SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
1
0
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 22 Tháng Sáu 2008 11:40:00 SA

Báo cáo tháng 6 năm 2008

-

  -

BÁO CÁO

Kết quả công tác quản lý điều hành tháng 6/2008,

tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2008

I. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 6 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

1. Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra công tác phòng, chống và xử lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các sở ngành chức năng liên quan kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh, giết mổ gia súc - gia cầm trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp nuôi, giết mổ, vận chuyển bày bán thực phẩm gia cầm không đúng quy định; tăng cường khuyến cáo người tiêu dùng, các cơ sở chế biến thực phẩm không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm dịch.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị; thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

3. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các chương trình giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, bò sữa, rau an toàn, hoa kiểng, cá sấu, kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về sản xuất, nhân giống mới chất lượng cao.

4. Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

5. Chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2008 theo tiến độ kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

6. Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân và Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định nói trên đối với ngư dân thành phố.

7. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010.

8. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình ấp phát triển nông thôn mới tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội và Đề án phát triển nông thôn huyện Củ Chi (hợp tác với Tập đoàn Chinfon – Đài Loan).

9. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về chủ đề “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

II. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

1. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

- Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 6/2008 ước đạt 252,5 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), nâng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2008 ước đạt 1.452,5 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 8,5% so cùng kỳ và đạt 47,18% so kế hoạch năm. Trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 502,7 tỉ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất của chăn nuôi ước đạt 487,7 tỉ đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 18,2 tỉ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.

+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 337,8 tỉ đồng, giảm 5,3% cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: đạt 106,1 tỉ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ.

- Diêm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 52,6 tỉ đồng, giảm 30,1% so cùng kỳ.

2. Trồng trọt:

2.1. Lúa:

- Lúa Đông Xuân 2007 – 2008: Tổng diện tích gieo trồng trong vụ là 6.987 ha, đạt 99,8% so kế hoạch năm 2008 và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2007; năng suất ước đạt 4,5 tấn/ha, tương đương cùng kỳ; sản lượng ước đạt 31.442 tấn.

- Lúa Hè Thu: Diện tích gieo trồng trong tháng 6/2008 là 3.252 ha. Lũy kế diện tích gieo trồng từ đầu vụ đến nay là 7.592 ha, đạt 150,58% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 15,8% so với cùng kỳ.

2.2. Rau: Diện tích gieo trồng trong tháng 6/2008 là 967 ha. Lũy kế diện tích gieo trồng rau từ đầu năm đến nay là 7.264 ha, đạt 55,90% kế hoạch năm 2008 và tăng 31,1% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích gieo trồng rau an toàn là 7.122 ha, tăng 35,2% so với cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch 6.241 ha.

2.3. Bắp: Diện tích gieo trồng trong tháng 6/2008 là 21 ha. Lũy kế diện tích gieo trồng bắp từ đầu năm đến nay là 727 ha, đạt 51,93% kế hoạch năm 2008 và đạt 71,2% so với cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch 676 ha, năng suất đạt 3,6 tấn/ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

2.4. Đậu phộng: Diện tích gieo trồng trong tháng 6/2008 là 120 ha. Lũy kế diện tích gieo trồng đậu phộng từ đầu năm đến nay là 1.035 ha, đạt 80,25% kế hoạch năm 2008 và tăng 19,9% so với cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch 886 ha, năng suất đạt 3,3 tấn/ha, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

2.5. Hoa, cây kiểng:

             Diện tích tăng thêm trong tháng 6/2008 là 50 ha, nâng tổng diện tích trồng hoa, cây kiểng đến nay là 1.162 ha, tăng 11,2% so cùng kỳ (tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi, quận 12 và quận Thủ Đức); trong đó mai: 348 ha, lan: 86 ha, còn lại là hoa nền, kiểng, bonsai.

             2.6. Cỏ chăn nuôi: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 2.350 ha, đạt 87,04% kế hoạch năm 2008 và tăng 7,5% so với cùng kỳ.

2.4. Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:

2.4.1. Trên lúa vụ Hè Thu:

Diện tích nhiễm rầy nâu trên lúa Hè Thu ước khoảng 189 ha với mật độ rầy thấp, chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng; đa số rầy trong tuổi từ 1 đến 3.

2.4.2. Trên rau:

Do thời tiết nóng, khô hạn nên số lượng sinh vật hại trên rau nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.

3. Chăn nuôi - Thú y:

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 09/2008/CT-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (heo tai xanh, PRRS) trên đàn heo. Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố, Đoàn kiểm tra liên ngành các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến; chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y các chợ; kiểm tra nguồn nguyên liệu, sản phẩm động vật trữ tại các kho lạnh, đưa vào các co sở chế biến, nhà hàng, quán ăn; tăng cường công tác chống giết mổ trái phép gia súc, gia cầm.

3.1. Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm:

Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2008 đến nay vẫn ổn định, chưa phát hiện trường hợp gia cầm nào nhiễm bệnh.

3.2. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc:

Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc tại địa bàn thành phố tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.

3.3. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Kiểm soát giết mổ heo: Trong tháng 6/2008 thực hiện 200.368 con, đạt 121,6% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 998.945 con.

- Kiểm soát giết mổ trâu bò: Trong tháng 6/2008 thực hiện 729 con, đạt 136% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 4.666 con.

- Kiểm soát giết mổ dê: Trong tháng 6/2008 thực hiện 694 con, đạt 102,05% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 3.401 con.

- Kiểm soát giết mổ gia cầm: Trong tháng 6/2008 thực hiện 1.675.210 con, đạt 178,4% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 7.245.390 con.

- Tiêu độc sát trùng: Trong tháng 6/2008 thực hiện 609.059 m2, đạt 94,6% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 2.926.722 m2, đạt 126,3% so cùng kỳ tháng trước, đạt 113,11% so với cùng kỳ.

 - Trong tháng 6/2008, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 578 trường hợp, tăng 249 trường hợp so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 2.481 trường hợp, đạt 59,1% so với cùng kỳ. Tổng số tiền phạt là 161,205 triệu đồng, đạt 135,2% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 783,61 triệu đồng, đạt 95,4% so với cùng kỳ.

3.4. Tình hình chăn nuôi gia cầm:

Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố hiện nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi là 16 hộ; tổng đàn 88.240 con (tăng 59.620 con so với tháng trước), gồm 88.000 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc, huyện Hóc Môn), 216 con chim cảnh và 24 con đà điểu.

3.5. Tình hình chăn nuôi gia súc:

Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

a/ Heo: Tổng đàn 291.109 con, đạt 76,61% kế hoạch năm 2008 và đạt 74,9% so với cùng kỳ năm 2007. Số hộ chăn nuôi là 11.292 hộ và 5 đơn vị quốc doanh (gồm: Xí nghiệp Gò Sao, Xí nghiệp Đồng Hiệp, Trại Tân Trung, Xí nghiệp Giống cấp I, Xí nghiệp Phước Long).

b/ Trâu bò: Tổng đàn 114.932 con, đạt 100,20% kế hoạch năm 2008 và đạt 105,29% so với cùng kỳ năm 2007; gồm 4.591 con trâu, 110.341 con bò (trong đó có 66.073 con bò sữa, tăng 11,5% so cùng kỳ). Số hộ chăn nuôi là 20.226 hộ, 01 đơn vị quốc doanh (Trại An Phú) và Xí nghiệp Delta.

c/ Dê : Tổng đàn 6.074 con, đạt 50,62% kế hoạch năm 2008 và đạt 74,3% so với cùng kỳ.

c/ Cừu : Tổng đàn 621 con, đạt 155,25% kế hoạch năm 2008 và tăng 102,9% so với cùng kỳ.

4. Về thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 6/2008 đạt 5.186 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 23,555 tấn, đạt 94,1% so cùng kỳ. Trong đó:

- Sản lượng khai thác: Trong tháng 6/2008 đạt 756 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 6.572 tấn, đạt 66,4% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác giảm do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu làm các tàu cá giảm hoạt động khai thác.

- Sản lượng nuôi trồng: Trong tháng 6/2008 đạt 4.450 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 16.983 tấn, tăng 12,3% so cùng kỳ. Trong đó, có 6,279 tấn hải sản nước ngọt; 10,254 tấn hải sản nước lợ, mặn (tôm sú: 1.800 tấn, nghêu sò: 7.500 tấn, ...).

- Cá cảnh: Sản lượng trong tháng đạt 11,6 triệu con, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 25 triệu con, tăng 25% so cùng kỳ.

5. Về lâm nghiệp:

Tổng số cây giống sản xuất trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay là 5.589.340 cây. Riêng Chi cục Lâm nghiệp đã sản xuất được 240.000 cây giống phục vụ nhu cầu trồng cây phân tán của các đơn vị trên địa bàn thành phố, trong đó có 194.862 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, đạt 80% kế hoạch năm 2008 và vượt 333,60% so với cùng kỳ. Đã cung cấp 152.056 cây cho các đơn vị có nhu cầu trồng cây phân tán.

6. Về diêm nghiệp:

Tổng số lao động nghề muối là 567 hộ dân với 3.295 lao động, sản xuất với hình thức thủ công. Tổng diện tích vụ muối năm 2008 trên địa bàn huyện Cần Giờ là 1.318 ha, giảm 42 ha so năm 2007 (tăng 8 ha từ diện tích nuôi tôm chuyển sang làm muối tại xã Lý Nhơn nhưng giảm 50 ha do chuyển từ diện tích làm muối sang trồng rừng tại khu Hào Võ, xã Long Hòa). Năng suất bình quân đạt gần 43,4 tấn/ha, giảm 16,7 tấn/ha so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 57.173 tấn, giảm 24.677 tấn so cùng kỳ do thời tiết không thuận lợi (mưa nhiều), đạt 76,23% kế hoạch năm 2008. Sản lượng muối đã tiêu thụ khoảng 33.000 tấn, giảm khoảng 17.450 tấn so cùng kỳ. Sản lượng muối tồn kho hiện nay khoảng 21.173 tấn. Giá bán muối đầu vụ là 1.350 đồng/kg, giá bán hiện nay là 1.500 đồng/kg (tăng 1.030 đồng/kg so cùng kỳ).

- Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng đề án nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trãi bạt tại huyện Cần Giờ, giai đoạn 2008 - 2010.

7. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Tổng vốn kế hoạch được giao năm 2008 là 454.188 triệu đồng (theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư trực thuộc Sở gồm 44 dự án).

Tổng giá trị khối lượng đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2008 trên 100.000 tỷ đồng, khối lượng đã giải ngân ước đạt 77.212 triệu đồng, đạt 17% kế hoạch. Hiện nay đang đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập huyện Bình Chánh, bờ bao ven sông Sài Gòn, Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; phối hợp với các quận, huyện triển khai xây dựng đê bao theo thiết kế định hình theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố (văn bản số 3640/UBND-CNN ngày 10 tháng 6 năm 2008).

III. Các hoạt động chuyên ngành:

            1. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:

1.1. Chi cục Thú y:

- Tập trung chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y tại các chợ đầu mối Bình Điền và Tân Xuân; thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra các chất kích thích tố tăng trọng trong thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; phối hợp các ban ngành kiểm tra chấn chỉnh hoạt động các vựa kinh doanh trứng gia cầm và các đơn vị có sản phẩm gia cầm đông lạnh nhập vào tiêu thụ trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức 37 buổi tập huấn với 2.601 lượt người tham dự. Nội dung tập huấn gồm: Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003, Quyết định số 31/2005/ QĐ-UB ngày 17/02/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố và các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, PRRS và lở mồm long móng.

            - Kiểm tra 15.600 phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra 25 lượt cơ sở giết mổ, 365 lượt cơ sở chế biến, 45 lượt tại 65 bếp ăn tập thể, 1.569 lượt tại 568 nhà hàng, quán ăn. Kết quả: đã xử lý 448 trường hợp vi phạm hành chính, giảm 55 trường hợp so với tháng trước.

1.2. Chi cục Bảo vệ thực vật:

- Thành lập đoàn kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số quận huyện trên địa bàn trọng điểm sản xuất rau quả; phối hợp với Công ty quản lý các chợ Hóc Môn, Tam Bình, Bình Điền xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau quả trong năm 2008.

- Thực hiện công tác kiểm tra mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sản xuất rau, đặc biệt là rau muống nước.

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng thuốc kích thích tăng trưởng đến rau ăn lá ngắn ngày theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án điều tra, phân tích đánh giá chất lượng đất, nước tại vùng có nguy cơ ô nhiễm trồng rau muống nước trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục triển khai mô hình GAP tại xã Nhuận Đức – huyện Củ Chi và xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn và nhân rộng mô hình.

1.3. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tiếp tục thực hiện công tác kiểm soát dư lượng chất độc hại tại vùng nuôi tôm sú ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè và thực hiện chương trình kiểm soát nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại huyện Cần Giờ; đã cấp 159 giấy chứng nhận xuất xứ, trong đó nghêu 2.533 tấn và sò huyết 226 tấn.

- Kết quả kiểm tra, kiểm soát chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản tại chợ đầu mối Bình Điền như sau:

   + Kiểm tra ngoại quan, cảm quan thủy sản và sản phẩm thủy sản được duy trì thường xuyên liên tục hàng đêm ở chợ, kết quả kiểm tra đều đảm bảo số lượng và chất lượng đạt 63.000 tấn thủy hải sản các loại.

   + Test nhanh: Chi cục tiếp tục tiến hành kiểm tra nhanh chỉ tiêu Urê (hàm lượng dưới 0,5%) theo tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN 184:2003 của Bộ Thủy sản. Tổ chức kiểm tra nhanh hàng đêm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại chợ, kết quả kiểm tra 268 mẫu thì 100% mẫu đều không phát hiện có dư lượng Urê.

   + Kiểm tra định lượng: Trong 6 tháng đầu năm 2008, lấy mẫu 3 đợt với số lượng gồm 80 mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản để đưa về phòng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu, kết quả như sau: phát hiện 27 mẫu có Chloramphenicol, 15 mẫu có Urê, 01 mẫu có Malachite Green.

2. Hoạt động phát triển nông thôn:

- Từ đầu năm đến nay có 03 Hợp tác xã mới được thành lập: HTX bò sữa Tiến Thành (huyện Củ Chi), HTX muối Tiến Thành (huyện Cần Giờ) và HTX hoa – cây kiểng Đồng Phú (quận 2), nâng tổng số Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn thành phố là 45 HTX và 423 Tổ hợp tác.

- Về dự án hỗ trợ phát triển Hợp tác xã của tổ chức SOCODEVI: Thành phố có 02 hợp tác xã là HTX làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông và HTX Tiến Thành được chọn làm 02 mô hình điểm.

- Lấy ý kiến các sở ngành, quận huyện liên quan về dự thảo Hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 và dự thảo Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tình hình thực hiện Chương trình 105:

Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 15/6/2008, tổng số phương án được phê duyệt theo Chương trình 105 là 119 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 34 phương án, huyện Củ Chi có 64 phương án, huyện Hóc Môn có 09 phương án, huyện Cần Giờ có 06 phương án và huyện Bình Chánh có 05 phương án, quận Bình Tân có 01 phương án). Tổng số hộ vay là 1.433 hộ, tổng vốn đầu tư là 205.024,321 triệu đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 118.637 triệu đồng (trong số 119 phương án có 35 phương án thuộc diện xóa đói giảm nghèo với số hộ vay là 168 hộ, tổng vốn đầu tư là 2.302 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 1.573 triệu đồng).

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là 614 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 239 phương án, huyện Cần Giờ 22 phương án, huyện Củ Chi có 204 phương án, huyện Hóc Môn có 91 phương án, huyện Bình Chánh có 15 phương án, quận 12 có 15 phương án, quận 2 có 08 phương án, quận Bình Tân có 03 phương án, quận 9 có 04 phương án và quận Thủ Đức có 13 phương án). Tổng số hộ vay là 8.666 hộ, tổng vốn đầu tư là 1.021.713,026 triệu đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 606.462,900 triệu đồng (có 169 phương án thuộc diện xóa đói giảm nghèo với số hộ vay là 1.305 hộ, tổng vốn đầu tư là 15.584 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 8.941,7 triệu đồng, tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Củ Chi).

Quận - huyện

Số đề án

Hộ

Vốn đầu tư

Vốn vay

Cải tạo

Nhà Bè

239

744

27.924,660

17.921,700

168,000

Cá thể

89

176

21.513,460

13.500,000

168,000

XĐGN

150

568

6.411,200

4.421,700

0,000

Cần Giờ

22

5042

513.127,750

342.261,000

7,350

Cá thể

22

4362

504.622,750

338.293,000

7,350

XĐGN

7

680

8.505,000

3.968,000

0,000

Bìuh Chánh

15

327

36.379,040

18.957,000

6.476,494

Củ Chi

204

2120

330.218,498

176.981,200

0,000

Cá thể

185

2056

276.637,499

139.582,000

0,000

Doanh nghiệp

7

7

52.912,799

36.847,200

0,000

XĐGN

12

57

668,200

552,000

0,000

Quận 12

15

15

4.619,640

3.265,000

160,000

Hóc Môn

91

239

18.185,400

12.600,000

0,000

Quận 2

8

28

19.526,889

5.079,000

100,000

Cá thể

8

28

19.526,889

5.079,000

100,000

XĐGN

 

 

 

 

 

Q.Bình Tân

3

3

22.166,000

6.916,000

0,000

Quận 9

4

92

13.193,150

11.397,000

0,000

Q,Thủ Đức

13

56

36.372,000

11.085,000

0,000

Tổng cộng

614

8666

1.021.713,026

606.462,900

6.911,844

3. Lĩnh vực thủy sản:

- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để xây dựng Chương trình an toàn dịch bệnh thủy sản (nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng).

- Hoàn chỉnh dự thảo Chương trình quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát an toàn dịch bệnh tôm sú ở huyện Cần Giờ và Nhà Bè, chuẩn bị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Triển khai đóng mới tàu kiểm ngư 145 CV.

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: trong tháng 6/2008 kiểm tra đăng ký mới 37 chiếc và kiểm tra hàng năm 206 chiếc.

4. Lĩnh vực lâm nghiệp:

4.1. Công tác tuyên truyền giáo dục:

Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 409 lượt người; lũy kế từ đầu năm đến nay là 2.805 lượt người, đạt 79,73% so với cùng kỳ năm 2007. Đã cung cấp 5.000 tờ bướm tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã.

4.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Trong tháng, tổ chức 83 lượt tuần tra bảo vệ rừng, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 384 lượt, trong đó đã phối hợp với đơn vị chủ rừng thực hiện 27 lượt, lũy kế từ đầu năm đến nay là 99 lượt.

- Từ đầu năm đến nay có tổng cộng 14 vụ cháy, chủ yếu là rừng tái sinh, cây phân tán và đồng cỏ trên địa bàn thành phố (riêng trong 2 tháng 5 và 6 không xảy ra cháy); nhờ kiểm tra phát hiện và kịp thời khống chế, dập tắt nên đã giảm thiểu thiệt hại.

4.3. Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:

Kiểm tra 74 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã ; lũy kế từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 535 cơ sở; đã phát hiện và lập biên bản 28 vụ vi phạm hành chính. Thu nộp ngân sách trong tháng đạt 461.414.000 đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 697.415.000 đồng, đạt 130,7% so với cùng kỳ năm 2007.

4.4. Công tác quản lý và cứu hộ động vật hoang dã:

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố khoảng 151.182 con, tăng 20,8% so cùng kỳ, với 65 trại nuôi.

Trong tháng 6/2008, cấp 3.291 mã số thẻ Cites, lũy kế từ đầu năm đến nay đã cấp 23.397 mã số thẻ; gắn 1.820 thẻ Cites làm thủ tục xuất khẩu cá sấu và sản phẩm từ cá sấu, lũy kế từ đầu năm đến nay đã gắn 12.759 thẻ; xuất bán nội địa 1.450 con cá sấu sống, lũy kế từ đầu năm đến nay đã xuất 3.081 con.

- Gấu: Tổng đàn gấu trên địa bàn thành phố khoảng 432 con, với 98 trại nuôi.

- Trăn: Tổng đàn trăn trên địa bàn thành phố khoảng 8.292 con.

- Nhím: Tổng đàn nhím trên địa bàn thành phố khoảng 1.313 con, với 35 trại nuôi.

5. Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão:

5.1. Công tác thủy lợi:

- Hoàn thành dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 3522/QĐ-UB-KT ngày 30/7/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; đã tiếp nhận ý kiến đóng góp của các sở ngành, quận huyện; hiện đang trình Sở Tư pháp thẩm định.

- Hoàn thành và báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra đợt I về chấp hành các quy định về giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi. Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất trong công tác khắc phục ô nhiễm Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

- Tổ chức kiểm tra tiến độ các công trình trọng điểm: công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn (Nam rạch Tra), công trình tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, công trình tiêu thoát nước Suối Nhum.

- Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi thực hiện tốt công tác điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2008. Tăng cường tuần tra, kiểm tra ngăn chặn xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch.

            Diện tích phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, xổ phèn, trữ nước phòng chống cháy từ đầu năm đến nay đã thực hiện là 37.500 ha. Mức sử dụng nước tưới trung bình ước khoảng 11.695 m3/ha.

5.2. Hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố:

- Tiếp tục triển khai xây dựng Chương trình thực hiện Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố đến năm 2020 theo Quyết định số 172/ 2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục kiểm tra công trình phòng, chống lụt, bão; chỉ đạo lập phương án xử lý các vị trí có nguy cơ sạt lở tại các địa phương và các khu vực xung yếu ảnh hưởng trực tiếp khi có lụt, bão, thiên tai xảy ra để chủ động di dời phòng, tránh; lập bản đồ cảnh báo thiên tai để phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo việc phòng, tránh, ứng phó.

- Kết quả thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm 2008: Tính đến ngày 29/5/ 2008, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố đã thu được trên 2,47 tỷ đồng, đạt 16,66% kế hoạch). Các quận, huyện đang triển khai thu trên địa bàn các phường, xã, thị trấn.

6. Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Trong tháng 6/2008, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn lắp đặt 342 đồng hồ nước, ước phục vụ cho 1.700 người; nâng tổng số đồng hồ nước đã lắp đặt từ đầu năm đến nay là 1.670 cái, ước phục vụ cho 8.300 người dân ở nông thôn ngoại thành. Đến nay, Trung tâm đang quản lý khai thác 111 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 231.134 nhân khẩu của 40.256 hộ dân ngoại thành.

- Triển khai thi công nâng cấp Trạm cấp nước An Lạc 1 - quận Bình Tân; nâng cấp và mở rộng Trạm cấp nước Phước Kiển 1 - huyện Nhà Bè.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010.

7. Hoạt động khuyến nông:

- Trong tháng 6/2008, tổ chức 11 lớp tập huấn theo quy trình về nuôi cá da trơn, nuôi heo rừng lai, nuôi thỏ, trồng cây ăn trái, trồng hoa lan, trồng rau an toàn, rau mầm cho nông dân các quận, huyện; nâng tổng số lớp tập huấn đã tổ chức từ đầu năm đến nay là 31 lớp.

- Về mô hình trình diễn: tính đến nay đã có 151 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, quận 12. Trong đó, các mô hình đã nghiệm thu đánh giá như: mô hình nuôi thỏ tại xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt; mô hình trồng lan Dendrobium tại xã Tân Kiên; mô hình nuôi cá sặc rằn tại xã Trung Lập Hạ, xã Thới Tam Thôn; mô hình nuôi tôm sú tổ hợp tác tại huyện Nhà Bè; mô hình trồng rau tại huyện Hóc Môn.

- Tiếp tục tăng cường hướng dẫn nông dân sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, áp dụng phương pháp 3 giảm, 3 tăng để đối phó với tình trạng phân bón và thuốc trừ sâu đang tăng giá hiện nay.

- Chuẩn bị Hội nghị tổng kết Hội thi Môi trường Xanh thành phố năm 2007 và triển khai Hội thi Môi trường Xanh, Vườn sinh thái đẹp thành phố năm 2008.

8. Hoạt động đối ngoại, tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến thương mại:

- Tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản: Trong tổng số 81 hợp đồng và biên bản ghi nhớ đã ký kết đến nay thực tế chỉ còn 75 hợp đồng theo dõi (có 06 hợp đồng đã thực hiện hoặc hết hạn chưa tiếp tục ký mới); trong 75 hợp đồng còn lại có 37 hợp đồng đã triển khai (chiếm 49,3% tổng số hợp đồng). Số hợp đồng chưa triển khai là 38 hợp đồng, đa số hợp đồng này thuộc nhóm hợp đồng tiêu thụ của các xã điểm (chiếm 50,7% tổng số hợp đồng).

- Hỗ trợ 06 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, làng nghề tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ “giống và vật tư nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2008” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức; đã ký hơn 16 hợp đồng kinh doanh và bản ghi nhớ giữa các bên.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác: Tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI – hỗ trợ xuất khẩu nông sản sang EU), Công ty SGS (đào tạo chuyên viên tư vấn theo tiêu chuẩn HACCP), Công ty TNHH Metro Cash & Carry (xây dựng kho bảo quản nông sản), Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (xây dựng tiêu chuẩn GAP cho sản phẩm chè).

- Tiếp và làm việc với hơn 20 đoàn từ Đức, Hà Lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Mỹ, Nhật, Singapore, Malaysia, Israel,... đến tìm hiểu và tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Triển khai chương trình “ Mỗi nhà nông một Website” nhằm hỗ trợ người sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố xây dựng 1 trang web miễn phí để quảng bá sản phẩm.

- Tiếp tục triển khai chương trình hợp tác với các tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

9. Công tác quản lý và kiểm định giống:

- Công tác khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa: Trong tháng 6/2008 thực hiện 621 lượt con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 1.631 lượt con, đạt 163,1% kế hoạch năm 2008.

- Khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa, cân đo trọng lượng bò nông hộ: trong tháng thực hiện 1.530 lượt con, lũy kế thực hiện từ đầu năm đến nay 11.125 con, đạt 46,35% kế hoạch năm 2008.

- Gieo tinh bò sữa cao sản: trong tháng thực hiện 510 liều, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 5.010 liều, đạt 33,4% so với kế hoạch năm 2008.

- Bình tuyển giống bò sữa: Trong tháng thực hiện 749 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 1.215 con, đạt 40,5% so với kế hoạch năm 2008.

- Giám định heo đực giống khai thác gieo tinh nhân tạo: Trong tháng thực hiện 180 con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 310 con, đạt 77,5% kế hoạch năm 2008.

- Một số mô hình tiếp tục theo dõi: mô hình thử nghiệm tính thích nghi giống khổ qua, giống rau tía tô mới,…

10. Lĩnh vực công nghệ sinh học:

- Trong 6 tháng đầu năm 2008, Trung tâm Công nghệ sinh học đã sưu tập để khảo sát, theo dõi đánh giá đặc tính 15 giống Lan mới; nhập nội 7 giống mới với tổng số 850 cây; phối hợp với Công ty Phân bón Bình Điền triển khai 3 mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ vụ Đông Xuân muộn tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi trên diện tích 1,5 ha với 4 hộ nông dân tham gia; triển khai 3 mô hình rau an toàn vụ Hè Thu, mỗi mô hình 1.000 m2 tại ấp Trung Bình, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, sử dụng phân hữu cơ sinh học kết hợp với phân chuồng có sẵn ủ BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma, phân bón lá hữu cơ và thuốc BVTV sinh học.

- Hợp tác thử nghiệm Kít Multi-PCR chuẩn đoán nhanh bệnh virus tôm (đốm trắng, hoại tử và còi) với Trung tâm Khuyến ngư tại các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố.

- Đã thực hiện việc chuyển giao công nghệ và sản xuất chế phẩm sinh học Trichoderma phục vụ sản xuất nông nghiệp: xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị để sản xuất chế phẩm sinh học BIMA.

11/ Tình hình giá cả một số nông sản thực phẩm:

a/ Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn:

Số

TT

Tên mặt hàng

Giá bán ngày

19/6/2008 (đ/kg)

Giá bán ngày 20/5/2008 (đ/kg)

Tăng (+) giảm (-)

so ngày 20/5/2008

Tăng (+) giảm (-) so ngày 20/6/2007

Rau

 

 

 

 

1

Bắp cải

5.000

3.600

+ 1.400

+ 2.500

2

Cải thảo

4.500

3.600

+ 900

+ 900

3

Xà lách búp

4.000

3.000

+ 1.000

- 500

Củ, quả

 

 

 

 

4

Su su

3.400

1.600

+ 1.800

+ 700

5

Cà tím

6.000

3.600

+ 2.400

+ 2.400

6

Dưa leo

4.600

4.000

+ 600

+ 100

7

Khoai lang

3.800

3.800

không đổi

+ 900

8

Củ cải trắng

2.800

2.000

 + 800

+ 800

9

Su hào

5.000

5.600

- 600

+ 2.400

10

Đậu côve

6.000

6.000

không đổi

+ 1.500

11

Cà rốt

6.000

6.000

không đổi

+ 1.200

12

Cà chua

6.000

7.500

- 1.500

+ 500

13

Khoai tây

9.000

12.000

- 3.000

+ 800

14

Bí đao

6.200

2.700

+ 3.500

+ 1.700

15

Khổ qua

6.000

5.000

+ 1.000

+ 2.500

Trái cây

 

 

 

 

16

Quýt đường

8.000

9.000

- 1.000

- 1.500

17

Nho

12.000

12.000

không đổi

không đổi

18

Mãng cầu

10.000

12.000

- 2.000

không đổi

19

Bưởi 5 roi

8.500

8.000

+ 500

+ 1.000

20

Thơm

3.800

3.600

+ 200

+ 1.800

21

Nhãn

12.000

9.000

+ 3.000

+ 6.000

22

Thanh long

4.800

4.600

+ 200

+ 800

23

Đu đủ

3.600

3.600

không đổi

- 400

24

Cam sành

10.000

8.000

+ 2.000

+ 1.500

b/ Tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh:

Số

TT

Tên mặt hàng

Giá bán ngày

19/6/2008

(đ/kg)

Giá bán ngày

20/5/2008

(đ/kg)

Tăng (+)

giảm (-)

so ngày 20/5/2008

Tăng (+) giảm (-) so ngày 20/6/2007

1

Thịt heo hơi

42.000

43.000

- 1.000

+ 19.000

2

Thịt heo đùi

58.000

60.000

- 2.000

+ 23.000

3

Thịt bò thăn

111.000

110.000

không đổi

+ 27.000

4

Thịt bò bắp

87.000

80.000

+ 7.000

+ 30.000

5

Trứng gà

1.700 đ/trứng

1.600

+ 100

+ 300

6

Trứng vịt

1.900 đ/trứng

1.800

+ 100

+ 400

7

Cá lóc

57.000

58.000

- 1.000

+ 28.000

12/ Tình hình biến động giá cả một số loại phân bón: (Đơn vị tính: đ/kg)

Loại

phân bón

Giá T.4/2008

So với T.4/2007

Giá T.5/2008

So với T.5/2007

Giá T.6/2008

So với T.6/2007

Urê TQ

8.700

+ 3.500

8.500

+ 3.200

9.000

+ 4.000

Urê Phú Mỹ

8.700

+ 3.300

8.600

+ 3.300

9.000

+ 4.000

DAP

21.000

+ 14.000

23.000

+ 15.600

23.200

+ 15.700

Kali

11.500

+ 7.500

12.300

+ 7.940

13.800

+ 8.900

Super lân

3.500

+ 2.100

3.700

+ 2.200

3.800

+ 2.300


Số lượt người xem: 3738    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm