SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
3
5
8
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30 Tháng Năm 2006 10:00:00 SA

Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2006 - 2010

Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT đề ra kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ nông nghiệp, nông thôn Thành phố giai đoạn 2006-2010, với những nhiệm vụ mục tiêu như sau:
 
   

 1- Nhiệm vụ:

-  Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại  thành,  tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ và phát triển của xã hội góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010.

-  Xây dựng phong trào phụ nữ ngành nông nghiệp và PTNT yêu nước, tự chủ, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

- Phát huy nhiều hơn nữa tác dụng của các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành, phục vụ cho phụ nữ nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các chương trình này ngày càng nhiều.

2. Mục tiêu:

Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm:

+ Điều tra khảo sát toàn diện về lao động nữ của Sở để có cơ sở tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở trong việc thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ nữ của Sở, bố trí đúng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao tỉ lệ nữ lãnh đạo trong toàn ngành.

+ Nghiên cứu tình hình lao động nữ trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn và có biện pháp cần thiết tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn trong việc đề suất chính sách và tổ chức hội thảo hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế như vận động nông dân hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để giúp vốn, giống, khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, nhằm bảo vệ lao động nữ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ Thành phố triển khai lồng ghép các chương trình nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn cho cán bộ nữ phường xã, thị trấn đồng thời thực hiện biện pháp cụ thể nhằm thu hút tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông, khuyến ngư,.. nhất là chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn ở các vùng sâu, vùng xa, xã, phường nghèo của Thành phố.

  Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục:

+ Tham mưu lãnh đạo Sở và khuyến khích lao động nữ nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho giới nữ nhằm nâng cao nguồn nhân lực nữ và lãnh đạo nữ, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.

+ Đảm bảo cho lao động nữ tham gia các khóa bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ, đào tạo công chức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức.

Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe:

+ Nhắc nhở, kiểm tra và tăng cường ý thức việc thực hiện khám sức khỏe, khám phụ khoa định kỳ … để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở phụ nữ.

+ Thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ chính sách để bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ, kiểm tra định kỳ về vệ sinh và điều kiện làm việc của lao động nữ.

+ Tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình và xây dựng mối quan hệ xã hội, tình yêu lành mạnh. Tích cực phòng chống hiểm họa ma túy ở gia đình, ở địa phương và ngay cả ở nơi làm việc, phòng chống các bệnh lây lan, các tệ nạn xã hội và HIV/AIDS.

  Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành:

+ Ban Cán bộ nữ của Đảng tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công tác cán bộ nữ, cụ thể là việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TW năm 1994 của Trung Ương về công tác cán bộ nữ.

+ Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ Sở có kế hoạch phối hợp theo dõi, giới thiệu, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ; giám sát tình hình cán bộ nữ; có hình thức khuyến khích đội ngũ lãnh đạo nữ.

+ Ban Nữ công có trách nhiệm giáo dục cán bộ công chức nữ, tham gia xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch phát triển, qui hoạch và bồi dưỡng cán bộ nữ của các đơn vị.

+ Ba Ban Công tác Nữ nâng cao tinh thần trách nhiệm về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của lao động nữ.

 Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ:

  + 100% thành viên Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ Sở dự tập huấn kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ.

  + 100% lãnh đạo Sở nâng cao nhận thức về bình đẳng giới để tăng cường lồng ghép giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách.

+ Duy trì tốt hoạt động Câu lạc bộ Nữ Sở theo các chuyên đề,giới tính ; động viên chị em tích cực tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, thiết thực và hiệu quả góp phần cải thiện đời sống gia đình và xã hội.

3. Một số nội dung công tác ngành nông nghiệp PTNT (giai đoạn 2006-2010) có nhiều phụ nữ tham gia:

Tích cực phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố vận động phụ nữ tham gia thực hiện tốt các công tác trọng tâm của ngành như:

 

            3.1. Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo chương trình hành động của Thành ủy, UBND thành phố về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (Nghị quyết của Hội nghị TW lần thứ 5 Khóa IX, nhất là Nghị quyết 15/TW ; Nghị quyết 13/TW) về các chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao; triển khai chương trình mục tiêu nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn ngoại thành giai đoạn 2006 – 2010; chương trình đầu tư phát triển rau an toàn, nuôi bò sữa, nuôi tôm, phát triển trồng hoa, cây cảnh, cá kiểng; cá sấu, ba ba ...

            3.2. Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng năng suất cao, chi phí thấp và phát triển bền vững, phù hợp với nông nghiệp đô thị, tập trung triển khai thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm mạnh diện tích trồng lúa tại 10 - 12 xã; chương trình nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo các mô hình 100 triệu đồng/ha/năm và nâng cao đời sống nông dân (mô hình thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ/năm) qui mô cấp xã và cánh đồng 100 triệu đồng/ha/năm ...

            3.3. Chương trình phát triển mảng xanh TP và công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng kinh tế; xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ cùng với việc nâng cao hiệu quả khu dự trữ sinh quyển, xây dựng vườn thực vật Củ Chi, Bình Chánh, vườn giống lâm nghiệp Nhị Xuân, đẩy mạnh trồng cây phân tán và phát triển môi trường xanh.

            3.4. Phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành trong các lĩnh vực:

- Cấp nước sạch sinh hoạt và giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ vốn xây dựng 10.000 nhà vệ sinh hợp qui cách và 500 hầm biogaz.

- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, đầu tư xây dựng đề án 4 mô hình làng nghề: bánh tráng xã Phú Hòa Đông, đan đát xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), nuôi và chế biến da cá sấu phường Thạnh Xuân (Quận 12), nghề muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ), xây dựng làng nghề hoa lan và cá cảnh (huyện Củ Chi).

- Phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới; củng cố và phát triển hợp tác xã, kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm, trồng rau an toàn, trồng hoa, cây kiểng, nuôi cá cảnh ...; nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học cho nông dân.

- Tổng kết việc thực hiện 3 mô hình phát triển nông thôn cấp xã theo hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa và dân chủ hóa, xây dựng đề án mở rộng ra các xã khác, riêng năm 2006 mở rộng thêm 3 - 5 phường xã mới.

- Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông nghiệp cấp phường xã ở ngoại thành; đào tạo và tăng cường cán bộ nông nghiệp đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi, tư vấn, hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất dịch vụ giống chất lượng cao, tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng …

 

4. Tổ chức thực hiện:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch hành động, Ban Cán bộ Nữ , Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Sở và Ban Nữ công cùng triển khai kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ Phụ nữ.

4.1.Các biện pháp chủ yếu:

-  Chủ động tham gia với các cấp chính quyền đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập; phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ. Phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đối với lao động nữ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ.

-      Vận động, tạo điều kiện, khuyến khích chị em tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Tăng cường và đa dạng hóa công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giới, về xây dựng gia đình chị em trong thời kỳ CNH, HĐH, về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ các thành viên trong gia đình trước sự xâm nhập của tệ nạn xã hội.

-      Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, tiếp tục duy trì phát triển các loại vốn vay hỗ trợ phụ nữ nghèo ở nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh… chăm lo cho phụ nữ nghèo và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

-      Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp công đoàn cơ sở và tạo điều kiện của chính quyền nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp cho phong trào phụ nữ phát triển.

4.2. Hàng năm có báo cáo sơ kết, Hội nghị tổng kết 5 năm công tác nữ của Sở và biểu dương khen thưởng, đề nghị cấp trên khen thưởng các cá nhân, tập thể nữ xuất sắc trong công tác (2006-2010).

 

P. Hành chính Tổng hợp


Số lượt người xem: 4886    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm