SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
6
0
7
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Tháng Sáu 2009 7:50:00 CH

Ứng dụng qui trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại vùng chuyên canh huyện Cần Giờ

Năm 2008, do những khó khăn nhất định trong việc nuôi tôm sú, nhiều nông dân trong huyện Cần Giờ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT), trên cơ sở vùng nuôi chuyên canh đã được xác định tại 3 xã Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông. Để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật với qui trình nuôi phù hợp, có hiệu quả và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai việc nghiên cứu ứng dụng với mục tiêu cụ thể nhằm theo dõi các thông số kỹ thuật của qui trình, hoàn chỉnh qui trình nuôi TCT trong điều kiện sinh thái tự nhiên, điều kiện xã hội, tập quán sản xuất của nông dân Cần Giờ.

Theo Chủ nhiệm đề tài, Ths. Trần Bùi Thị Ngọc Lê cho biết: Qua một năm theo dõi, 2 vụ từ tháng 06/2008 – 06/2009 tại hộ Trần Hoàng Phong, ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ - hộ được công nhận đủ điều kiện nuôi tôm TCT. Với diện tích mặt nước 8000m2, chuẩn bị tốt các giải pháp kỹ thuật trải qua nhiều công đoạn: xử lý ao, hệ thống ao nuôi, con giống, phương pháp thả giống, thức ăn, theo dõi dịch bệnh….Kết quả cho thấy: Nhật ký theo dõi sức khỏe tôm qua chế độ ăn hàng ngày, được xem là một trong các dấu hiệu thể hiện rõ nhất qua hoạt động của tôm trong ao, biểu hiện của tôm vào sàn ăn, theo dõi việc lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước, đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt….Sự tăng trọng của tôm qua các ao nuôi đã khẳng định tôm TCT có khả năng thích nghi, tăng trưởng tốt trong môi trường sinh thái tại Cần Giờ, tỉ lệ sống của tôm nuôi khá cao: 80+- 3%, mật độ thả nuôi 80 con/m2 trong điều kiện không thay nước, năng suất 6 – 7 tấn/ha/vụ. Tôm có tốc độ tăng trọng nhanh so với tôm sú nhưng chậm hơn so với các tỉnh miền Trung, Nam Trung bộ. Tôm có thể đạt kích cõ tôm thương phẩm (100con/kg) trong thời gian nuôi 70 – 80 ngày ở vụ 2 (thả trước Tết ÂL), 75 – 90 ngày ở vụ 1 (thả sau Tết ÂL). Qua buổi nghiệm thu cho thấy, chi phí đầu tư nuôi tôm TCT khá cao: 250 – 260 triệu đồng/ha/vụ, gía trị sản xuất mang lại từ mô hình: 290 – 390 triệu đồng/ha/vụ, lãi ròng từ mô hình: 40 – 130 triệu đồng/ha/vụ, tỉ suất lợi nhuận (tỉ lệ lãi trên chi phí):13,3 – 51%/3 tháng.
Để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, phát triển nuôi an toàn, người nuôi cần tuân thủ các khuyến cáo:
-          Chỉ nên nuôi một vụ trong năm (vụ sau tết), thời điểm thả giống tùy thuộc vào thời tiết mỗi năm;
-          Tuân thủ chặt chẽ những qui định về hệ thống ao nuôi, ao chứa, ao xử lý thải.
-          Con giống thả nuôi cần đảm bảo chất lượng, sạch bệnh; không mua con giống trôi nổi; mật độ nuôi 80 – 100 con/m2.
-          Nuôi trong điều kiện không thay nước, chỉ cấp nước khi cần, nguồn nước cấp được xử lý đúng kỹ thuật;
-          Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường;
-          Tuyệt đối phải xử lý nước, bùn thải trước khi thải ra môi trường xung quanh;
-          Tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung kỹ thuật khác của qui trình.
Nhận xét tại buổi nghiệm thu, TS. Trần Viết Mỹ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, cho biết: Tôm TCT là đối tượng nuôi không mới, có hiệu quả kinh tế cao, là đối tượng nuôi thâm vánh, mật độ cao nên phải đối mặt với nhiều rủi ro thử thách như dịch bệnh, giá bán, thời tiết, môi trường….Vì thế, người nuôi cần đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh phát triển nuôi ồ ạt, ngoài vùng qui hoạch dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh, hay sản lượng nhiều trong khi thị trường tiêu thụ không ổn định, giá bán thấp làm thiệt hại cho người sản xuất.
 
Xuân Hoa
Trung tâm Khuến nông


Số lượt người xem: 11919    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm