SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
9
4
4
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 Tháng Mười 2005 1:20:00 CH

Tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp trong 9 tháng đầu năm

-

 

I/ Tình hình chung trong 9 tháng đầu năm:

Từ đầu năm đến nay, ảnh hưởng của thời tiết, khí tượng thủy văn, giá cả thị trường đã tác động đến một số mặt sản xuất, cụ thể:

- Mùa khô 2004 - 2005 bắt đầu sớm, đã gây ra hạn và thiếu nước trên diện rộng tại thành phố Hồ Chí Minh, xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng ảnh hưởng đến tiến độ và diện tích gieo trồng cây hàng năm, nuôi thủy sản. Kết quả sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân và Hè Thu không bị ảnh hưởng lớn do kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng các loại cây sử dụng ít nước tưới, sử dụng nước ngầm; tưới tiết kiệm nước ...

- Tình hình sinh vật hại cây trồng xảy ra ở mức thấp hơn so cùng kỳ năm 2004, mức độ thiệt hại không đáng kể.

- Giá cả phân bón, thức ăn chăn nuôi, mía cây, giá thu mua sữa tăng cao; trong khi giá tôm sú, muối giảm mạnh.

+       Đã tập trung công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, công tác phòng chống hạn, nghiên cứu xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm diện tích trồng lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Về trồng trọt:

-Đã hoàn thành sản xuất vụ Đông Xuân 2004 - 2005, vụ Hè Thu, đang triển khai sản xuất vụ Mùa. Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu (Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê):

+ Diện tích gieo trồng lúa: 16.713 ha, đạt 83% so cùng kỳ 2004.

+ Diện tích gieo trồng rau: 5.717 ha, đạt 92,4% so cùng kỳ.

+ Diện tích đậu phộng: 1.395 ha, đạt 88,9% so cùng kỳ.

+ Diện tích gieo trồng bắp: 956 ha, tăng 63 ha so cùng kỳ năm 2004.

-Tình hình sản xuất vụ Mùa 2005 (đến tháng 9/2005):

+ Lúa: diện tích lúa Mùa đã sạ cấy là 16.038 ha/KH 25.000 ha, hiện đang phát triển bình thường.

+ Rau: diện tích rau đã gieo trồng là 1.741 ha, tăng 11,3% so cùng kỳ 2004, hiện đang phát triển và thu hoạch.

Diện tích gieo trồng rau an toàn từ đầu năm đến nay gần 5.900 ha, trong đó vụ Đông Xuân: 3.200 ha, vụ Hè Thu: 1.803 ha.

+               Đậu phộng: diện tích gieo trồng 84 ha.

+               Bắp: diện tích gieo trồng 42 ha, chủ yếu là bắp giống.

+               Mía: hiện có 2.500 ha.

+               Dứa Cayene: 557 ha.

- Tình hình sinh vật hại cây trồng: ở mức bình thường.

Về chăn nuôi - thú y:

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển bình thường. Chi cục Thú y đã hoàn thành công tác tiêm phòng gia súc đợt 1/2005. Tình hình dịch tễ đàn gia súc chăn nuôi tại các vùng trọng điểm của thành phố tương đối ổn định, chưa phát hiện thêm gia súc bị bệnh truyền nhiễm.

Đã tổ chức thực hiện công tác vận động tạm ngưng chăn nuôi gia cầm đến tháng 2/2006 theo chỉ đạo của UBND thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chi cục Thú y đã triển khai công tác tiêm phòng vaccin cúm gia cầm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.300 hộ chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn gia cầm của thành phố đến nay là 822.991 con, gồm 588.191 con gà, 225.400 chim cút, 6.514 con bồ câu, còn lại là chim cảnh.

Tổng đàn heo: 231.684 con, số hộ chăn nuôi: 12.134 hộ.

Đàn bò sữa: 54.097 con.

Về thủy sản:

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trên địa bàn thành phố đạt 38.628 tấn, trong đó: nuôi trồng 17.800 tấn; khai thác: 20.828 tấn.

-Tôm sú:

+           Diện tích thả nuôi tôm sú trên địa bàn 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ ước đạt 5.350 ha (Nhà Bè: 900 ha, Cần Giờ: 4.450 ha), sản lượng thu hoạch khoảng 4.850 tấn (Nhà Bè: 1.300 tấn, Cần Giờ: 3.545 tấn), tăng 50% so cùng kỳ 2004.

+           Giá thu mua tôm sú giảm dần từ đầu năm đến nay, hiện đang ở mức 50.000 - 55.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), giảm 10% so cùng kỳ 2004.

-Nghêu, sò: sản lượng đã thu hoạch khoảng 11.700 tấn. Giá nghêu thịt hiện đang ở mức 9.000 - 12.000 đồng/kg, tăng 50% so cùng kỳ; sò huyết: 15.000 - 18.000 đồng/kg, tăng 30% so cùng kỳ 2004.

 -Ba ba: hiện nay, đàn ba ba của thành phố khoảng trên 400.000 con, trong đó có 100.000 con thương phẩm và 300.000 con giống, so cùng kỳ giảm trên 200.000 con do thị trường tiêu thụ và giá giảm.

Công tác quản lý, kiểm định giống:

-Trong 9 tháng đầu năm, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đã bình tuyển 4.565 con bò sữa; gieo tinh trên 1.600 con bò sữa bằng các dòng tinh cao sản; quản lý giống bò sữa từ nông hộ 1.600 con; kiểm tra chất lượng 9 triệu chồi giống dứa Cayene; theo dõi năng suất, đánh giá chất lượng những cây sầu riêng, măng cụt được bình tuyển năm 2004 (120 cây). Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra đăng ký nhãn hiệu hàng hóa 43 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây con giống.

-Chi cục Quản lý chất lượng và BVNL Thủy sản đã thực hiện phúc kiểm và kiểm dịch trên 342 triệu con post tôm sú; 5.766 tấn động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu; 2,1 triệu con cá cảnh xuất khẩu; 15,5 triệu con giống thủy sản nhập khẩu (cá mú, cá chẽm, cá rô phi, tôm hùm ...).

Lâm nghiệp:

+           Từ đầu năm đến nay, tình hình quản lý bảo vệ rừng tại Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi ổn định, ít xảy ra vi phạm về phá rừng, lấn chiếm gây thiệt hại rừng; công tác phòng chống cháy rừng phòng hộ được tổ chức tốt đã không để xảy ra cháy rừng.

+           Trong 9 tháng đầu năm, Chi cục Phát triển lâm nghiệp đã cung cấp trên 290.500 cây/KH 320.000 cây cho các đơn vị và địa phương phục vụ chương trình trồng cây phân tán năm 2005, đồng thời tiếp nhận, tổ chức quản lý 94 ha rừng phòng hộ Nông trường Lê Minh Xuân và 165 ha rừng, đất rừng của Trạm Nghiên cứu thực nghiệm rừng ngập mặn thuộc Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông.

Diêm nghiệp:

Huyện Cần Giờ đã kết thúc vụ muối năm 2004 - 2005 với tổng sản lượng muối thu hoạch đạt 86.860 tấn trên tổng diện tích là 1.317 ha, tăng 18,9% so cùng kỳ, năng suất bình quân 66 tấn/ha. Sản lượng muối đã bán được khoảng 50.000 tấn, giá bán bình quân 190 đồng/kg. Hiện nay, sản lượng muối còn tồn tại ruộng khoảng 36.800 tấn.

 

II/ Nhiệm vụ mục tiêu từ nay đến cuối năm 2005 

Về phát triển sản xuất:

1/Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Mùa 2005 v các loại hoa, cây kiểng phục vụ tết nguyên đán sắp tới; phấn đấu nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây hàng năm. Theo dõi, tăng cường công tác kiểm tra, phòng trừ sinh vật hại cây trồng, công tác phòng chống úng ngập. Phối hợp với các ngành và địa phương thúc đẩy nhanh tiến độ các Chương trình mục tiêu phát triển hai cây, hai con, Chương trình trồng hoa - cây kiểng - cá cảnh; triển khai thực hiện Chương trình phát triển nuôi cá sấu, ba ba và một số lâm thủy đặc sản; tổ chức sơ tổng kết các chương trình theo chỉ đạo của thành phố.

2/Tiếp tục thực hiện và hoàn thành kế hoạch, công tác bảo vệ thực vật, bảo vệ thú y, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ rừng, bảo vệ thú y, phòng chống dịch bệnh đầu mùa mưa. Hoàn thành công tác tiêm phòng năm 2005, nhất là công ác tiêm phòng vaccin cúm gia cầm; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc phát triển đàn gia cầm, phòng chống dịch cúm và hạn chế chăn nuôi theo chủ trương của thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm theo chủ trương của thành phố.

3/ Chuẩn bị các điều kiện, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2005 - 2006; chuẩn bị tốt để triển khai chương trình chuyển đổi diện tích trồng lúa để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn; các đề án phát triển sản xuất rau an toàn qui mô cấp xã tại xã Nhuận Đức và mô hình 100 triệu đồng/ha/năm tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi; các mô hình chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây khác.

4/ Tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách của TW và thành phố về công tác khoa học kỹ thuật, công nghệ và giống mới, hỗ trợ lãi suất, bù giống gốc, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản; chương trình hợp tác giữa thành phố với các tỉnh

Về phòng chống lụt bão: tổ chức tốt công tác phòng chống hạn, úng ngập; thực hiện công tác thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố, hoàn thành kế hoạch thu quĩ Phòng chống lụt bão năm 2005.

Về đầu tư xây dựng cơ bản: thực hiện các giải pháp, đảm bảo tiến độ thi công xây dựng các công trình, dự án đầu tư trong kế hoạch thành phố đã giao, đặc biệt là Trung tâm Thủy sản thành phố, dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn, Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, dự án đầu tư Trung tâm Công nghệ sinh học, Khu Nông nghiệp công nghệ cao...

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: tập trung nghiên cứu, hoàn chỉnh, trình duyệt để triển khai chương trình chuyển đổi diện tích trồng lúa giai đoạn 2006 - 2010 theo chỉ đạo của Thường trực UBND thành phố tại Thông báo số 444/TB-VP ngày 14/7/2005 và Thông báo số 549/TB-VP ngày 22/8/2005 của Văn phòng HĐND - UBND thành phố. Cụ thể:

-        Tiếp tục triển khai, phổ biến và lấy ý kiến các phường xã có sản xuất nông nghiệp về phương án chuyển đổi diện tích trồng lúa, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2010 (trong tháng 10/2005); hoàn chỉnh, trình thành phố phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (trong tháng 11/2005).

-        Tổ chức hội thảo về thị trường và hệ thống tiêu thụ sản phẩm của chương trình chuyển đổi; xây dựng và trình thành phố chương trình xúc tiến thương mại; đề án xây dựng Trung tâm Triển lãm, giao dịch hoa, cây kiểng, rau an toàn thành phố, đồng thời chuẩn bị các thủ tục, điều kiện để triển khai thực hiện.

Các đơn vị trực thuộc Sở:

-         Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch hoạt động và sản xuất kinh doanh đã được giao trong năm 2005.

-         Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch, dự toán năm 2006; chuẩn bị các điều kiện để triển khai kế hoạch năm 2006. Trong kế hoạch năm 2006, các đơn vị trực thuộc Sở phải đề ra các chỉ tiêu cụ thể phục vụ chương trình chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các loại cây khác, nuôi thủy sản.

-         Tập trung và đảm bảo tiến độ hoàn chỉnh các thủ tục về phá sản doanh nghiệp (Công ty Lâm Hà), cổ phần hóa (Công ty Sadaco, Công ty Hùng Vương).

Số lượt người xem: 25178    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm