SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
8
8
9
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 Tháng Ba 2008 10:50:00 CH

Hội nghị triển khai Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015

Ngày 27 tháng 03 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng sản xuất và Quyết định 125/2007/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng ở thành phố Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ

 

Đến dự Hội nghị có đại diện các quận, huyện có rừng và đất rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Chi cục Kiểm lâm, các doanh nghiệp trồng rừng trên địa bàn thành phố và đại diện các phòng ban ,đơn vị thuộc Sở.

          Tại hội nghị, báo cáo viên đã trình bày khái quát Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 kèm theo Quyết định phê duyệt số 18/2007/QĐ-TTg 07/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ và phổ biến ý kiến kết luận đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Dự án 5 triệu hecta rừng ngày 12/12/2007. Theo đánh giá, trong những năm qua ngành lâm nghiệp cả nước ra sức triển khai thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả khả quan,  tuy nhiên những kết quả mang lại chưa đáng kể, phần lớn đất lâm nghiệp ở các huyện miền núi cao vẫn còn đang bỏ hoang nhiều, chưa được khai thác sử dụng trồng rừng, vì thế hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là thiếu chính sách đồng bộ và sự chỉ đạo quyết liệt của cấp thẩm quyền. Do vậy, ngày 06/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tiếp theo, Thủ tướng ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về chính sách phát triển rừng sản xuất nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại, tạo động lực đưa phong trào trồng rừng sản xuất phát triển, góp phần phát huy tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho đồng bào ở các vùng, miền có rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi. Tổng mức đầu tư để thực hiện quyết định này là 40.000 tỷ đồng.

Có thể nói rằng, Quyết định 147 là một trong những chính sách đãi ngộ nhất và ưu việt nhất từ trước tới nay đối với nghề rừng, là đòn bẩy nhằm tạo ra sức bật đột phá để các thành phần kinh tế tham gia tích cực phát triển rừng sản xuất. Quyết định 147 tập trung hỗ trợ vào sáu lĩnh vực sau:

1/. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và khuyến lâm;

2/. Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống;

3/. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống có chất lượng cao;

4/. Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống;

5/. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp;

6/. Hỗ trợ đầu tư chi phí vận chuyển sản phẩm chế biến ở vùng Tây Bắc.

Quyết định này gồm có 3 chương và 20 điều (Chương 1: Qui định chung; Chương 2: chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước; Chương 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện).

Theo Quyết định thì các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở những xã đặc biệt khó khăn, nếu thực hiện trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc được qui hoạch là rừng sản xuất thì từ nay trở đi ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 3 triệu đồng/ha để trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn, cây bản địa và 2 triệu đồng/ha để trồng cây gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi). Riêng các xã đặc biệt khó khăn ở biên giới, các xã có nhân dân tái định cư thuộc dự án thuỷ điện do Quốc hội phê duyệt chủ trương thì ngoài mức trên còn hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha.

Đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện đặc biệt khó khăn trồng rừng trên đất trống đồi trọc, qui hoạch rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha. Các đối tượng còn lại được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, với mức tối đa không quá 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán 1,5 triệu đồng/1.500 cây. Trường hợp trồng rừng khảo nghiệm theo qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình không quá 2 ha.

Ngoài ra còn được hỗ trợ : Công tác khuyến lâm 200 ngàn đồng/ha đối với trồng rừng ở các xã đặc biệt khó khăn và 100 ngàn đồng/ha đối với các xã còn lại trong thời gian 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc);  hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng 50 ngàn đồng/ha;

Việc hỗ trợ trên sẽ được thực hiện thông qua các ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất. Nếu diện tích trồng rừng sản xuất thuộc vùng đệm các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ lập và làm chủ đầu tư, trên diện tích đất qui hoạch vùng nguyên liệu của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp lập và làm chủ đầu tư; rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX được lập trên cơ sở diện tích đất thực tế được giao, cho thuê và do doanh nghiệp, HTX làm chủ đầu tư...

Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng do mình trồng, khi khai thác, sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế cũng như tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành. Tuy nhiên khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách xã khoản tiền tương đương 80kg thóc/ha/chu kỳ để xây dựng quỹ phát triển rừng của xã và quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quĩ là 50%. Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh ổn định lâu dài (50 năm) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra, chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.

Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo qui định.

Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo qui định thì phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ, cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai bão lũ, hỏa hoạn, sâu bệnh …được xác định theo đúng qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì người trồng rừng miễn hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.

Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của chương trình 327 trước đây và nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay qui hoạch là rừng sản xuất thì chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm, khi khai thác được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất...Chủ rừng có nghĩa vụ nộp khoản tiền tương đương 80 kg thóc/ha/chu kỳ vào 2 quỹ nói trên.

Tóm lại, Quyết định 147 là chính sách lớn, là đòn bẩy tạo sức bật đột phá để ngành lâm nghiệp phát triển nhanh vốn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Điều kiện tiên quyết và xuyên suốt để được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước là các Dự án đầu tư của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải thực hiện trên diện tích đất được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp thì mới được hỗ trợ đầu tư.

 

Đến dự Hội nghị có đại diện các quận, huyện có rừng và đất rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Chi cục Kiểm lâm, các doanh nghiệp trồng rừng trên địa bàn thành phố và đại diện các phòng ban ,đơn vị thuộc Sở.

          Tại hội nghị, báo cáo viên đã trình bày khái quát Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 kèm theo Quyết định phê duyệt số 18/2007/QĐ-TTg 07/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ và phổ biến ý kiến kết luận đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Dự án 5 triệu hecta rừng ngày 12/12/2007. Theo đánh giá, trong những năm qua ngành lâm nghiệp cả nước ra sức triển khai thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả khả quan,  tuy nhiên những kết quả mang lại chưa đáng kể, phần lớn đất lâm nghiệp ở các huyện miền núi cao vẫn còn đang bỏ hoang nhiều, chưa được khai thác sử dụng trồng rừng, vì thế hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là thiếu chính sách đồng bộ và sự chỉ đạo quyết liệt của cấp thẩm quyền. Do vậy, ngày 06/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tiếp theo, Thủ tướng ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về chính sách phát triển rừng sản xuất nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại, tạo động lực đưa phong trào trồng rừng sản xuất phát triển, góp phần phát huy tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho đồng bào ở các vùng, miền có rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi. Tổng mức đầu tư để thực hiện quyết định này là 40.000 tỷ đồng.

Có thể nói rằng, Quyết định 147 là một trong những chính sách đãi ngộ nhất và ưu việt nhất từ trước tới nay đối với nghề rừng, là đòn bẩy nhằm tạo ra sức bật đột phá để các thành phần kinh tế tham gia tích cực phát triển rừng sản xuất. Quyết định 147 tập trung hỗ trợ vào sáu lĩnh vực sau:

1/. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và khuyến lâm;

2/. Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống;

3/. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm sản xuất giống có chất lượng cao;

4/. Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống;

5/. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp;

6/. Hỗ trợ đầu tư chi phí vận chuyển sản phẩm chế biến ở vùng Tây Bắc.

Quyết định này gồm có 3 chương và 20 điều (Chương 1: Qui định chung; Chương 2: chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước; Chương 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện).

Theo Quyết định thì các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở những xã đặc biệt khó khăn, nếu thực hiện trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc được qui hoạch là rừng sản xuất thì từ nay trở đi ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 3 triệu đồng/ha để trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn, cây bản địa và 2 triệu đồng/ha để trồng cây gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi). Riêng các xã đặc biệt khó khăn ở biên giới, các xã có nhân dân tái định cư thuộc dự án thuỷ điện do Quốc hội phê duyệt chủ trương thì ngoài mức trên còn hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha.

Đối với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện đặc biệt khó khăn trồng rừng trên đất trống đồi trọc, qui hoạch rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha. Các đối tượng còn lại được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, với mức tối đa không quá 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán 1,5 triệu đồng/1.500 cây. Trường hợp trồng rừng khảo nghiệm theo qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình không quá 2 ha.

Ngoài ra còn được hỗ trợ : Công tác khuyến lâm 200 ngàn đồng/ha đối với trồng rừng ở các xã đặc biệt khó khăn và 100 ngàn đồng/ha đối với các xã còn lại trong thời gian 4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc);  hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng 50 ngàn đồng/ha;

Việc hỗ trợ trên sẽ được thực hiện thông qua các ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất. Nếu diện tích trồng rừng sản xuất thuộc vùng đệm các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ lập và làm chủ đầu tư, trên diện tích đất qui hoạch vùng nguyên liệu của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp lập và làm chủ đầu tư; rừng sản xuất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX được lập trên cơ sở diện tích đất thực tế được giao, cho thuê và do doanh nghiệp, HTX làm chủ đầu tư...

Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng do mình trồng, khi khai thác, sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế cũng như tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành. Tuy nhiên khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách xã khoản tiền tương đương 80kg thóc/ha/chu kỳ để xây dựng quỹ phát triển rừng của xã và quỹ phát triển rừng thôn, bản, trong đó trích nộp cho mỗi quĩ là 50%. Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh ổn định lâu dài (50 năm) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra, chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.

Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo qui định.

Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo qui định thì phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ, cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai bão lũ, hỏa hoạn, sâu bệnh …được xác định theo đúng qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì người trồng rừng miễn hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.

Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của chương trình 327 trước đây và nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay qui hoạch là rừng sản xuất thì chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm, khi khai thác được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất...Chủ rừng có nghĩa vụ nộp khoản tiền tương đương 80 kg thóc/ha/chu kỳ vào 2 quỹ nói trên.

Tóm lại, Quyết định 147 là chính sách lớn, là đòn bẩy tạo sức bật đột phá để ngành lâm nghiệp phát triển nhanh vốn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Điều kiện tiên quyết và xuyên suốt để được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước là các Dự án đầu tư của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải thực hiện trên diện tích đất được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp thì mới được hỗ trợ đầu tư.

 


Số lượt người xem: 6860    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm