SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
7
9
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Bảy 2006 8:30:00 CH

Thông tin tuần từ 17/07/2006 – 23/07/2006

-


 

 1.   Tình hình trồng trọt:

1.1.   Tình hình sản xuất vụ Hè Thu năm 2006:

- Tổng diện tích lúa đã sạ, cấy là 7.171 ha, đạt 93,61% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích lúa đang trỗ là 3.000 ha, chiếm 41,84% tổng diện tích; diện tích lúa đang làm đòng là 3.891 ha, chiếm 54,26% tổng diện tích; đến nay đã thu hoạch 279,3 ha.

Do thiếu nước kéo dài từ đầu vụ nên hiện có 71 ha lúa tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi và xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; 84 ha tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ phát triển kém.

Cơ cấu giống lúa: ước khoảng có trên 30 giống lúa đã được nông dân gieo trồng trong vụ Hè Thu, trong đó chỉ có 4 giống lúa có diện tích gieo trồng trên 10% (giống Trâu nằm chiếm 24,4%; OM 1490 chiếm 14,41%; OM 35-36 chiếm 12,22%; IR56279 chiếm 10,4%)

- Rau: Trong tuần thực hiện 362 ha, cộng dồn từ đầu vụ là 3.221 ha, đạt 113,76% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, rau an toàn trong tuần thực hiện 70 ha, cộng dồn từ đầu vụ là 1.765 ha.

- Bắp: 16 ha (đã thu hoạch xong).

- Đậu phộng: 40 ha (đã thu hoạch xong).

- Hoa, cây kiểng (tính đến 21/07/2006): Hoa nền 239,27 ha; Lan 34,23 ha; cây kiểng, bon sai 362,48 ha; Mai kiểng 77 cây; Mai nguyên liệu 40 ha.

1.2.   Tình hình sản xuất vụ Mùa 2006:

- Mạ Mùa: 365,2 ha.

- Lúa Mùa đã cấy: trong tuần thực hiện 90 ha, cộng dồn từ đầu vụ 149 ha.

- Cơ cấu giống lúa: Hiện nay chỉ có huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và quận 7 đang gieo cấy vụ mùa, các giống lúa hiện đang được sử dụng phần lớn thuộc giống nhiễm rầy nâu trung bình đến cao như Mah suri, IR64, IR65610, KT5, lúa mùa địa phương,…

1.3.   Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tuần qua như sau:   

          1.3.1.   Trên lúa Hè Thu:

- So với tuần trước, diện tích lúa nhiễm rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, cào cào, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, ốc bươu vàng và chuột tăng cao hơn.

- So với cùng kỳ năm trước, diện tích lúa nhiễm các sinh vật gây hại tăng cao hơn; riêng diện tích lúa nhiễm rầy nâu và ốc bươu vàng tăng cao hơn khá nhiều.

Nguyên nhân: Trên 30 giống lúa được nông dân sử dụng trong vụ Hè Thu 2006 phần lớn thuộc giống nhiễm trung bình đến nhiễm nặng rầy nâu; bên cạnh đó, do chuyên canh 3 vụ, tập quán sử dụng cùng một giống lúa trên diện tích gieo trồng lớn nên nguy cơ cháy rầy trên diện rộng khá cao và do ảnh hưởng của dịch rầy nâu, vàng lùn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong năm 2005.

Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật đang xây dựng kế hoạch nhằm đối phó rầy nâu và các bệnh do rầy môi giới lây truyền ở cuối vụ Hè Thu, vụ Mùa 2006 và vụ Đông Xuân tới.

1.3.2.   Trên rau Hè Thu:

So với tuần trước, diện tích rau nhiễm bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá, sâu đục trái, rầy mềm, bệnh vàng lá cao hơn. Tuy nhiên, có 72,59% diện tích rau đã được phòng trị kịp thời nên không có diện tích bị nhiễm nặng.

Trong tháng 7/2006, các sinh vật gây hại như sâu xanh, sâu ăn tạp, bọ nhảy, dòi đục lá, sâu tơ, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá, đốm lá,… gây hại ở mức độ nhẹ, nhờ áp dụng các biện pháp phòng trị kịp thời nên không có diện tích bị nhiễm nặng; riêng bệnh rỉ trắng và chết dây tăng cao hơn do trong thời gian qua lượng mưa ít, thời tiết nắng nóng.

2.      Tình hình chăn nuôi thú y:

2.1.  Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình dịch cúm gia cầm trong nước ổn định, kể từ trung tuần tháng 04/2006 đến nay không phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tái phát.

Trong tuần, các đơn vị đã xử lý tại thị trường 66 trường hợp với số lượng gia cầm tiêu huỷ là 279 con gà sống, 252 con vịt sống, 66 con và 222,5 kg gà vịt làm sẵn, 7.787 quả trứng gà vịt.

Hiện nay, tình hình kinh doanh gia cầm sống tại một số khu vực có dấu hiệu hoạt động trở lại (chợ Cầu - quận 12, đường Phan Văn Trị - quận Gò Vấp, chợ Bà Hom - quận Bình Tân,…), một số nơi kinh doanh thịt gia cầm không bao bì (các chợ tự phát). Chi cục Thú y đang tăng cường kiểm tra địa bàn, phối hợp ban ngành kiểm tra, xử lý các trường hợp nêu trên, đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm đối chiếu thực trạng lô hàng khi kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

2.2.     Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/06/2006 về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu, hiện nay, Chi cục Thú y đang triển khai việc đánh dấu mã số gia súc trong công tác kiểm soát động vật xuất tỉnh, đồng thời tăng cường kiểm tra trên thực tế lâm sàng so với nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất tỉnh.

Trong tuần đã ghi nhận 03 trường hợp gia súc có triệu chứng nhiễm bệnh lở mồm long móng, gồm 03 con trâu (nguồn gốc tỉnh Thanh Hóa) và 04 con heo (nguồn gốc huyện Củ Chi) tại 02 cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Củ Chi.

 2.3.   Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến ngày 19/07/2006 như sau:

2.3.1. Heo: Tổng đàn kiểm tra đạt 353.072 con, trong đó có 221.564 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 31.445 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 9.024 con, Xí nghiệp Giống cấp I 2.887 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 11.773 con); trong đó, số lượng heo thịt là 7.483 con.

- Nuôi tại hộ dân: 321.627 con, trong đó, số lượng heo thịt là 214.081 con; số hộ chăn nuôi là 15.059 hộ.

2.3.2. Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra đạt 104.337 con, gồm 4.557 con trâu, 99.781 con bò (trong đó có 58.560 con bò sữa, 39.671 con bò lai Sind và bò ta, 1.550 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.424 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con, Trại An Phú 3.221 con, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con); trong đó, số lượng bò sữa là 950 con, bò lai Sind và bò ta 924 con, bò thịt 1.550 con.

- Nuôi tại hộ dân: 100.459 con, trong đó có 4.556 con trâu, 95.903 con bò (gồm: bò sữa 57.156 con, bò lai Sind và bò ta 38.747 con); số hộ chăn nuôi là 20.881 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

2.3.3. Dê: Tổng đàn 5.914 con, trong đó:

- Quốc doanh: 1.588 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 4.326 con.

2.3.4. Cừu: Tổng đàn 202 con, được nuôi tại hộ dân.

2.4.   Công tác tiêm phòng:

Theo báo cáo của Chi cục Thú y, kết quả công tác tiêm phòng gia súc đợt II/2006, từ ngày 01/06/2006 đến ngày 19/07/2006 như sau:

2.4.1 Trên đàn heo:

Tổng đàn kiểm tra đạt 353.072 con, đã thực hiện:

-          Tiêm phòng FMD    : 85.487 con.

-          Tiêm phòng dịch tả : 57.050 con.

-          Tiêm phòng THT    : 15.320 con.

-          Tiêm phòng thương hàn: 15.251 con.

2.4.2 Trên đàn trâu, bò:

Tổng đàn kiểm tra 104.337 con, đã thực hiện:

-          Tiêm phòng FMD    : 10.535 con.

-          Tiêm phòng THT    : 9.622 con.

2.4.3 Trên đàn chó:

Tổng đàn kiểm tra 215.472 con, đến nay đã thực hiện tiêm phòng bệnh dại 168.114 con.

2.5.   Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-     Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tuần qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo trong tuần    :        57.920 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò trong tuần         :        390 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê trong tuần      :        140 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm trong tuần        :        322.669 con.

   + Tiêu độc sát trùng                                              :        40.281 m2

2.6.   Công tác xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỹ thuật:

-   Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 307 trường hợp với tổng số tiền phạt là 47.380.000 đồng.

- Công tác xử lý kỹ thuật: Hủy 3.197 kg phụ phẩm, 03 con bò nhiễm bệnh lỡ mồm long móng, 41 con heo, 34 kg thịt heo mất phẩm chất; luộc 10 con heo; hạ phẩm 36 con heo.

3.      Hoạt động kiểm lâm:

Trong tuần qua, Chi cục Kiểm lâm đã có các hoạt động sau:

-          Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 119 lượt người.

-          Cung cấp 20 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản.

-          Tổ chức 20 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện và lập biên bản 01 trường hợp khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 24, thiệt hại 60 cây đước; 01 trường hợp cây chết  không rõ nguyên nhân tại lô C16, khoảnh 8, tiểu khu 24, thiệt hại 37 cây đước.

-          Kiểm tra 23 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã.

-          Kiểm tra gỗ nhập khẩu 2.728,056 m3, trong đó có 2.683,913 m3 gỗ tròn và 44,143 m3 gỗ xẻ.

-          Đóng búa kiểm lâm 2.728,056 m3.

-          Lập 07 biên bản vi phạm hành chính, gồm 01 trường hợp vi phạm về đào đắp gây thiệt hại đất rừng; 01 trường hợp phá rừng; 02 trường hợp khai thác rừng trái phép, 01 trường hợp vi phạm về vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, 02 trường hợp vi phạm về vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép. Tạm giữ 3,23 m3 gỗ xẻ thông thường, 225 cây chà là, 16,38 ster củi đước và 210 con và 37,1 kg động vật hoang dã.

-          Xử phạt 03 trường hợp vi phạm về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tịch thu 105 cây chà là và 0,18 ster củi đước; thu nộp ngân sách 8.934.000 đồng.

4.      Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng vật nuôi:

Trong tuần qua, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi có một số hoạt động chính sau đây:

-        Bình tuyển giống bò sữa 71 con (lũy kế từ đầu năm 3.553 con, đạt 59,22% kế hoạch năm 2006).

-        Đánh giá đời sau bê con 10 con (lũy kế từ đầu năm 564 con, đạt 56,4% kế hoạch năm 2006).

5.      Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Lượng nông sản được đưa vào hệ thống Siêu thị Metro trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM và Metro Cash & Carry Việt Nam nhằm hỗ trợ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 – 2010 như sau:

-          Các mặt hàng rau cải: khoảng 300 kg/ngày, trong đó giá rau muống, mồng tơi 1.400 đ/kg, cải ngọt 3.000 đ/kg, cải xanh 3.300 đ/kg.

-          Nấm Bào ngư của Công ty TNHH Nấm Lan Chi: khoảng 50 – 60 kg/ngày, giá 14.000 đ/kg.

-          Rau mầm: khoảng dưới 15 kg/ngày giá 17.000 đ/kg.

-          Sau khi kết thúc Hội chợ tại Metro (từ 15 - 18/06/2006), Công ty Hoa lan Gia Huy nhập hàng vào Metro 03 đợt, mỗi đợt 200 cành với giá 6.000 đ/cành.

6.      Hoạt động thủy sản:

6.1 Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

Trong tuần, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã thực hiện các công việc chính như sau:

-          Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 14.681 kg, sản phẩm động vật thủy sản 8.913 kg, cá cảnh 47.684 con.

-          Kiểm dịch nhập khẩu: Cá cảnh 500 con, cá chẽm giống 65.000 con, cá mú giống 601.500 con cá rô phi giống 1.300 con, cá còm giống 139.200 con, tôm thẻ chân trắng bố mẹ 900 kg, ếch bố mẹ 200 kg.

-          Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: Thức ăn viên 517.000 kg, thức ăn bổ sung cho tôm 12.185 kg, thức ăn cho tôm giống 16.227 kg, thức ăn khác 3.552 kg, bột gan mực 265.520 kg, dầu gan mực và dầu cá 32.000 kg, bột cá 524.580 kg, nguyên liệu khác 186.687 kg, chế phẩm sinh học 6.462 kg, hóa chất 479.775 kg.

-          Công tác đăng kiểm: Kiểm tra định kỳ hàng năm 01 tàu, kiểm tra đăng ký mới 02 tàu.

Thực hiện văn bản số 192/CLTY4-CL ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Trung tâm Chất lượng và An toàn vệ sinh thú y thủy sản vùng 4 về việc đình chỉ thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ do phát hiện độc tố DSP trong mẫu phân tích (mẫu nghêu tại vùng thu hoạch huyện Cần Giờ trong ngày 03/07/2006 đã phát hiện nhiễm độc tố gây bệnh tiêu chảy DSP), Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã có Thông báo số 312/TB-CCQLTS ngày 11/07/2006, trong đó nhấn mạnh:

+ Các hộ nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò huyết) tại huyện Cần Giờ không thu hoạch và bán nhuyễn thể được thu hoạch tại vùng nuôi trồng huyện Cần Giờ.

+  Người thu mua, doanh nghiệp chế biến nhuyễn thể 2 mảnh vỏ không thu mua nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được thu hoạch tại vùng nuôi trồng huyện Cần Giờ.

Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã tổ chức thực hiện việc giám sát, đình chỉ thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại vùng thu hoạch thuộc xã Long Hòa, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ; thực hiện lấy mẫu tăng cường (mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, mẫu nước) với tần suất 3 lần/ngày; tăng số mẫu cần lấy lên 2 mẫu/điểm để theo dõi biến động của tảo và độc tố theo đề nghị của Trung tâm Chất lượng và An toàn vệ sinh thú y thủy sản vùng 4; tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến các hộ nuôi trồng, người thu mua mà các doanh nghiệp chế biến, yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định trên.

6.2 Tiến độ sản xuất thủy sản:

-          Diện tích thả nuôi tôm sú (các mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, ao ruộng) tính đến nay là 4.662,42 ha (trong đó, Cần Giờ 4.157,42 ha, Nhà Bè 505 ha), số lượng giống đã thả nuôi là 361,22 triệu post tôm sú. Đến nay, diện tích đã thu hoạch là 3.938,18 ha; sản lượng đạt 3.028,67 tấn tôm sú.

-          Diện tích thả nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là 2.230 ha.

-          Cá nước ngọt: Diện tích thả nuôi là 500 ha, sản lượng đạt 3.200 tấn.

-          Cá cảnh: Sản lượng cá cảnh tính đến nay đạt khoảng 21 triệu con.

7.      Hoạt động phát triển nông thôn:

Trong tuần qua, Chi cục Phát triển nông thôn đã có các hoạt động chính như sau:

-          Điều tra cơ sở dữ liệu Hợp tác xã Hà Quang và Hợp tác xã Thanh niên, tính đến nay đã thu thập được thông tin của 23 Hợp tác xã trên tổng số 33 Hợp tác xã.

-          Phối hợp với Hội Nông dân xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài” lần thứ ba – năm 2006.

8.      Hoạt động phát triển lâm nghiệp:

Trong tuần qua, Chi cục Phát triển lâm nghiệp có các hoạt động chính như sau:

-          Điều tra sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố.

-          Tiến độ gieo ươm giống cây trồng phân tán:

+ Số cây đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn là 223.168 cây, đạt 69,74% so với cùng kỳ năm trước. Chi cục đang tiếp tục tổ chức nghiệm thu để nhập kho số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

+ Tổng số cây phân tán đã xuất cho các đơn vị để trồng là 192.702 cây.

9.      Hoạt động khuyến nông:

Trong tuần qua, Trung tâm Khuyến nông có các hoạt động chính như sau:

-     Tổ chức 2 buổi tập huấn theo quy trình về kỹ thuật trồng nấm bào ngư cho nông dân quận Gò Vấp và quận 12; kỹ thuật nuôi cá rô đồng cho nông dân phường Long Trường, quận 9.

-     Tổ chức lượng giá  mô hình trình diễn nuôi cá đĩa tại phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 (hộ ông Châu Ngọc Trường).

-     Khảo sát tình hình tiêu thụ và sản xuất cây Mai ghép, trồng rau an toàn trong nhà lưới, một số loài rau hoang dã trên đất phèn, sử dụng phân hữu cơ trên địa bàn thành phố.

-     Triển khai mô hình trồng chanh Limca tại xã Trung An và xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.

10.  Giá cả thị trường nông nghiệp trong tuần:

10.1 Ngành trồng trọt:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giá cả một số mặt hàng rau quả tại Chợ đầu mối nông sản - thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn so với tuần trước như sau:

                   10.1.1. Rau:

-          Rau ăn lá: Xà lách búp 4.200đ/kg (tăng  200đ/kg), bông cải 10.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg).

-          Rau củ quả: Củ cải trắng 1.600đ/kg (tăng 200đ/kg), khoai lang 3.000đ/kg (tăng 400đ/kg), bí đao 4.600đ/kg (tăng 100đ/kg), cà tím 4.500đ/kg (tăng 500đ/kg), đậu đũa 3.600đ/kg (tăng 400đ/kg), đậu Hà Lan 19.000đ/kg (tăng 7.000đ/kg), khoai tây 10.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg), su hào 2.400đ/kg (giảm 100đ/kg), su su 1.900đ/kg (giảm 300đ/kg), cà chua 3.500đ/kg (giảm 700đ/kg), đậu côve 4.600đ/kg (giảm 900đ/kg), dưa leo 4.000đ/kg (giảm 500đ/kg), khổ qua 6.000đ/kg (giảm 800đ/kg).

                   10.1.2. Trái cây:

Tuần này, trái cây về chợ có một số mặt hàng tăng giá so với tuần trước như: Bơ 4.500đ/kg (tăng 1.000đ/kg), bưởi 5 roi 10.000đ/kg (tăng 1.000đ/kg), dưa hấu 3.200đ/kg (tăng 200đ/kg), mãng cầu 15.000đ/kg (tăng 4.000đ/kg), thơm 2.000đ/kg (tăng 2.000đ/kg), vải thiều 16.000đ/kg (tăng 2.000đ/kg). Một số mặt hàng giảm giá so với tuần trước như: Bưởi long 7.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg), cam 19.000đ/kg (giảm 1.000đ/kg). Một số mặt hàng giá không thay đổi so với tuần trước như: Nhãn, quýt, sầu riêng, thanh long, xoài.

10.2 Ngành chăn nuôi:

Theo báo cáo của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong tuần qua, giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh như sau:

-          Lượng thịt heo về chợ bình quân 120 tấn/ngày, tăng 1 tấn/ngày so với tuần trước. Giá thịt heo, thịt bò không thay đổi so với tuần trước: Thịt heo hơi 17.000đ/kg, thịt heo đùi 33.000đ/kg, thịt bò thăn 85.000đ/kg, thịt bò bắp 58.000đ/kg. Cá lóc giá 28.000đ/kg (giá không đổi so với tuần trước).

       Trứng vịt 1.400đ/trứng, trứng gà công nghiệp 1.400đ/trứng (giá không đổi so với tuần trước).


Số lượt người xem: 3768    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm