SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
9
8
8
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 27 Tháng Sáu 2005 9:50:00 SA

Hội thảo về hiện trạng và hướng phát triển hoa Lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghề trồng Lan ngày nay đã có những gắn bó mật thiết với các lĩnh vực nhân giống, trồng, chăm sóc và ngay cả một số lĩnh vực khoa học cơ bản hoá lý khác. Hầu hết các nghiên cứu về quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa cho các loại Lan chưa nhiều, chủ yếu là các quy trình được xây dựng trên các tài liệu nước ngoài và dựa vào các kinh nghiệm thực tế.
Hoa Lan được các nông hộ sản xuất chủ yếu tiêu thụ ở thành phố với thị phần chiếm rất thấp (15%) so với Lan Thái Lan được nhập vào và Lan từ Lâm Đồng chuyển về. Hiên nay, Lan cắt cành của các hộ sản xuất hoặc được thương lái thu mua hoặc tự giao cho các tiệm bán hoa (giá thu mua bình quân khoảng 7.000đồng/cành cho lan Mokara và 500 – 600 đồng cho 1 đơn vị hoa lan Dendro cắt cành).
 
   


Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ hoa Lan các loại rất lớn; lượng hoa sản xuất tại chỗ chỉ mới đáp ứng được 15% nhu cầu. Phần còn lại là 35% lượng hoa từ Đà Lạt và 50% từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan. Nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất trên một diện tích đất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện phát triển đô thị của một thành phố lớn, định hướng của thành phố là phát triển việc nghiên cứu, chọn tạo những loại hoa Lan và mở rộng diện tích trồng (năm 2005 là 80 ha; năm 2010 là 200 ha), phù hợp với điều kiện vùng ven ngoại thành, đáp ứng nhu cầu trước mắt là cung ứng hoa cho thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu trong tương lai.

Tại buổi hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp cho việc phát triển hoa lan, cây cảnh. Đến năm 2010, diện tích hoa Lan thành phố phải đạt 200 ha là định hướng đúng và cần thiết vì hoa Lan là một trong những loại cây trồng cho thu nhập cao và nghề trồng hoa nói chung, trồng hoa Lan nói riêng là một lĩnh vực của ngành nông nghiệp sinh thái đô thị, phù hợp với yêu cầu đô thị hoá hiện nay, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất cho ngành. Đồng thời, hoa Lan còn góp phần làm cho chất lượng môi trường sống ngày một tốt hơn cũng như làm tăng vẻ mỹ quan đô thị. Phát triển hoa Lan là một nội dung mới, có nhiều vấn đề cần giải quyết từ khâu giống, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực cho đến thị trường tiêu thụ. Do đó, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành và nguời sản xuất, người tiêu thụ,…

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố đã có ý kiến chỉ đạo như sau :

-Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố phải xác định đơn vị đầu mối thực hiện chương trình giống hoa Lan để triển khai thực hiện chương trình, có sự kết hợp đồng bộ hóa và tổ chức có qui mô.

-Xác định vùng tập trung để hình thành Trung tâm triển lãm về hoa lan cây cảnh (Củ Chi) và liên kết với người dân tổ chức các mô hình trồng Lan. Về vốn, Sở Nông nghiệp và PTNT cần xem lại các chương trình cho vay vốn phù hợp để hỗ trợ cho việc trồng hoa Lan, nhằm trong vòng 5 năm tới có thể kết luận hoa Lan là loại cây chủ lực của thành phố.

-Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giống Hoa lan cây cảnh, trong đó Trưởng ban là một đồng chí trong Ban Giám đốc Sở.

(to tin hoc)

Số lượt người xem: 5770    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm