SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
0
2
0
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 Tháng Sáu 2008 2:05:00 CH

Chuẩn bị cho nghị quyết mới của Trung ương về “nông nghiệp – nông thôn – nông dân” Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan trọng, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp của Việt Nam đã và đang chuyển mạnh từ sản xuất theo mục tiêu số lượng sang hiệu quả và chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững. Phát triển nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng tâm mà Đảng và Chính phủ quan tâm và đã được thể hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI) được triển khai cùng các chỉ thị, nghị quyết khác của các Đại hội và Hội nghị Trung ương của các khoá V, VI, VII đã đưa đến những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, nông thôn nước ta
 
   

Đề án này tập trung vào giải quyết hài hoà các mối quan hệ: phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, là nhiệm vụ mang tính chiến lược đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây vừa là mục đích, vừa là giải pháp đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công. Phát triển nông nghiệp nông thôn phải hài hoà và phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn phải gắn với xây dựng đời sống văn hoá và bảo vệ, cải tạo môi trường. Công nghiệp và dịch vụ phải tham gia tích cực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nông dân. Trung ương tới đây cần phải phân tích cho đúng tình hình để đề ra được nghị quyết với những chính sách mới nhằm thực hiện được đúng chủ trương hài hoà các mối quan hệ này.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ mang tính chiến lược đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để chuẩn bị cho việc đánh giá 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết TW 5, Trung ương tới đây sẽ thực hiện phân tích tình hình để đề ra được nghị quyết với những chính sách mới nhằm thực hiện hài hoà các mối quan hệ giữa “nông nghiệp – nông thôn – nông dân”. Tuy nhiên, lâu nay hầu hết các hội thảo đều tập trung vào nông nghiệp và nông thôn, chưa chú ý đến “nông dân”, chưa xem xét các khía cạnh liên quan đến xã hội, văn hoá nông thôn.

Vì vậy, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã phối hợp với Báo Tia sáng tổ chức hội thảo “Người dân nông thôn miền nam Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Vấn đề và Giải pháp”.  Hội thảo được tổ chức vào ngày 09/06/2008 tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp trung ương 2, qui tụ khoảng 50 các nhà khoa học và quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan có uy tín và kinh nghiệm thực tiễn để trao đổi các vấn đề mà người nông dân cũng như của ngành nông nghiệp và nông thôn miền Nam Việt Nam đang phải đối mặt, tìm ra những giải pháp có hiệu quả để giải quyết các trở ngại cho công cuộc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân, cũng như phát triển nông thôn theo hướng bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Hội thảo tập trung thảo luận và làm rõ một số vấn đề sau: Nguyên nhân chính gây cản trở cho phát triển nông nghiệp nông thôn, gây cản trở cho việc huy động lực lượng của nông dân. Đề xuất các giải pháp chính sách có liên quan như: chính sách thương mại thị trường, chính sách quản lý tài nguyên (Đất đai, lao động), chính sách tài chính, chính sách thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp ngành nghề nông thôn, chính sách phát triển cộng đồng thể chế nông thôn,chính sách cải cách hành chính và dịch vụ công, chính sách quy hoạch nông thôn, chính sách xóa đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, phòng chống rủi ro cho xã hội và các chính sách ưu tiên khác. Ngoài ra, khuyến khích các ý tưởng đề xuất về mô hình nông thôn mới, nông nghiệp mới cho từng vùng.

Với các chuyên đề nhìn thẳng vào thực trang và những vấn đề mà nông nghiệp – nông thôn  - nông dân miền Nam Việt Nam đang đối mặt như: Những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến nông nghiệp nông dân Nam bộ, Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, Đời sống của người nông dân An Giang và Đồng bằng Sông Cửu Long, Tri thức, quản lý tri thức và phương pháp tham vấn cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn Nam Bộ, Tham gia “4 nhà” trong phát triển nông thôn -  nông nghiệp - nông dân đồng bằng sông Cửu Long, Phải tránh một kịch bản xấu về nông thôn và nông dân trong thời gian tới, Động lực cho người dân nông thôn Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá … do các nhà khoa học và quản lý với nhiều góc nhìn khác nhau. Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin mang tính thực tiễn và đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình đổi mới và công nghiệp hóa – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền Nam nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, xu hướng hội nhập WTO và phù hợp với sự mong đợi của người nông dân.

Hội thảo là một trong chuỗi các cuộc hội thảo, tọa đàm do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với nhiều cơ quan thông tin hoặc các tổ chức trong nước nhằm thu nhận ý kiến đóng góp ở nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến  nông nghiệp - nông thôn - nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới của nước ta.

                 TMT


Số lượt người xem: 5876    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm