SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
2
5
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20 Tháng Mười 2006 8:20:00 CH

Thông tin tháng 10 - 2006

Trong tháng 10/2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

   

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 – 2010.

- Tổ chức hội nghị ký kết liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, Hội Nông dân TPHCM và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn huyện Bình Chánh.

- Chỉ đạo công tác phòng chống dịch hại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc, phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn lá xoắn trên lúa.

- Chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2006:

- Lúa Mùa: Diện tích lúa Mùa đã cấy trên địa bàn thành phố từ đầu vụ đến nay là 19.310 ha/ 22.500 ha kế hoạch, đạt 85,82% kế hoạch và đạt 86,41% so với cùng kỳ năm trước.

- Rau vụ Mùa: Tính đến nay, diện tích đã thực hiện là 2.115 ha, đạt 91,44% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2/ Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng:

            Diện tích hoa kiểng trên địa bàn thành phố đến nay đạt 965 ha, tập trung trên địa bàn các quận Thủ Đức, quận 12, huyện Bình Chánh và một số quận, huyện khác.

2.1.3/ Tình hình sinh vật hại cây trồng:

   Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diễn biến tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố trong tháng qua như sau:   

a/ Trên lúa:

- Tình hình rầy nâu hại lúa: Hiện nay rầy nâu đang trong giai đoạn trưởng thành; huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè có diện tích nhiễm nặng. Do diện tích lúa nhiễm rầy nâu lứa tháng 9/2006 khá cao (chiếm 13% diện tích) và rầy trưởng thành chiếm khoảng 5 – 15% nên trong tháng 10/2006 rầy nâu sẽ tích lũy và gia tăng mật số tại chỗ.

- Tình hình bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá phải tiêu hủy (tỷ lệ nhiễm trên 30%) là 2.158 ha, trong đó đã tiêu hủy được 191 ha.

b/ Trên rau:

So với cùng kỳ năm trước, diện tích rau nhiễm sâu xanh, sâu ăn tạp, rầy mềm tăng cao hơn, tuy nhiên, do có biện pháp phòng trị kịp thời nên trong tháng không có diện tích rau nhiễm các sinh vật gây hại ở mức độ từ trung bình đến nặng.

2.2/ Tình hình chăn nuôi – thú y:

2.2.1/ Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm:

Tình hình dịch cúm gia cầm trong tháng ổn định. Hiện nay, thành phố đang thực hiện Tháng tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm, tập trung cao điểm tuyên truyền từ ngày 15/9/2006 – 15/10/2006 và duy trì cho đến tháng 02/2007. Qua đó sẽ thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm đến người dân.

2.2.2/ Công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng trên gia súc:

Tình hình dịch tễ trên đàn gia súc tương đối ổn định. Trong thời gian vừa qua, liên tục xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng tại các hộ chăn nuôi heo ở huyện Hóc Môn và Củ Chi do người chăn nuôi tăng đàn nhưng không khai báo với Trạm Thú y để thực hiện công tác kiểm dịch và tiêm phòng định kỳ. Hiện nay, các quận huyện vẫn đang tiếp tục tập trung tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc (heo, trâu bò) trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, các khu vực ổ dịch cũ và các khu vực chăn nuôi trọng điểm.

2.2.3/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

          Theo báo cáo của Chi cục Thú y, tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

a/ Heo: Tổng đàn kiểm tra là 368.926 con, đạt 169,64% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 228.313 con heo thịt, cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 33.161 con (gồm: Xí nghiệp Gò Sao 8.980 con, Xí nghiệp Đồng Hiệp 12.933 con, Trại Tân Trung 3.920 con, Xí nghiệp Giống cấp I 3.487 con, Xí nghiệp Phước Long 3.841 con); trong đó, số lượng heo thịt là 8.365 con.

- Nuôi tại hộ dân: 335.765 con, trong đó, số lượng heo thịt là 219.678 con; số hộ chăn nuôi là 15.441 hộ.

b/ Trâu bò: Tổng đàn kiểm tra là 105.604 con, đạt 123,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 4.628 con trâu, 100.437 con bò (gồm 58.234 con bò sữa, 40.618 con bò lai Sind và bò ta, 1.585 con bò thịt), cụ thể như sau:

- Quốc doanh: 3.553 con bò (gồm: Trại Tân Thắng 120 con bò, Trại An Phú 3.350 con bò, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi 83 con bò); trong đó, số lượng bò sữa là 1.018 con, bò lai Sind và bò ta 950 con, bò thịt 1.585 con.

- Nuôi tại hộ dân: 101.057 con, trong đó có 4.627 con trâu, 96.430 con bò (gồm: bò sữa 56.762 con, bò lai Sind và bò ta 39.668 con); số hộ chăn nuôi là 20.447 hộ.

- Xí nghiệp Delta: 454 con bò sữa và 01 con trâu.

c/ Dê: Tổng đàn 8.360 con, trong đó:

- Quốc doanh: 2.136 con (Trại An Phú).

- Nuôi tại hộ dân: 6.224 con (phân bố tại các quận 2, 8, 9, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

d/ Cừu: Tổng đàn 293 con, được nuôi tại các hộ dân (phân bố tại quận Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè).

e/ Thỏ: Đến nay, đàn thỏ thành phố có 24.976 con được nuôi tại 327 hộ dân. Nghề nuôi thỏ phát triển mạnh ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 2, 9.

2.3/ Tiến độ nuôi trồng và khai thác thủy sản:

2.3.1/ Nuôi trồng:

Sản lượng thủy sản nuôi trồng từ đầu năm đến nay đạt 22.331 tấn, tăng 25,5% so cùng kỳ năm 2005; trong đó:

+ Nuôi nước ngọt: sản lượng đạt 3.475 tấn.

+ Nuôi nước lợ, mặn: sản lượng 18.856 tấn, tăng 17,9% so cùng kỳ; trong đó: nghêu, sò 10.810 tấn, tôm sú 6.196 tấn (chia ra: Nhà Bè 1.200 tấn, Cần Giờ 4.996 tấn).

+ Ba ba: tổng đàn ba ba thương phẩm: 400.000 con.

2.3.2/ Về sản xuất và thuần dưỡng giống:

+ Giống cá các loại: 700 triệu con.

+ Giống tôm sú: sản xuất 18 triệu con, thuần dưỡng giống từ các tỉnh 580 triệu con.

2.3.3/ Khai thác: Sản lượng khai thác thủy sản từ đầu năm đến nay đạt khoảng 16.000 tấn, đạt 94,1% so cùng kỳ 2005, trong đó sản lượng cá đạt trên 13.000 tấn, còn lại là tôm, cua, mực và các loại thủy sản khác.

2.3.4/ Cá cảnh: Sản lượng cá cảnh từ đầu năm đến nay ước đạt 28 triệu con, đạt 77,78% kế hoạch năm 2006.

3/ Các hoạt động chuyên ngành:

3.1/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng qua như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo :  241.814 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò:    920 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê: 485 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm: 1294.790 con.

   + Tiêu độc sát trùng : 275.828 m2

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 790 trường hợp với tổng số tiền phạt là 132.640.000 đồng.

3.2/ Hoạt động kiểm lâm:

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 711 lượt người; cung cấp 64 văn bản quy phạm pháp luật cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản.

- Quản lý lâm sản và động vật hoang dã: Kiểm tra 96 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; kiểm tra lâm sản nhập xưởng 15.901,859 m3 gỗ các loại; đóng búa kiểm lâm 11.649,288 m3 gỗ các loại.

- Công tác pháp chế, thanh tra: Trong tháng phát hiện 31 trường hợp vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 69.834.000 đồng.

- Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm thành phố:

+ Cá sấu: Tổng đàn cá sấu tính đến nay đạt 70.920 con.

+ Trăn: Tổng đàn trăn tính đến nay ước khoảng 8.932 con (của 06 hộ nuôi chính).

+ Gấu: Tổng đàn gấu được gắn chíp điện tử để theo dõi nuôi nhốt đến nay là 427 con.

3.3/ Công tác phát triển lâm nghiệp:

- Công tác rà soát 3 loại rừng tại các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã cơ bản hoàn thành.

- Phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Củ Chi về dự án phát triển cây tre, cây trúc phục vụ làng nghề trong khuôn khổ Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Củ Chi.

- Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai về tiếp nhận hồ sơ phục vụ dự án Hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông trong Khu di tích địa đạo Bến Dược, huyện Củ Chi.

- Công tác gieo ươm giống cây trồng phân tán: Đến nay đã nghiệm thu đủ tiêu chuẩn xuất vườn với số lượng 365.330 cây (320.000 cây theo kế hoạch đầu năm và 45.330 cây bổ sung), đạt 100% kế hoạch năm 2006. Số lượng đã xuất cho các cơ quan, đơn vị trồng cây phân tán là 365.330 cây.

3.4/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: Đến nay đã thực hiện được 6.318 con, đạt 105,3% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi khả năng sinh sản: Đến nay đã thực hiện được 1.010 con, đạt 67,33% kế hoạch năm 2006.

- Theo dõi năng suất bò sữa cao sản: Đến nay đã thực hiện được 512 con, đạt 146,29% kế hoạch năm 2006.

- Đánh giá đời sau bê con: Đến nay đã thực hiện được 632 con, đạt 79% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra giám định, bình tuyển bò đực giống: Đến nay đã thực hiện được 56 con, đạt 56% kế hoạch năm 2006.

- Bò trận: Đến nay đã thực hiện 16 con, đạt 80% kế hoạch năm 2006.

- Khảo sát đánh giá tiến độ di truyền giống heo (BLUP): Đến nay đã thực hiện được 5.410 con, đạt 135,25% kế hoạch năm 2006.

- Giám định bình tuyển giống heo đực nông hộ: Đến nay đã thực hiện được 92 con, đạt 61,33% kế hoạch năm 2006.

- Bò trận: Đến nay đã thực hiện được 93 con, đạt 62% kế hoạch năm 2006.

- Kiểm tra chất lượng giống dứa Cayene: Đến nay đã thực hiện được 2 triệu chồi, đạt 66,67% kế hoạch năm 2006.

3.5/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Kiểm dịch thủy sản nội địa: Trong tháng thực hiện 68 triệu con, lũy kế từ đầu năm là 528,13 triệu con, đạt 75,4% kế hoạch năm 2006, đạt 84,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn: Trong tháng thực hiện 12.026 tấn, lũy kế từ đầu năm là 65.545 tấn, đạt 68,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra hóa chất, chế phẩm: Trong tháng thực hiện 1.126 tấn, lũy kế từ đầu năm là 15.802 tấn, đạt 98,8% kế hoạch năm 2006, đạt 102,5% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu: Trong tháng thực hiện 129 tấn, lũy kế từ đầu năm là 3.470 tấn, đạt 53,4% kế hoạch năm 2006, đạt 58,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu: Trong tháng thực hiện 336.000 con, lũy kế từ đầu năm là 2,666 triệu con, đạt 76,2% kế hoạch năm 2006, đạt 111,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch cá cảnh nhập khẩu: Trong tháng thực hiện 12.470, lũy kế từ đầu năm là 126.410 ngàn con, đạt 126,4% kế hoạch năm 2006, đạt 128,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu: Trong tháng thực hiện 250.000 triệu con, lũy kế từ đầu năm là 12,754 triệu con, đạt 85% kế hoạch năm 2006, đạt 57,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu: Trong tháng thực hiện 615 con, lũy kế từ đầu năm là 17.289 con, đạt 86,4% kế hoạch năm 2006, đạt 91,8% so với cùng kỳ năm trước.

- Kiểm tra điều kiện kinh doanh thủy sản: Trong tháng kiểm tra 8 cơ sở, lũy kế từ đầu năm là 80 cơ sở, đạt 53,3% kế hoạch năm 2006, đạt 106,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: Trong tháng thực hiện 58 chiếc, lũy kế từ đầu năm là 540 chiếc, đạt 77,1% kế hoạch năm 2006, đạt 64,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Đăng ký, đăng kiểm bè cá: Đến nay đã thực hiện được 31 chiếc, đạt 62% kế hoạch năm 2006, đạt 310% so với cùng kỳ năm trước.

3.6/ Công tác phòng chống lụt bão:

Tổ  chức Hội nghị Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố; tổ chức trực ban công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố trong đợt bão số 6 (Xangsane) vừa qua.

3.7/ Hoạt động phát triển nông thôn:

-     Tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại quận Bình Tân (01 lớp), huyện Củ Chi (02 lớp), huyện Nhà Bè (02 lớp) và huyện Bình Chánh (01 lớp).

-     Phối hợp Liên minh Hợp tác xã thành phố tổ chức Hội nghị giao lưu Hợp tác xã điển hình năm 2006.

-     Hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác nuôi cá đĩa tại quận 12, Hợp tác xã bánh tráng Phú Hòa Đông, Hợp tác xã đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, Hợp tác xã thỏ An Phú Đông, Hợp tác xã rau an toàn theo dự án GAP tại xã Nhuận Đức.

-     Thu thập thông tin, xây dựng đề án và kế hoạch nhân rộng mô hình phát triển nông thôn cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 – 2010.

-     Về các đề án vay vốn thuộc khuôn khổ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tính đến nay đã có 15 đề án vay vốn với 497 hộ tham gia, tổng vốn vay là 33.300,2 triệu đồng, bao gồm 02 đề án tại huyện Cần Giờ, 12 đề án tại huyện Nhà Bè và 01 đề án tại huyện Củ Chi.

3.8/ Hoạt động khuyến nông:

-     Tiếp tục theo dõi và triển khai hoạt động các dự án khuyến nông quốc gia (chăn nuôi heo, cỏ), khuyến ngư quốc gia ( tôm sú, cá chẽm, cá mú); thực hiện 02 đề tài nghiên cứu cấp thành phố (nghiên cứu xây dựng hệ thống sản xuất cung ứng hoa kiểng phù hợp với điều kiện TPHCM; Chọn lọc, nhân giống một số loài cây rừng làm nguyên liệu để sản xuất cây kiểng).

-     Tổ chức 06 lớp tập huấn theo quy trình kỹ thuật: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ (ở quận 12, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi); kỹ thuật trồng rau ở huyện Bình Chánh; kỹ thuật nuôi lươn ở huyện Hóc Môn và kỹ thuật nuôi cá kiểng ở quận 9.

-     Tổ chức 13 cuộc hội thảo: Phát triển nghề nuôi thủy sản, phát triển nghề nuôi thỏ ở huyện Hóc Môn; phòng bệnh cho bò sữa, rau an toàn, cây kiểng, phát triển cơ giới hóa trên cây rau, phát triển ếch ở huyện Củ Chi; hội thảo hoa kiểng, tôm sú ở huyện Bình Chánh.

- Một số mô hình thực nghiệm đang được tiếp tục theo dõi: Sử dụng nấm Trichoderma sp. để ủ phân phục vụ sản rau an toàn; trồng và nhân giống một số kiểng lá có giá trị trong môi trường thủy canh; trồng rau trên giá thể (vỏ trấu, vỏ đậu phộng) để tăng hiệu quả kinh tế và kiểm soát dịch bệnh; xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho chăn nuôi bò sữa; 02 mô hình thử nghiệm lan Cattleya nhằm khảo nghiệm một số giống mới (08 giống, mỗi giống 60 cây) tại phường 17, quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12; sưu tập và nhân giống lan Mokara tại Trạm thực nghiệm Nhị Xuân; theo dõi các giống lan lai tạo mới và sưu tập được trong năm 2005 tại Trạm Văn Thánh.

4/ Tình hình giá cả thị trường nông sản:

4.1/ Ngành trồng trọt:

4.1.1/ Rau: Giá cả một số mặt hàng rau quả tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn trong tháng qua như sau:

- Rau ăn lá: Cải thảo giảm nhẹ (- 4%), bắp cải tăng nhẹ (+4%) riêng xà lách búp có sự biến động lớn từ 3.800đ/kg ở đầu tháng, tăng đến 9.000đ/kg ở giữa tháng và giảm còn 6.500đ/kg ở cuối tháng.

- Rau củ quả: Su su, dưa leo, bí đao, cà rốt; cà tím, đậu côve, cà chua có giá tăng nhẹ từ 7 – 31%, riêng khoai lang, khoai tây giá tăng mạnh vào cuối tháng 9 (tăng khoảng 114 – 207%), sau đó giảm mạnh vào tuần đầu tháng 10; riêng khổ qua, giá vào giữa tháng 10 tăng 91% so với giữa tháng 9.

4.1.2. Trái cây:

Giá của quýt đường, nho, mãng cầu, cam sành, sầu riêng, đu đủ, chôm chôm giảm từ 7-33%; ngược lại giá của ổi hồng, thanh long tăng từ 27-50%; riêng giá của bưởi 5 roi, thơm, nhãn, hồng xiêm không đổi.

4.2/ Ngành chăn nuôi:

Giá cả một số mặt hàng tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh trong tháng nhìn chung biến động không đáng kể, thịt bò thăn 80.000 đ/kg (giảm 6%), thịt heo đùi 27.000 đ/kg (giảm 10%), cá lóc 30.000đ/kg (giảm 12%), giá thịt bò bắp tương đối ổn định, trứng gà giá tăng nhẹ (+7%), trứng vịt giá giảm nhẹ (-7%).

5/ Nhận xét – Đánh giá:

- Tình hình khí tượng thủy văn diễn biến tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tình hình sản xuất vụ Mùa 2006 phát triển ổn định và có bước chuyển đổi phù hợp với định hướng chung của thành phố.

- Trong tháng 10/2006, Sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, công tác phòng chống cháy rừng, công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

- Các hoạt động đối ngoại được tăng cường để thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bước đầu đã có một số kết quả khả quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, nông hộ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh.nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thương trường.

         - Việc duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 23 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt, đã được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Quacert) đánh giá giám sát và kiến nghị duy trì chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Sở.

6/ Chương trình công tác trong tháng 11/2006:

Trong tháng 11/2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo điều hành các mặt công tác sau đây:

1/ Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc và công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

2/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 – 2010; triển khai thực hiện Đề án xây dựng 12 xã điểm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng hoàn chỉnh trình Thành phố phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn theo chỉ đạo của UBND thành phố.

3/ Chỉ đạo và tổ chức sản xuất vụ Mùa 2006, vụ Đông Xuân 2006 – 2007 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

4/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; triển khai dự án hệ thống thông tin thị trường nông sản, duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối; tiếp tục hợp tác với tập đoàn Metro Cash & Carry để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp thành phố và chuẩn bị mở rộng trong hệ thống Metro toàn quốc.

5/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các dự án xây dựng cơ bản; công khai các thủ tục hành chính của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố trên website của Sở.
 

Số lượt người xem: 3474    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm