SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
8
0
0
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Sáu 2004 10:10:00 CH

Thông tin tháng 5 5/2004

-

   

1.- Kết quả sản xuất vụ đông xuân 2003 – 2004 :

1.1.- Tình hình gieo trồng một số loại cây ngắn ngày :

+ Cây lúa : Diện tích sạ cấy lúa là 10.695 ha/ 11.110 ha kế hoạch, đạt 96,26%. Cơ cấu giống lúa như sau : các giống lúa IR 65610, IR 64, VD 20, IR 56279, IR 35546, MTL 250, MTL 110, KSB 140,... chiếm 60% diện tích; các giống lúa IR 62032, IR 6279, VND 95-20, IR 29723, IR 50404, OM 1723, ST 3, OM 1490,... chiếm 30% diện tích; các giống lúa VND 95-19, VN 95, VN 92, KSB 218, KSB 54, OM 2031, Mashuri,... chiếm 10% diện tích.

Năng suất lúa bình quân vụ đông xuân 2003 - 2004 trên địa bàn thành phố là 3,9 tấn/ha.

+ Cây rau : Diện tích gieo trồng là 3.660 ha/ 3.840 ha kế hoạch, đạt 95,31%. Năng suất bình quân là 22 tấn/ha. Sản lượng đạt 72.781,1 tấn. Trong đó, diện tích trồng rau an toàn là 1.527,6 ha, năng suất bình quân 23,6 tấn/ha.

+ Cây đậu phộng : Diện tích gieo trồng là 1.237 ha/ 1.400 ha kế hoạch.

+ Cây bắp : Diện tích gieo trồng là 733 ha/ 980 ha kế hoạch.

1.2.- Tình hình sinh vật hại cây trồng :

+ Trên lúa : Trong vụ đông xuân, những đối tượng gây hại chính trên lúa như sau : diện tích nhiễm rầy nâu là 2.865 lượt ha, cao hơn diện tích nhiễm trong vụ đông xuân 2002 – 2003 nhưng chỉ xuất hiện với mật độ thấp; diện tích nhiễm sâu cuốn lá là 1.283 lượt ha, thấp hơn so cùng kỳ, mật độ phổ biến ở mức nhẹ (5– 10 con/m2); diện tích chuột phát sinh và gây hại là 1.328 lượt ha, cao hơn vụ đông xuân 2002 – 2003 nhưng chỉ ở mức độ nhiễm nhẹ. Ngoài ra, các sinh vật hại khác đều chỉ xuất hiện ở mật độ thấp và mức độ gây hại trên lúa không đáng kể.

+ Trên rau, đậu phộng và các cây trồng khác : Tình hình sinh vật hại trên rau, đậu phộng và các cây trồng khác phổ biến ở mức độ từ trung bình đến nhẹ. Vào cuối vụ, có một số diện tích rau, đậu phộng bị sâu gây hại ở mật độ cao, tuy nhiên do được phòng trị kịp thời nên thiệt hại không nhiều. Số ốc bươu vàng bắt được trong vụ là 6.531 kg.

2.- Tình hình sản xuất vụ hè thu 2004 :

2.1.- Theo báo cáo của các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, tiến độ sản xuất một số loại cây trồng trong vụ hè thu 2004 trên địa bàn thành phố, tính đến nay, như sau :

+ Lúa : Diện tích lúa đã gieo sạ là 5.796 ha / 9.970 ha kế hoạch, đạt 58,13%. Hiện nay, đa số lúa hè thu đang đẻ nhánh.

+ Rau : Diện tích rau đã gieo trồng là 1.521 ha / 2.840 ha kế hoạch, đạt 53,55%. Rau đang phát triển và thu hoạch.

+ Đậu phộng : Diện tích đậu phộng đã xuống giống là 206 ha, chủ yếu tại huyện Củ Chi. Đậu phộng đang phát triển bình thường.

+ Bắp : Diện tích bắp đã gieo trồng trong là 62 ha. Hiện nay, bắp đang phát triển bình thường.

2.2.- Tình hình sinh vật hại cây trồng :

Tình hình sinh vật hại trên các loại cây trồng trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố diễn biến như sau :

- Trên lúa : Vào những ngày đầu tháng 5/2004, diện tích nhiễm bọ trĩ trên đồng ruộng khá cao, nhưng đến cuối tuần qua, do có mưa nên diện tích nhiễm bọ trĩ đã giảm, tuy nhiên vẫn còn một số ruộng vùng gò đang bị bọ trĩ gây hại (diện tích nhiễm bọ trĩ là 272 ha, trong đó có 160 ha ở mức độ trung bình và 112 ha ở mức độ nhẹ). Các sinh vật hại khác như rầy nâu (257 ha), ốc bươu vàng (165 ha), chuột (130 ha),..., chỉ xuất hiện với mức độ nhẹ.

- Trên rau : Trong tuần qua, do có mưa nên một số đối tượng gây hại trên rau như bọ nhảy, dòi đục lá, sâu đục trái đã giảm. Tuy nhiên, các đối tượng khác như sâu xanh, rầy mềm, sâu ăn tạp tiếp tục phát sinh mạnh trên đồng ruộng nhưng được nông dân vẫn thường xuyên phòng trị nên mức độ gây hại không đáng kể. Diện tích nhiễm ốc bươu vàng tăng hơn so với tuần trước. Số ốc bươu vàng bắt được trong tuần qua tại quận Thủ Đức và quận 9 là 336 kg.

- Trên các cây trồng khác :     

+ Sâu đục thân, rệp trên mía : 37 ha.

+ Rệp sáp trên dứa : 05 ha.

+ Sâu bệnh các loại trên cây ăn trái : 138 ha.

2.3.- Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố đã phối hợp với Công ty Thuốc trừ sâu Sài Gòn, mở 03 lớp tập huấn nhằm trang bị những kiến thức và các thao tác cơ bản về cách sử dụng phương pháp GT-TEST KIT cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến rau và các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố để có thể tự kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả trước khi đưa vào lưu thông và sử dụng, từ ngày 26 đến ngày 29/4/2004, với 55 học viên tham dự thuộc các đơn vị như : Đội Y tế dự phòng của các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Nhà Bè; Phòng nghiệp vụ thuộc Sở Y tế thành phố, Công ty kinh doanh rau an toàn, Xí nghiệp cung ứng rau quả xuất khẩu; các siêu thị, các công ty chế biến thực phẩm và các bếp ăn tập thể của các công ty, xí nghiệp.

3.- Tình hình chăn nuôi thú y :

- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển bình thường. Tình hình dịch tễ đàn gia súc chăn nuôi tại các vùng trọng điểm của thành phố tương đối ổn định, không phát sinh gia súc bệnh truyền nhiễm trong tuần lễ vừa qua. Công tác tiêm phòng gia súc, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y hoạt động bình thường.

- Theo báo cáo của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh, lượng gia súc nhập vào thành phố trong tuần qua ở mức tương đối cao, 50.162 con, tăng khoảng 1.500 con so với tuần trước. Số lượng gia súc nhập vào thành phố chủ yếu vẫn là các nguồn Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng và Vĩnh Long. Lượng trâu bò nhập là 758 con, nguồn chủ yếu là các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, An Giang, Thanh Hóa.

- Trong tuần qua, Chi cục Thú y thành phố đã cấp giấy xác nhận điều kiện vệ sinh thú y cho 07 cơ sở giết mổ gia cầm, trong đó có 05 cơ sở giết mổ vịt tại xã Bình Hưng - huyện Bình Chánh, 01 cơ sở tại quận Bình Tân và 01 cơ sở tại quận Gò Vấp. Ngoài ra còn phối hợp với Sở Thương mại thành phố khảo sát một số điểm đăng ký giết mổ gia cầm tại các quận Bình Thạnh và Thủ Đức.

4.- Công tác quản lý kiểm định giống :

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi thành phố đã thực hiện bình tuyển được 482 con bò sữa; công tác gieo tinh bò sữa bằng các dòng tinh cao sản thực hiện được 2.140 liều tinh / 5.000 liều tinh theo kế hoạch, đạt 42,8%.

5.- Tình hình thủy sản :

Tình hình thả nuôi tôm sú vụ I năm 2004 (gồm cả chính vụ lẫn trái vụ) trên địa bàn huyện Cần Giờ, tính đến nay như sau : Có 2.282 hộ thả nuôi tôm sú trên tổng diện tích là 1.957,91 ha, với số lượng giống đã thả là 329,95 triệu con, trong đó :

     + Nuôi công nghiệp : Có 514 hộ thả nuôi 165,723 triệu con giống tôm sú trên diện tích 537,90 ha.

     + Nuôi bán công nghiệp : Có 440 hộ thả nuôi 48,177 triệu con giống tôm sú trên diện tích 303,07 ha.

+ Nuôi trong ruộng : Có 1.328 hộ thả nuôi 116,05 triệu con giống tôm sú trên diện tích 1.116,94 ha.

Tính đến nay, sản lượng tôm sú đã thu hoạch trên địa bàn huyện Cần Giờ đạt khoảng 450 tấn, trong đó :

     + Mô hình nuôi công nghiệp : Có 267 hộ thu hoạch trên diện tích 256,30 ha, sản lượng đạt trên 300 tấn.

     + Mô hình nuôi bán công nghiệp : Có 158 hộ thu hoạch trên diện tích 112 ha, sản lượng đạt khoảng 50 tấn.

+ Mô hình nuôi trong ruộng : Có 585 hộ thu hoạch trên diện tích 475 ha, sản lượng đạt gần 100 tấn.

- Giá thu mua tôm sú thịt đang đứng giá, 88.000 – 92.000 đồng/kg (cỡ 50 con/kg). Giá tôm giống từ 50 – 60 đồng/con.

6.- Tình hình lâm nghiệp :

6.1.- Về công tác trồng cây phân tán năm 2004, tính đến nay, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp thành phố đã thực hiện sản xuất cây giống đạt 90% kế hoạch và đang tiếp tục sản xuất và chăm sóc cây phân tán tại Đồng Tiến và Nhị Xuân. Chi cục đã bắt đầu cung cấp cây cho các đơn vị trong thành phố để phục vụ lễ Tết trồng cây 19/5/2004.

6.2.- Ngày 19/5/2004, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ Tết trồng cây 19/5 của thành phố tại Công viên Lịch sử Văn hóa các Dân tộc ở Quận 9. Tổng cộng 440 cây các loại đã được trồng trong buổi lễ nói trên.

7.- Tình hình thủy lợi và phòng chống lụt bão :

Đêm 16 rạng sáng ngày 17/5/2004, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đã xảy ra mưa lớn trên địa bàn thành phố : tại Củ Chi là 168,7 mm, tại Hóc Môn là 116,8 mm, tại Bình Chánh là 150 mm, tại Nhà Bè là 113,8 mm. Tổng hợp tình hình tại các quận, huyện có khả năng bị ngập úng cao như huyện Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Thủ Đức,... do mực nước triều thấp nên mặc dù lượng mưa rất cao nhưng rút nhanh trong vòng 2 tiếng đồng hồ nên ảnh hưởng không đáng kể. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố đã thông tin, triển khai các biện pháp để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và các biện pháp đề phòng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương và Bộ Thủy sản, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố đã yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục trực ban theo dõi thông tin cho đến khi có bản tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới, triển khai các biện pháp để phòng tránh, khắc phục thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và mưa lớn gây ra; tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền; rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi, bờ bao, cống bọng,...

9.- Hoạt động khuyến nông :

Từ đầu tháng 5/2004 đến nay, hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông thành phố có những nét chính sau đây :

+ Tổ chức chương trình huấn luyện về các biện pháp phòng chống và khôi phục lại đàn gia cầm, thủy cầm sau dịch cúm cho các khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn các quận 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp; các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và các học viên ở các trường cai nghiện thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố.

+ Tổ chức 23 lớp tập huấn khuyến nông với các nội dung : chăm sóc hoa kiểng, trồng mai ghép, trồng và chăm sóc cây ăn trái; kỹ thuật chăn nuôi kết hợp thủy sản, nuôi cá trong ruộng lúa và phòng trị bệnh tôm sú; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho bò sữa,... cho gần 600 nông dân tại các địa bàn Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Thủ Đức và quận 9 tham dự.

+ Tổ chức 01 cuộc hội thảo về mô hình nuôi tôm sú trong ruộng lúa, là dự án hỗ trợ cho nông dân trong các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm đảm bảo tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và bảo vệ môi trường bằng biện pháp nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa.

+ Tổ chức Hội thảo về xây dựng cánh đồng lúa năng suất 5 tấn/ha, tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, với gần 30 nông dân và cán bộ địa phương tham dự.

+ Tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất lúa giống tại 8 tổ (gồm 145 hộ/140 ha) nhân giống lúa trên địa bàn Hóc Môn và Củ Chi. Kết quả cho thấy, hàng năm các tổ nhân giống có thể sản xuất cung ứng giống cho địa phương từ 15 – 150 tấn giống (tùy theo quy mô của từng tổ).


Số lượt người xem: 3717    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm