ứng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và hưởng ứng cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động:

    + Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có Kế hoạch và Công văn số 838/CQTT-SNN ngày 14/6/2011 về chuẩn bị thành phần, nội dung tổ chức Hội nghị Phát động thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” và triển khai Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020 (theo Quyết định số 15/2001/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND thành phố). Đã tổ chức Hội nghị Phát động Phong trào thi đua vào ngày 18/6/2011 với sự tham dự của các quận huyện trên địa bàn thành phố; các Sở, ngành, đoàn thể; các Doanh nghiệp, Tổng Công ty Nhà nước và các cụm, khối thi đua thuộc thành phố (số lượng đại biểu tham dự khoảng 500 người, cùng các cơ quan thông tấn, truyền thông). Tại buổi lễ, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện triển khai, tổ chức phát động thi đua chung sức xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn các huyện.

+ Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên; đến nay đã có 04/05 huyện trên địa bàn thành phố đã tổ chức Lễ phát động thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, gồm các huyện: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ; còn lại huyện Nhà Bè sẽ tổ chức Lễ phát động trong quý 1 năm 2012.

+ Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” để triển khai rộng khắp, đạt kết quả toàn diện và định hướng nội dung, giải pháp, tiêu chuẩn thi đua, hình thức khen thưởng cụ thể (Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 5785/KH-UBND ngày 21/11/2011 tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng Nông thôn mới”).

- Công tác triển khai thực hiện các văn bản có liên quan: Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã ban hành hơn 30 văn bản có liên quan triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố (trong đó có 17 Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch...chủ yếu đã nêu ở mục 1). Trong đó, có 04 cuộc Hội nghị, Hội thảo tập trung ở cấp thành phố với hơn 2.000 lượt cán bộ chủ chốt cấp thành phố, huyện, xã và các cơ quan nghiên cứu tham dự.

- Công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng Nông thôn mới: Thường trực Thành ủy đã có các Nghị quyết, văn bản (Nghị quyết số 04-NQ/TU, CV 74-CV/TU, CV 166-CV/TU...) chỉ đạo các chi bộ thuộc Đảng ủy các xã đưa nội dung lãnh đạo xây dựng NTM vào sinh hoạt định kỳ; đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng Nông thôn mới. Các cơ quan Báo, Đài (phát thanh, truyền hình, báo chí..) đã phối hợp với các địa phương thường xuyên đưa các tin bài về xây dựng Nông thôn mới (bình quân mỗi tuần 3- 4 kỳ có các chuyên đề về nông nghiệp – nông dân – nông thôn trên các phương tiện truyền thông).

  Ngoài tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên tại các địa phương, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã tuyên truyền vận động xây dựng Nông thôn mới và các Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp – nông thôn.v.v.., thực hiện tập huấn tập trung tại 6 xã điểm, các xã nhân rộng và 5 huyện (thành phần bao gồm: cán bộ các huyện, xã; Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các nhân tố nòng cốt trong nhân dân) với 56 cuộc tập trung, hơn 5.100 lượt người tham dự.

- Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất:

  + Kết quả đạt được, thuận lợi: từ việc tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đảng viên, đoàn viên, cán bộ quán triệt các nội dung về xây dựng Nông thôn mới đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, xác định mục tiêu phải xây dựng Nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đã thúc đẩy các ngành, các cấp và trong nhân dân, cộng đồng tích cực tham gia hưởng ứng và thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới tại các xã.

  + Khó khăn: tuy đã có nhiều chuyển biến, thay đổi về nhận thức, nhưng một số ít cán bộ, địa phương vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn lực đầu tư của nhà nước, chưa thực sự đẩy mạnh huy động các nguồn lực trong cộng đồng trong xây dựng Nông thôn mới.

  + Đề xuất nội dung, hình thức tuyên truyền trong năm 2012: đẩy mạnh thực hiện nội dung giáo dục về “Phát triển cộng đồng” nhằm tăng cường nhận thức và khả năng huy động các nguồn lực. Nhấn mạnh để thực hiện các tiêu chí, cần có các “sản phẩm” cụ thể. Đó cũng là cơ sở để bàn bạc trong cộng đồng, nhân dân hiến kế, cách thức thực hiện (thấy được kết quả, lợi ích..), từ đó thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong huy động các nguồn lực. Tăng cường các hình thức tuyên truyền trực quan, hội thi tìm hiểu về Nông thôn mới các cấp, ngành nhằm vừa tuyên truyền vừa tạo sân chơi lành mạnh bổ ích tại khu vực nông thôn ngoại thành và trong các cán bộ thực hiện Chương trình.

      3.2. Công tác rà soát, đánh giá thực trạng lập quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới (phụ lục 2, 3):

        3.2.1. Công tác rà soát đánh giá thực trạng nông thôn so với Bộ tiêu chí:

         - Kết quả triển khai: Từ năm 2010, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã chỉ đạo khảo sát, rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn thành phố so với Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, xây dựng Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010 – 2020, tổ chức góp ý tại các địa phương, sở ngành, đoàn thể, trong nhân dân, báo cáo với Hội đồng nhân dân thành phố.

          - Tổng số xã thuộc 5 huyện ngoại thành TP.HCM: 58 xã. Mức độ đạt các tiêu chí:

SỐ

TIÊU CHÍ

Từ 17 – 19

Từ 13 – 16

Từ 10 – 12

Từ 05 – 09

< 5 tiêu chí

Số xã

01

(xã Tân Thông Hội - 18 tiêu chí)

04

(Xã Thái Mỹ - 13 tiêu chí; Xuân Thới Thượng - 15 tiêu chí; Nhơn Đức - 14 Tiêu chí; Lý Nhơn - 13 tiêu chí)

02

(xã Tân Nhựt – 12 tiêu chí; Tân Phú Trung – 10 tiêu chí)

47

04

(đạt 4 tiêu chí)

(chi tiết đạt tiêu chí tại các xã: đính kèm Phụ lục 4 và 4b)

         - Đánh giá chung về kết quả thực hiện: công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn căn cứ theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Việc đánh giá bám sát chặt chẽ vào thực chất đạt được, như tiêu chí 4 Điện, trừ xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) không có điện lưới quốc gia, sử dụng máy phát điện – không đạt, các xã Qui Đức (huyện Bình Chánh) và 3 xã thuộc huyện Cần Giờ (Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) dù đã có điện lưới quốc gia phủ phần lớn, nhưng do vẫn còn gần 5% hộ dân ở các vùng sâu (đập nuôi tôm, giữ rừng…), sử dụng máy phát điện.. vẫn đánh giá là chưa đạt.                

        3.2.2. Lập quy hoạch nông thôn mới:

         - Về quy hoạch chung:

a) Số xã có đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn đã được phê duyệt:

Đã hoàn thành tại 06 xã xây dựng thí điểm mô hình NTM, tham vấn ý kiến nhân dân, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Số xã đang triển khai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới:

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo tại 52 xã còn lại triển khai thực hiện công tác quy hoạch nông thôn mới (Công văn 856/UBND-CNN ngày 28/02/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung triển khai xây dựng đề án nông thôn mới năm 2011). Hiện nay Ban Chỉ đạo Nông thôn mới, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc theo dõi hướng dẫn địa phương thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài chính thành phố đang phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và các đơn vị liên quan tổng hợp dự toán thực hiện công tác quy hoạch tại 52 xã, để tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn. Các xã đều có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Trong năm 2012, sẽ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng phục vụ sản xuất, Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường, Quy hoạch các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Về Quy hoạch chi tiết:

Đặc thù vùng nông thôn tại TP.HCM là nông thôn vùng ven đô thị, do đó, số đồ án quy hoạch chi tiết nhiều hơn so với các địa bàn vùng thuần nông và một số vùng khác – do quá trình phát triển đô thị, công nghiệp. Đa phần là các đồ án quy hoạch chi tiết đối với các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, nguồn vốn thực hiện phần lớn thuộc Doanh nghiệp. (Cụ thể: xem Phụ lục 5b).

- Ước tổng kinh phí thực hiện công tác quy hoạch: 89 tỷ 665 triệu đồng. Trong đó:

+ Kinh phí thực hiện tại 6 xã thí điểm: 16,865 tỷ đồng;

+ Kinh phí thực hiện tại 52 xã còn lại: dự kiến 72,800 tỷ đồng.

+ Bình quân kinh phí thực hiện quy hoạch tại 1 xã: 1,5 tỷ đồng (tròn số).

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện: Công tác lập các Quy hoạch tiến hành chậm, vì vậy việc định hướng, đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng... phải mất nhiều thời gian, có sự thống nhất các sở ngành liên quan. Đặc thù nông thôn tại TP.HCM là nông thôn vùng ven đô thị, do quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, vì vậy việc xây dựng các đồ án quy hoạch chung có nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn một số vùng khác. Ngoài ra, do đặc thù nêu trên, số đồ án quy hoạch chi tiết cũng nhiều hơn so với các địa bàn vùng thuần nông và một số vùng khác. Dự kiến năm 2012, hoàn thành quy hoạch chung tất cả 58/58 xã .        3.3. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (phụ lục 2):

         - Nội dung triển khai:

           + Tại 6 xã thí điểm: đều có các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất đạt hiệu quả, với 05 Hợp tác xã và 38 Tổ hợp tác thuộc các lĩnh vực (thủy sản, ngành nghề nông thôn…); riêng xã Thái Mỹ có Hợp tác xã và Tổ hợp tác đạt hiệu quả, nhưng đang củng cố, mở rộng dự kiến đến tháng 6/2012 khi hoàn thành mới xét đạt. Trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, đã triển khai 61 mô hình trình diễn, hỗ trợ phát triển ngành nghề. Tổ chức đào tạo nghề cho 2.412 lao động nông thôn (trong đó kinh phí thành phố cấp 2.662,2 triệu đồng), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tại xã Tân Thông Hội (xã điểm Trung ương) lên 50,67%; các xã Thái Mỹ, Xuân Thới Thượng, Nhơn Đức cũng đã đạt tiêu chí này (lần lượt là 68,6%, 67,6% và 43,2%); riêng xã Tân Nhựt đạt 36,4% và Lý Nhơn đạt 27,9%. Từ các nội dung thực hiện đến nay đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tại xã so với khi xây dựng đề án:

Tân

Thông Hội

Thái Mỹ

Xuân Thới Thượng

Tân Nhựt

Nhơn Đức

Lý Nhơn

Thu nhập bình quân người/năm

28,66 triệu đồng

(1,54 lần)

21,1 triệu đồng

(1,2 lần *)

25,6 triệu đồng

(1,7 lần)

21,6 triệu đồng

(1,4 lần)

21,5 triệu đồng

(1,4 lần)

 28,3 triệu đồng

(1,8 lần)

           + Tại 52 xã nhân rộng: do năm 2011 là năm bắt đầu khảo sát, lập đề án Nông thôn mới, các dự án phát triển sản xuất chỉ thực hiện theo kế hoạch của xã đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và thực hiện các mô hình trình diễn (lồng ghép hoạt động) của các sở ngành, đoàn thể liên quan, do đó chưa thống kê chung trong thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới.

         - Kết quả huy động các nguồn lực: 413,644 tỷ đồng (chỉ tạm tính tại 6 xã thí điểm). Chia ra:

               * Ngân sách Trung ương     :     0,190 tỷ đồng (xã Tân Thông Hội);

               * Ngân sách Thành phố       :     7,845 tỷ đồng;

               * Dân – Doanh nghiệp         :   78,907 tỷ đồng;

               * Vay tín dụng                    : 325,566 tỷ đồng.

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện: Qua thực hiện tại các xã điểm, trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đã đúc kết những nhân tố về các giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng nông nghiệp đô thị như: bò sữa, rau an toàn, hoa lan – cây kiểng, cá kiểng,…Sự tham gia tích cực của các hội đoàn thể trong phát triển sản xuất là nhân tố góp phần phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề phi nông nghiệp cho các hội viên, góp phần giải quyết lao động nông nhàn ở nông thôn Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kịp thời các chính sách phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi vay trong thời điểm lãi suất cao như hiện nay là động lực giúp người dân an tâm, mạnh dạn bỏ vn đầu tư, phát triển sản xuất. Sự chủ động của các cơ sở đào tạo nghề trong việc khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gắn với thị trường lao động nên ngay sau khi được đào tạo, người tham gia học nghề đã có thể kiếm được việc làm hay có thể vận dụng kiến thức được đào tạo phát triển nghề ngay trên địa bàn mình sinh sống.

* Mặt hạn chế: Diện tích vườn tạp, lúa một vụ năng suất thấp còn nhiều.  Chưa phát huy thế mạnh của vùng sản xuất nông nghiệp đô thị, sinh thái, môi trường xanh, sạch, đẹp gắn với phát triển du lịch, nơi an dưỡng, nghỉ ngơi. Mức hỗ trợ đào tạo nghề trung hạn còn thấp, chưa phù hợp; nhu cầu đào tạo nghề còn tương đối lớn.

* Đề xuất: Để nâng cao thu nhập cao hơn nữa và ổn định, qua khảo sát tại các xã điểm, đa số nhân dân cho rằng cần tiếp tục tập huấn kỹ thuật với những giống cây, con mới có hiệu quả kinh tế cao; cần cung cấp thông tin thị trường và giá cả nông sản và tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.

      3.4. Công tác đào tạo, tập huấn (phụ lục 2):

         - Nội dung đã triển khai: đã tổng hợp, xây dựng các nội dung đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp, gồm:

          + Các văn bản của Trung ương: Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tài Chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản về kinh tế hợp tác.

         + Các văn bản của Thành phố: Quyết định số 15/2001/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND thành phố ban hành Chương trình mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND, ngày 09/3/2011 của UBND thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

           + Kết quả thực hiện: số lớp đã triển khai (bao gồm cả Hội thảo chuyên đề cấp thành phố về Nông thôn mới): 58, với hơn 6.000 lượt cán bộ nhân dân. Trong đó cấp thành phố (Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc TP, các sở ngành, đoàn thể thành phố): 98 lượt cán bộ; cấp huyện (Ban Chỉ đạo Nông thôn mới huyện, cán bộ phòng nghiệp vụ, đoàn thể huyện): 125 lượt cán bộ; còn lại là cấp xã và nhân tố nòng cốt trong nhân dân (hơn 5777 lượt).

           + Kết quả về xây dựng tài liệu tập huấn: Đã xây dựng và in ấn 5 cẩm nang về xây dựng Nông thôn mới và các Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn với 15.000 bộ và 30.000 tờ rơi. Hiện nay, đang tổng hợp xây dựng Bộ tài liệu tập huấn chính thức cho các cấp theo Quyết định 1003/QĐ-BNN-KTHT, ngày 18/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới (dự kiến hoàn thành trong quý 1 và triển khai thực hiện từ quý 2 năm 2012).

           + Kinh phí đã thực hiện: 0,202 tỷ đồng (ngân sách thành phố).

           + Khó khăn: Đối với cán bộ cấp Thành phố và các huyện, việc tập trung nhiều ngày để tập huấn theo đúng Chương trình quy định tại Quyết định 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất khó khăn; đề xuất tùy tình hình thực tế, có thể chia nhỏ thành nhiều đợt trong năm để đào tạo, tập huấn.

      3.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (phụ lục 4 và 4b):

         - Kết quả triển khai: Đến tháng 02 năm 2012, chủ yếu thực hiện tại 6 xã điểm, tại 52 xã nhân rộng chỉ thực hiện khảo sát, lập đồ án quy hoạch và khảo sát, xây dựng các công trình, hạng mục chuẩn bị đầu tư trình UBND thành phố phê duyệt (trong đề án NTM). Tổng số công trình thực hiện là 360. Gồm: công trình đã hoàn thành năm 2010 chờ kinh phí quyết toán: 74; công trình chuyển tiếp: 100; công trình khởi công mới: 140; công trình chuẩn bị đầu tư: 46. Trong đó đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 246 công trình.

         - Vốn thực hiện: tổng vốn thực hiện đến tháng 02 năm 2012 là: 477 tỷ 485 triệu đồng (theo các quyết định phê duyệt của UBND thành phố). Lũy tiến thực hiện từ khi xây dựng đề án đến nay: 1.269 tỷ 026 triệu đồng. Trong đó:

           + Ngân sách Trung ương:  10 tỷ đồng (xã Tân Thông Hội);

           + Ngân sách Thành phố : 810,948 tỷ đồng;

           + Dân, Doanh nghiệp     : 458,068 tỷ đồng .

         - Đánh giá chung về kết quả thực hiện: công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu về tiến độ theo phân kỳ đề án đã phê duyệt. Từ khi thiết kế, đến thi công đều có giám sát cộng đồng chứng kiến và cùng nghiệm thu.          

      4. Huy động nguồn lực (phụ lục 5):

          4.1- Kết quả huy động vốn và nguồn vốn đã thực hiện: 1.930 tỷ 598 triệu đồng. Trong đó:

             - Ngân sách Trung ương      :   10,230 tỷ đồng (xã Tân Thông Hội, bao gồm vốn xây dựng cơ bản: 10.000 triệu đồng, phát triển sản xuất: 190 triệu đồng, văn hóa-xã hội: 40 triệu đồng) – tỷ lệ 0,5% trên tổng các nguồn vốn;

             - Ngân sách Thành phố        : 894,976 tỷ đồng (tỷ lệ 46,4%);

             - Dân – Doanh nghiệp                   : 545,741 tỷ đồng (tỷ lệ 28,27%);

             - Vay tín dụng                      : 479,651 tỷ đồng (tỷ lệ 24,83%).

         Chia theo nguồn vốn ngân sách nhà nước và dân, cộng đồng:

Vốn ngân sách nhà nước (gồm Trung ương và Thành phố)

                                          :   905,206 tỷ đồng (tỷ lệ 46,9%);

Vốn dân, cộng đồng (gồm dân, doanh nghiệp và vay tín dụng để phát triển sản xuất…)            : 1.025,392 tỷ đồng (tỷ lệ 53,1%)

         Chia theo các nhóm nội dung:

             - Quy hoạch                          :     89,665 tỷ đồng;

              - Xây dựng cơ sở hạ tầng       : 1.199.351 tỷ đồng;

             - Phát triển sản xuất               :    413,644 tỷ đồng;

             - Văn hóa – Xã hội – Môi trường và hoạt động khác: 227, 938 tỷ đồng.

         4.2- Đánh giá quá trình huy động vốn xây dựng Nông thôn mới:

+ Từ việc xác định phải luôn tuyên truyền trong nhân dân về phương châm: Huy động nội lực tại chỗ là chính, Lấy sức dân lo cuộc sống cho dân, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng thời kỳ. Đến tháng 02/2012, thông qua các hoạt động tuyên truyền (tờ rơi, trực quan, hội thảo thực hiện đề án...) Ban quản lý Nông thôn mới các xã đã huy động nhân dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện các nội dung tiêu chí của đề án, như: hiến đất và công lao động khi giải toả mặt bằng để làm đường; đầu tư vốn để phát triển sản xuất; hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí thực hiện các công trình văn hóa – xã hội (trường học, đình làng...).

Tổng kinh phí dân và cộng đồng thực hiện (bao gồm cả các nguồn tín dụng dân và doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất) là 1.025 tỷ 392 triệu đồng (tỷ lệ 53,1%); bước đầu cho thấy nếu tăng cường vận động, tuyên truyền, có thể huy động nguồn lực lớn trong dân để đẩy mạnh phát triển.

+ Các Sở ngành đoàn thể đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện, Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới các xã lồng ghép các nội dung hoạt động và kinh phí thực hiện tại xã. Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Sở phối hợp với xã xây dựng các nội dung và kinh phí hoạt động cụ thể trong từng thời gian của năm.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

      1. Những mặt đạt được:

           - Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện đã tích cực triển khai, phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Thành phố đạt yêu cầu về tiến độ đã đề ra.  Công tác khảo sát, xây dựng đề án tại các xã nhân rộng đảm bảo các yêu cầu. Các Sở ngành đoàn thể đã tăng cường chỉ đạo triển khai các dự án, điểm trình diễn, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ văn hóa – xã hội – môi trường, xây dựng hệ thống chính trị, giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

           - Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố phân công nhiệm vụ từng Sở, ngành, đoàn thể, từ đó các đơn vị xây dựng kế hoạch phù hợp, các nội dung “sản phẩm” cụ thể của từng tiêu chí – theo chức năng của từng Sở ngành. Trên cơ sở đó, dự trù nguồn kinh phí, loại nào do ngân sách thực hiện, loại nào vận động cộng đồng…. Các Sở ngành đoàn thể đã phối hợp với Ban Quản lý Nông thôn mới xã lồng ghép các nội dung hoạt động và kinh phí thực hiện tại xã. Các công tác đào tạo, truyền thông, liên tịch giữa các Sở, ngành, đoàn thể (như tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về Chương trình xây dựng Nông thôn mới”, dạy nghề…) đã góp sức thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới tại các xã.

           - Đầu mỗi năm, Ủy ban nhân dân dân thành phố đều có Quyết định giao vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đợt 1 năm 2011 và giao vốn kinh phí sự nghiệp thực hiện đề án Nông thôn mới cho các xã thí điểm. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nông thôn mới đã có văn bản hướng dẫn Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thủ tục, tiếp nhận vốn và tổ chức thực hiện.

           - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã phối hợp với các Thành viên Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội thảo, hướng dẫn các xã xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới lập các đề án “Phát triển sản xuất – kinh doanh và giải pháp nâng cao thu nhập”. Ban Quản lý Nông thôn mới các xã đã tổ chức khảo sát, hướng dẫn các ấp, các hộ gia đình về tổ chức lại sản xuất, ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với các Doanh nghiệp; tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp về xã liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ.

           - Đặc biệt, từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp đã huy động các nguồn lực tham gia thực hiện các nội dung của đề án. Các điển hình như nông dân hiến đất làm đường, trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.v.v là các tấm gương điển hình quý giá, luôn được chú trọng nêu gương để tiếp tục nhân rộng. Việc tạo điều kiện cho người dân thảo luận góp ý cách thực hiện tiêu chí như thế nào trên bộ tiêu chí chung, cách áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương, giám sát xây dựng các công trình công cộng, trao đổi kinh nghiệm trong canh tác, chăn nuôi; chủ động tìm hiểu tiếp thu các tiến bộ công nghệ, tích cực hưởng ứng xây dựng nông thôn mới.v.v…đã phát huy sức dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

      2. Những khó khăn, vướng mắc:

           - Trong các kỳ báo cáo cũng đã nêu: việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới là công việc rất mới; tuy cấp cơ sở đã có nhiều cố gắng, nhưng do cán bộ đều kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, tập huấn nên còn lúng túng, tiến độ còn chậm, so với yêu cầu mong muốn.

           - Công tác lập các Quy hoạch tiến hành chậm, vì vậy việc định hướng, đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng... phải mất nhiều thời gian, có sự thống nhất các sở ngành liên quan. Đặc thù nông thôn tại TP.HCM là nông thôn vùng ven đô thị, do quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, vì vậy việc xây dựng các đồ án quy hoạch chung có nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn một số vùng khác; dự kiến để hoàn thành quy hoạch chung tất cả 58/58 xã trong năm 2012 mới hoàn thành.  

           -  Các Sở ngành, đoàn thể và xã đã phối hợp tốt hơn so với lúc thực hiện thí điểm xây dựng mô hình Nông thôn mới cấp thôn-bản tại ấp Chánh. Tuy nhiên, vẫn có lúc, có nơi còn lúng túng, thiếu chủ động trong việc hướng dẫn, triển khai thực hiện.

      3. Đề xuất, kiến nghị:

           - Về đề xuất điều chỉnh các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia cho phù hợp với đặc thù nông thôn tại TP.HCM là nông thôn vùng ven đô thị: Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố đã kiến nghị với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới Trung ương trong quá trình báo cáo tổng kết thực hiện đề án tại xã điểm Tân Thông Hội. Tại 52 xã nhân rộng (hiện nay là 51 xã, trừ xã Bình Hưng – huyện Bình Chánh), Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố có văn bản số 113/TCT-PTNT ngày 04/02/2012 trình Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thực hiện một số tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới căn cứ theo đặc thù thành phố - vùng ven đô thị đặc biệt (cụ thể tại 12 tiêu chí: Giao thông, Thủy lợi, Cơ sở vật chất Trường học, Cơ sở vật chất Văn hóa, Chợ, Thu nhập, Hộ nghèo, Giáo dục, Y tế, Môi trường - chỉ tiêu 17.4: nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, Hệ thống chính trị, An ninh trật tự xã hội).    

           - Về một số nội dung hướng dẫn của các Bộ ngành:

             + Do nguồn vốn nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là ngân sách Thành phố, vì vậy nên giao cho Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án cho xã thay vì Ủy ban nhân dân huyện (Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính). Trường hợp Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt đề án cho xã thì phải được UBND thành phố quyết định phân cấp phê duyệt và ý kiến thẩm định của Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo.

             + Những xã ven đô có mật độ và số dân cao nên tình hình an ninh trật tự phức tạp hơn những xã thuần nông. Do vậy, cần có chính sách bổ sung biên chế, trang bị phương tiện làm việc, trụ sở.

             + Tỷ trọng ngồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới không khống chế tỷ lệ nguồn vốn theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày  04/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ mà căn cứ vào tình hình thực tế (xuất phát điểm thấp, cao…) và phát huy tính cộng đồng trong huy động các nguồn lực.

             + Những xã ven đô có tốc độ đô thị hóa cao, mật độ dân số và tăng cơ học ngày một nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày một thu hẹp (chiếm <30% diện tích tự nhiên của xã) với quy hoạch là đa phần là Khu dân cư hiện hữu và các dự án dân cư mới hình thành. Do vậy, kiến nghị không triển khai xây dựng nông thôn mới tại các xã trên mà cho phép áp dụng cơ chế quản lý nhà nước cấp phường đối với cấp xã.

 

IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG NĂM 2012:

1. Mục tiêu cơ bản:

1.1- Triển khai thực hiện kế hoạch duy trì, nâng chất các tiêu chí đã đạt được tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) - xã điểm Trung ương, giai đoạn 2012 – 2015.

1.2- Thực hiện lộ trình theo tiến độ đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí tại 5 xã điểm của Thành phố, tổng kết vào cuối năm 2012; tiếp tục đúc kết kinh nghiệm áp dụng cho các xã nhân rộng.

1.3- Hoàn thành việc phê duyệt đề án Nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015 tại các xã nhân rộng còn lại trên địa bàn Thành phố (trong quý 1/2012) và phê duyệt các kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung hoàn thành công tác quy hoạch trong 6 tháng đầu năm 2012.

2. Mục tiêu và nội dung cụ thể:

2.1. Xã Tân Thông Hội (xã điểm của Trung ương)

Giao Ban Thường vụ Huyện ủy Củ Chi chỉ đạo xã Tân Thông Hội tập trung thực hiện:

2.1.1. Mục tiêu:

- Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người dân nông thôn.

- Hoàn thành có chất lượng các tiêu chí (trường học, cơ sở vật chất văn hóa, trạm y tế, chợ) và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí về văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng Đảng với đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực cao, đạo đức, phẩm chất tốt và hệ thống chính trị vững mạnh.

2.1.2.Mục tiêu phấn đấu cụ thể đến năm 2013: (do đã hoàn thành trước so với các xã khác) Bên cạnh việc chú ý nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được cần phấn đấu nâng mức các tiêu chí:

- Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,8 đến 2 lần so với năm 2009 (Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI).

- Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố - 12 triệu/người/năm (<2%).

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó 40 % là lao động nữ.

- Giáo dục: phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Y tế: 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế xã hội

- Hoàn thiện các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.

2.1.3. Nội dung thực hiện:

a. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập:

- Tập trung triển khai các hoạt động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhân dân lựa chọn mô hình đã triển khai thành công trên địa bàn xã như hoa lan, rau an toàn, cá cảnh, bò sữa, ngành nghề nông thôn. Khảo sát, đánh giá và hỗ trợ chuyển đổi vườn tạp sang ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống cây trồng – vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao (mỗi ấp chọn từ 1 – 2 mô hình). Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các dự án nhằm chuyển đổi vùng diện tích 70 ha lúa năng suất thấp, ngập trũng sang rau an toàn, cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, mô hình nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch (triển khai trong quý 1).

- Tiếp tục phối hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận tổ chức ngày hội việc làm, tọa đàm giữa người lao động và doanh nghiệp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và giải pháp tăng thu nhập (2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9). Tiếp tục đào tạo, tập huấn, hỗ trợ người lao động làm việc tại gia đình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm (thực hiện trong tháng 3).

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu lao động và hiệu quả của từng loại hình sản xuất trên địa bàn nhằm đúc kết, đề xuất những chính sách nhân rộng, nâng cao thu nhập cho người dân (tháng 8).

- Tổ chức cho cán bộ và nhân dân điển hình tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, vận động cộng đồng chung sức xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài (tháng 4).

b. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật:

Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4564/QĐ-UBND ngày 24/6/2010, làm cơ sở cho việc bố trí vốn năm 2012, cụ thể:

- Giao thông: nâng cấp láng nhựa: 2 tuyến đường liên tổ gồm đường Đất Thánh nối dài và đường trực giữa ấp Tân Định. Lựa chọn, ưu tiên thực hiện xây dựng cống hộp tiêu thoát nước trên một số tuyến đường thuộc các ấp đô thị. (triển khai trong quý 1).

Hỗ trợ thí điểm điều chỉnh hợp lý một số tuyến giao thông có “khúc cua nguy hiểm” thường gây tai nạn giao thông và làm mất vẽ mỹ quan nông thôn (bàn bạc trong nhân dân vào tháng 3 và 4; triển khai thực hiện vào tháng 5).

- Trường học: Nâng cấp trang thiết bị và các phòng chức năng 3 trường chưa đạt chuẩn: 2 Trường mầm non, và 1 trường tiểu học (triển khai trong tháng 3).

- Trang bị cơ sở vật chất cho Trung tâm văn hóa – thể thao xã và 2 sân đa năng theo phương thức xã hội hóa. Phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và du lịch bố trí, đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn phụ trách cùng xây dựng các thiết chế hoạt động Trung tâm văn hóa – thể thao đạt hiệu quả (tháng 6).

c. Văn hóa, giáo dục và môi trường:

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới (tháng 4).

- Cập nhật, bổ sung danh sách đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo và nâng chất cho lao động đã qua đào tạo ngắn hạn để đến cuối năm 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% (tháng 5).

- Phát động phong trào nhân dân trồng xây xanh ven các tuyến đường (1500 cây) nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai một số tuyến hàng rào xanh, xây dựng hầm biogas, hố xí tự hoại, thu gom và xử lý rác thải hộ gia đình (tháng 4).

d. Công tác cán bộ và hệ thống chính trị:

          - Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, chuyên viên tham dự các khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và chính trị. Phấn đấu trong năm có 6 cán bộ tiếp tục đạt trình độ đại học.

          - Nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức chính trị - xã hội, của từng đảng viên gắn liền với cuộc vận động học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn liền việc thực hiện Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI.

          - Tiếp tục bồi dưỡng và phát triển Đảng cho thanh niên nông thôn, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, quần chúng tích cực, tiên phong trong xây dựng nông thôn mới.

2.2. Tại 5 xã điểm do thành phố trực tiếp chỉ đạo:

          Ban Chỉ đạo Chương trình Nông thôn mới huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ tập trung chỉ đạo thực hiện:

          2.2.1. Mục tiêu:

a. Xã Thái Mỹ: Đã đạt 13 tiêu chí. Còn 06 tiêu chí dự kiến đạt chuẩn vào cuối năm 2012, gồm: Giao thông, Thủy lợi, Chợ nông thôn, Thu nhập, Hình thức tổ chức sản xuất, Hệ thống chính trị.

b. Xã Xuân Thới Thượng: Đã đạt 15 tiêu chí. Còn 04 tiêu chí dự kiến đạt chuẩn, gồm: Giao thông, Trường học, Văn hóa (16), Môi trường.

c. Xã Tân Nhựt: Đã đạt 12 tiêu chí. Còn 07 tiêu chí dự kiến đạt chuẩn, gồm: Giao thông, Thủy lợi, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Thu nhập, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.

d. Xã Nhơn Đức: Đã đạt 14 tiêu chí. Còn 05 tiêu chí dự kiến đạt chuẩn, gồm: Giao thông, Thủy lợi, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Chợ nông thôn.

e. Xã Lý Nhơn: Đã đạt 13 tiêu chí. Còn 06 tiêu chí dự kiến đạt chuẩn, gồm: Giao thông, Trường học, Chợ nông thôn, Thu nhập, Cơ cấu lao động, Giáo dục.

          2.2.2. Nội dung thực hiện:  

          - Điều chỉnh các đề án phù hợp với thực tiển triển khai làm cơ sở bố trí vốn và huy động các nguồn lực (tháng 3).

- Tổ chức hội nghị tổng kết 5 xã điểm do thành phố chọn làm cơ sở nhân rộng cho những xã có cùng điều kiện trên địa bàn nông thôn thành phố (tháng 12).

Nội dung thực hiện của từng xã:

a. Xã Thái Mỹ: Giao thông: Tiếp tục thi công 2 công trình; chuẩn bị khởi công 8 công trình. Thủy lợi: Đang thi công 9 công trình, chuẩn bị đầu tư 20 công trình. Chợ nông thôn: xã không xây dựng chợ nông thôn. Thu nhập: tiếp tục triển khai chăn nuôi bò sữa, trồng rau. Tiếp tục công tác đào tạo nghề trên địa bàn xã. Tư vấn thành lập thêm 01 Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa. Tiếp tục chuẩn hóa đào tạo cho cán bộ tại xã.

b. Xã Xuân Thới Thượng: Giao thông: tiếp tục triển khai hoàn thành 7 tuyến công trình. Trường học: Đẩy nhanh tiến độ để khởi công mới Trường Mẫu giáo Bé Ngoan 3. Văn hóa: tiếp tục củng cố các câu lạc bộ đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng cường vận động tuyên truyền công tác kế hoạch hóa gia đình. Môi trường: tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các Công ty, cơ sở sản xuất, các điểm mua bán phế liệu; tổ chức trồng 850 cây xanh trên 6 tuyến đường. Hình thành 2 tổ đổ rác dân lập.

c. Xã Tân Nhựt: Giao thông: đã hoàn thành 18/41 công trình, đang thi công 12 công trình, chuẩn bị khởi công 07 công trình, còn lại 04 công trình đang trình UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư. Thủy lợi: Tiếp tục thi công hoàn thành 05 công trình vào quí 2/2012. Trường học: Khởi công xây dựng mới trường Mầm non và trường Tiểu học Tân Nhựt. Nâng cấp Khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò trở thành Trung tâm Văn hóa - thể thao xã. Giải quyết đền bù và xây dựng Khu tưởng niệm Tết Mậu Thân - Công trình kỷ niệm 45 năm Tết Mậu Thân. Thu nhập: Phối hợp với các Sở ban ngành thành phố, huyện tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo, trình diễn mô hình, giới thiệu việc làm, hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất. Môi trường:  tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường (còn 10/13 cơ sở nằm xen cài trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường). Tổ chức trồng 3.000 cây xanh trên 14 tuyến đường. Tuyên truyền, vận động nhân dân trên 5 tuyến đường có tổ thu gom rác đăng ký thu gom rác. Phấn đấu cuối năm 2012, có ít nhất 35/39 cán bộ đạt chuẩn theo qui định.

d. Xã Nhơn Đức: Giao thông: đang triển khai 14 tuyến đường dự kiến đưa vào sử dụng tháng 5/2012. Thủy lợi: đang triển khai lắp 1 cống, nạo vét 3 tuyến kênh. Trường học: 1 trường mầm non đang lập thủ tục đầu tư. Cơ sở vật chất văn hóa: đang triển khai thủ tục đầu thầu Trung tâm văn hóa thể thao xã. Chợ: tiếp tục phối hợp Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng tài chính trong quy hoạch chi tiết 1/500 và lập dự án xây dựng chợ.

e. Xã Lý Nhơn: Giao thông: Tiếp tục triển khai 5 tuyến đường giao thông. Trường học: đang triển khai thi công 2 trường học. Chợ: đang lập thủ tục tổ chức đấu thầu thi công chợ Lý Nhơn. Thu nhập: mở rộng mô hình muối trãi bạt trên địa bàn, mô hình nuôi cá dứa, mô hình nuôi tôm xen canh với cua, tôm thẻ chân trắng. Cơ cấu lao động: phối hợp với Trường Trung học Nam Sài Gòn và Trung tâm Dạy nghề huyện, Trường Trung học Nông nghiệp tổ chức tư vấn định hướng cho các học viên tham gia các lớp học để các thanh niên chọn ngành nghề và đăng ký.

2.3. Tại 52 xã nhân rộng:

- Trong năm 2012, tại 52 xã nhân rộng hoàn thành công tác Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng phục vụ sản xuất, Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo Thông tư số 13/2011-TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011.

- Hoàn thành xây dựng đề án (trong quý 1/2012), thông qua tổ giúp việc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

      3. Bố trí và huy động các nguồn lực:

      3.1- Năm 2012 ước tính nhu cầu nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới tại các xã: 1.259 tỷ 756 triệu đồng. Chia ra:                                            

        - Nguồn ngân sách thành phố, dự kiến (theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện và thẩm định bước 1 của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nông thôn mới thành phố), tổng cộng: 1.259,756 tỷ đồng. Trong đó:

           + Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 1.239,756 tỷ đồng (Phục lục 8). Gồm:

               *Tại 6 xã điểm                 :    979,956 tỷ đồng.

               * Tại 52 xã nhân rộng      :    260 tỷ đồng.

(Bình quân 5 tỷ/xã để thực hiện công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư)

§        Trong đó, ngân sách thành phố đã ghi vốn đợt 1 cho năm 2012: 220,586 tỷ đồng (Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố), gồm có: xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ: 41,005 tỷ đồng; xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè: 42,345 tỷ đồng; xã Tân Nhựt, huệyn Bình Chánh: 58,495 tỷ đồng; xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi: 7,46 tỷ đồng; xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi: 54,281 tỷ đồng; xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn: 17 tỷ.

               + Vốn sự nghiệp phát triển sản xuất, thực hiện các hoạt động Văn hóa – Xã hội – Môi trường, xây dựng hệ thống chính trị: 20 tỷ đồng (chỉ tạm tính từ các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – do chưa có kế hoạch cụ thể của các Sở, ngành, đoàn thể liên quan)

4. Chỉ đạo, phân công thực hiện:

          Để năm 2012 hoàn thành 6 xã thí điểm mô hình nông thôn mới do Trung ương và Thành phố trực tiếp chỉ đạo, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới các huyện, các sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã thí điểm nghiêm túc thực hiện các thông báo, kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại các cuộc họp về chương trình, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TB số 14 TB/BCĐNTM ngày 21/11/20110); xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (TB số 15 TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011); tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TB số 16 TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011); tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (TB số 17 TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011); tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi (TB số 18 TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011); tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (TB số 19 TB/BCĐNTM ngày 21/11/2011). Báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới để tổng hợp, đề xuất giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã nhanh chóng rà soát, đề xuất điều chỉnh đề án làm cơ sở cho việc bố trí vốn tổ chức thực hiện năm 2012.

         - Sở Kế hoạch đầu tư phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Nông thôn mới thành phố) tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao vốn phân cấp (đợt 1) về xây dựng cơ bản cho 06 xã điểm trong tháng 3/2012; bố trí vốn sự nghiệp đợt 1/2012 cho 52 xã thực hiện công tác quy hoạch. Tiếp tục tham mưu các cơ chế quản lý, giám sát tài chính tại các xã xây dựng nông thôn mới trong điều kiện tăng đầu tư từ ngân sách và nguồn lực tham gia xây dựng.

         - Sở Quy hoạch Kiến trúc: đề xuất định mức kinh phí cụ thể cho công tác quy hoạch các xã nông thôn mới. Đồng thời hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo Thông tư liên tịch số 13/2011-TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011.

         - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới các huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (sau khi có quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố).

         - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực): đề xuất việc kiện toàn Ban chỉ đạo cấp thành phố. Phối hợp với các đơn vị liên quan và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng giải pháp chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả theo hướng nông nghiệp đô thị, xóa bỏ vườn tạp trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới. Kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất xin ý kiến Ban Chỉ đạo thành phố những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.

         - Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới 5 xã điểm đôn đốc, đẩy nhanh việc triển khai những nội dung còn lại để đến cuối năm 2012 hoàn thành đưa vào tổng kết việc xây dựng mô hình điểm. Chủ động triển khai và có báo cáo kịp thời việc nhân rộng trên địa bàn các xã còn lại.

- Các doanh nghiệp thành phố cần có phương án, hợp tác ký kết sản xuất, hỗ trợ để giải quyết ”đầu vào, đầu ra” cho các sản phẩm nông nghiệp đô thị tại các xã, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

- Các thành viên Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng Nông thôn chủ động xây dựng chương trình công tác, phối hợp với Ban chỉ đạo các huyện, Ban quản lý các xã thực hiện nhiệm vụ do đồng chí trưởng Ban chỉ đạo thành phố đã phân công.


Số lượt người xem: 5880    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm