SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
6
0
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Bảy 2006 3:05:00 CH

Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu chương trình Card

-
 
   

 

 

  1. Chương trình CARD là gì?

Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD) là một sáng kiến của Chính phủ Úc được tài trợ thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế (AusAID), nhằm hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS).

 

  1. Mục tiêu của Chương trình CARD là gì?

Chương trình CARD có hai hợp phần.

Hợp phần 1 có nội dung là thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển nông nghiệp có liên quan, có chất lượng cao và có sự liên kết giữa các đơn vị của Việt Nam và Úc. Dự kiến hợp phần này sẽ đạt được:

Ø       Tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ được ngành nông nghiệp quy mô nhỏ ứng dụng

Ø       Năng suất và tính cạnh tranh được cải thiện

Ø       Ổn định thông qua đa dạng hoá nông nghiệp

Ø       Các sản phẩm kiến thức được phát triển để hỗ trợ đào tạo

Ø       Cải thiện công tác phân phát thông tin

Ø       Tiếp tục phát triển năng lực nghiên cứu

Hợp phần 2 là nhằm hỗ trợ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thể chế hoá những “ phương thức tốt nhất” để lập kế hoạch, quản lý, theo dõi và đánh giá chương trình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Kết quả mong đợi từ hợp phần 2 này sẽ là:

Ø       Một chiến lược và chính sách nghiên cứu và phát triển nông nghiệp rõ ràng.

Ø       Bộ Nông nghiệp và PTNT có năng lực bền vững để quản lý các cơ chế cấp tài chính cho nghiên cứu, phát triển và theo dõi, đánh giá tác động.

Ø       Một hệ thống quản lý thông tin nghiên cứu và phát triển.

 

  1. Có những loại hình hỗ trợ nào trong khuôn khổ Chương trình CARD?

Một phần lớn kinh phí sẽ được dành cho các dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển. Chương trình CARD sẽ có bốn vòng, mỗi vòng sẽ có khoảng 3 triệu đô la Úc (A$) (lạm phát được điều chỉnh) cho khoảng thời gian từ 2004-2010. Mỗi dự án có thể được cấp từ 100.000 – 250.000 A$ cho thời gian gian từ 1 – 3 năm.

 

Một phần hỗ trợ nhỏ sẽ được dành để giúp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và quản lý hệ thống quản lý nghiên cứu và phát triển.

 

  1. Ai sẽ quản lý Chương trình CARD?

Bộ NN&PTNT sẽ quản lý chương trình CARD. Văn phòng chương trình được thành lập trong Bộ Nông nghiệp và PTNT để thực hiện công việc quản lý này. Việc điều hành chương trình CARD sẽ được thực hiện thông qua Ban Điều hành Chương trình đại diện cho các Bộ ngành có liên quan của Chính phủ Việt Nam. Quyết định về việc cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu và phát triển sẽ do Ban lựa chọn dự án đưa ra, Ban lựa chọn dự án sẽ được các tiểu ban cố vấn kỹ thuật của Úc và Việt Nam tư vấn về tính thích đáng và chất lượng của các đề xuất dự án.

 

  1. Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp nghĩa là gì?

Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng bao gồm phát triển công nghệ và ứng dụng kiến thức trong nông nghiệp và/hoặc phát triển nông thôn, trong đó có đa dạng hoá, chất lượng và số lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ, tăng giá trị sản phẩm ( chế biến và đóng gói), và các biện pháp để nâng cao chuỗi cung ứng nông nghiệp ( phát triển thị trường).

 

Nghiên cứu và Phát triển bao gồm các dự án nghiên cứu, giáo dục và đào tạo đem lại lợi ích cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ và cải thiện năng lực nghiên cứu và phát triển.

 

  1. Đơn vị nào có thể tham gia vào Chương trình CARD?

Ở Việt Nam, các đơn vị đủ điều kiện tham gia được Bộ NN&PTNT công nhận gồm:

Ø       Tất cả các đơn vị nghiên cứu và giáo dục của Bộ NN&PTNT

Ø       Các đơn vị nghiên cứu và giáo dục của Bộ Thuỷ sản

Ø       Các đơn vị nghiên cứu và đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ø       Các doanh nghiệp nông thôn có liên quan đến các hoạt động của chính phủ, của khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ hoặc các cơ quan tham gia vào việc tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông nghiệp.

 

Ở Úc, các đơn vị đủ điều kiện tham gia gồm:

Ø       Các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo kỹ thuật và nâng cao có đăng ký với Cục Đăng ký khối thịnh vượng chung phụ trách các cơ sở và các khoá đào tạo cho sinh viên nước ngoài.

Ø       Các cơ quan của Chính phủ, một ban của CSIRO, một trung tâm nghiên cứu hợp tác xã, hoặc một đơn vị nghiên cứu liên kết trong các hoạt động do ACIAR hỗ trợ

Ø       Một đơn vị đáp ứng các tiêu chí đặt ra và AusAID công nhận rằng đề xuất của đơn vị đó đáp ứng được các mục tiêu và ưu tiên cùa chương trình CARD.

  1. Các đơn vị tiếp cận với Chương trình CARD như thế nào?

Có một số bước để tiếp cận với chương trình CARD:

(a) Các đơn vị Việt Nam cần xác định các dự án nghiên cứu và phát triển có tiềm năng ưu tiên cao. Các dự án này cần đáp ứng được những chiến lược phát triển nông thôn của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc, và những kết quả mong đợi trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Trong năm 2004, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng những ưu tiên nghiên cứu và phát triển và những ưu tiên này sẽ giúp định hướng cho việc xác định dự án.

 

(b) Các đơn vị Việt Nam và Úc phải xây dựng được mối quan hệ hợp tác. Nhiều đơn vị đã xây dựng được mối quan hệ này, còn những đơn vị nào chưa làm được thì Văn phòng chương trình có thể hỗ trợ trong việc xác định những đầu mối liên hệ ở Việt Nam và Úc.

 

(c) Các đối tác Việt Nam và Úc sẽ thảo luận về nhu cầu của phía Việt Nam, xác định một dự án nghiên cứu và phát triển cụ thể và đạt được thoả thuận cùng nhau thực hiện.

 

(d) Các đơn vị Việt Nam sẽ nộp thư bày tỏ nguyện vọng (EOI) tới văn phòng chương trình CARD. Mẫu EOI hiện có tại văn phòng chương trình và sẽ được đưa lên trang web CARD trong năm 2004 này.

 

(e) Ban lựa chọn dự án sẽ thẩm định và đưa vào danh sách ngắn các thư bày tỏ nguyện vọng, sau đó sẽ thông báo cho tất cả các đơn vị tham gia. Những đơn vị nào có EOI được đưa vào danh sách ngắn sẽ được mời xây dựng đề xuất dự án đầy đủ.

 

(f) Chương trình CARD sẽ có hỗ trợ tài chính cho giai đoạn chuẩn bị dự án để giúp các đơn vị của Úc sang Việt Nam làm việc với các đơn vị Việt Nam nhằm xây dựng đề xuất dự án và tiến hành phân tích chủ thể/ đối tượng hưởng lợi.

 

(g) Tất cả các đề xuất dự án đầy đủ sẽ được thẩm định tính phù hợp và chất lượng. Ban lựa chọn dự án sẽ đưa ra quyết định về việc cấp kinh phí cho các dự án. Trong một số trường hợp, các đơn vị có thể được để nghị chỉnh sửa đề xuất của mình với ý kiến góp ý về cải thiện nội dung kỹ thuật và/ hoặc sửa đổi để xuất kinh phí dự án để đảm bảo phù hợp với nội dụng.

 

(h) Các đơn vị có dự án được phê duyệt sẽ được thông báo và một hợp đồng phụ về việc thực hiện dự án sẽ được ký kết giữa nhà thầu quản lý Úc  và đơn vị đối tác Úc.

 

8.       Các đơn vị sẽ đóng góp những gì?

Kinh phí hỗ trợ của chính phủ Úc cho chương trình CARD sẽ hỗ trợ khoảng 60% tổng chi phí các dự án nghiên cứu. Các đơn vị của Úc sẽ được đề nghị đóng góp khoảng 25% tổng chi phí dự án và các đơn vị của Việt Nam sẽ đóng góp phần còn lại (chủ yếu là bằng thời gian của cán bộ và cơ sở vật chất). Các đơn vị hợp tác sẽ phải theo dõi việc thực hiện dự án và nộp các báo cáo tiến độ nửa năm và báo cáo hoàn thành dự án. Các đơn vị cũng sẽ báo cáo dựa trên một bộ tiêu chí chung về thực thi dự án để hỗ trợ việc đánh giá tác động của dự án.

 

  1. Liên hệ?

Tất cả các trao đổi liên hệ tại Việt Nam gửi tới:

Văn phòng chương trình CARD

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phòng 105 – 106, nhà A9

2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

 

Người liên hệ: Nguyễn Văn Kiền – Điều phối viên chương trình CARD

Điện thoại/Fax     (84 4 )7336539 (Văn phòng)

                          (0903)3433654(Di động)

Email (tạm thời) : nvkien@yahoo.com

 

Tất cả các trao đổi liên hệ tại Úc gửi tới nhà thầu quản lý Úc.

Hassall & Associates International.

10 – 12 Brisbance Avenue

Barton, ACT 2600

Australia

 

Người liên hệ Anh Thu Nguyen – CARD Program Administration officer

(Nguyễn Anh Thư, Cán Bộ Hành chính Chương Trình CARD)

 

Điện thoại:     (61 2) 6270 0200 (Văn phòng)

Fax:             (61 2) 6273 0200

                   (0903) 294631 (di động tại Việt Nam)

Email (tạm thời) : atnguyen@hassall.com.au

Điều phối viên kỹ thuật là Ông Keith Milligan

Điện thoại      (64 3) 3229402 (Văn phòng)

                   (0903) 294613 (Di động tại Việt Nam)

 

 

Email (tạm thời) : kmilligan@hassall.com.au 

 

 

                                    Từ Minh Thiện

                  Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp


Số lượt người xem: 6515    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm