SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
8
2
8
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 Tháng Mười Hai 2006 8:40:00 CH

Công văn số 1649/SNN-NN ngày 05/12/2006 của Ban Chỉ đạo Phòng chống rầy nâu bệnh hại lúa TPHCM

ông văn số 1649/SNN-NN ngày 05/12/2006 của Ban Chỉ đạo Phòng chống rầy nâu bệnh hại lúa TPHCM về việc Chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2006-2007.

Để phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có hiệu quả, không để dịch bệnh phát sinh lây lan trên lúa Đông xuân 2006-2007, Ban chỉ đạo thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận 9 tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2006-2007 như sau:

1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phường phối hợp với các đoàn thể, ngành nông nghiệp tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa sang cây trồng khác theo nội dung các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: Quyết định 97/2006/QĐ -UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 về phê duyệt chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 2010,  Quyết định 147/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2006 về phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã phường, Quyết định 105/2006/ QĐ- UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 về ban hành qui định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 2010,  Quyết định 137/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2006 về ban hành qui định một số chính sách hỗ trợ nông dân phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

- Đối với các xã, phường điểm: Giao Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi cử cán bộ tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn nông dân các loại cây trồng vật nuôi cụ thể.

- Đối với các xã, phường còn lại: Giao Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức các lớp triển khai ngay các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất một lớp.

 

2. Chỉ đạo áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật canh tác không để bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lây lan trên lúa Đông xuân 2006-2007 đối với những nơi chưa thể chuyển đổi sang cây trồng khác:

2.1. Giống: Giao Trung tâm Khuyến nông phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân sử dụng các giống lúa kháng rầy như  VND 95-20, OMCS 2000, IR 64, OM 3536, VND 99-3, OM 2517, OM 2717, IR 59606 và OM 2718…;

2.2. Thời vụ: Đề nghị các quận huyện qui định thời gian gieo sạ tập trung đồng loạt, không được để thời gian kéo dài, thời điểm gieo sạ tránh (né) rầy di trú, đảm bảo thời gian các ly giữa 2 vụ lúa ít nhất từ 20 -30 ngày. Giao Chi cục Bảo vệ thực vật căn cứ kết quả theo dõi tuổi rầy trên đồng ruộng, kết quả bẫy đèn để thông báo cho các quận huyện ít nhất trước 1 tuần về thời gian gieo sạ để  tránh (né) rầy đợt 2 (có thể từ 25/12 đến 05/01/2006).

2.3. Lưu ý áp dụng một số điểm trong kỹ thuật canh tác như sau:

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước.

- Không gieo sạ quá dày trên 120 kg lúa giống/ha.

- Bón phân cân đối: Không bón quá nhiều phân đạm, tăng lượng lân và kali giúp cây khỏe chống chịu đối với bệnh.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao, đặc biệt là đối với lúa dưới 40 ngày tuổi bằng thuốc trừ rầy gốc Buprofezin, tuyệt đối cấm dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroids), lân hữu cơ vì sẽ gây bột phát rầy nâu trong các lứa tiếp theo. Đối với các ruộng lúa có bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xử lý rầy khi có mật số 3 con/tép.

- Giao Công ty khai thác dịch vụ thủy lợi phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi để cung cấp nước trong thời điểm gieo sạ hoặc cho nước ngập đến trảng ba cây lúa để che chắn, ngăn chặn rầy trưởng thành chích hút hoặc đẻ trứng trên thân cây và truyền bệnh ở giai đoạn dưới 40 ngày tuổi.

- Giao Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc trừ rầy theo nguyên tắc “4 đúng” và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.

2.4. Kiên quyết chỉ đạo tiêu hủy triệt để các ruộng lúa Đông xuân có trên 10% khóm lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đang giai đoạn đẻ nhánh.

 

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phường rút kinh nghiệm công tác tổ chức phòng trừ rầy nâu đồng loạt trong thời gian vừa qua, đảm bảo việc tổ chức phòng trừ rầy nâu đúng theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật, tránh trường hợp lãng phí khi sử dụng thuốc trừ rầy trên các ruộng lúa chưa đến mức độ cần phòng trừ.                  

Ban Chỉ đạo phòng, chống rầy nâu và bệnh hại lúa thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 9  và các đơn vị quan tâm thực hiện./.

               

                                                                                                                           

KT TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

 

(Đã ký)

 

LÊ HỒNG HOANH


Số lượt người xem: 4564    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm