SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
1
0
4
0
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Tư 2004 9:15:00 CH

Ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh với công tác khôi phục chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm

 

                    Đợt dịch cúm gia cầm vừa qua, toàn thành phố Hồ Chí Minh đã tiêu hủy khoảng 5 triệu con gia cầm các loại, ước tính thiệt hại khoảng 120 tỉ đồng, trong đó chưa kể đến những tổn thất khác. Nhằm nhanh chóng khôi phục lại ngành chăn nuôi gia cầm, góp phần phục hồi giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp thành phố, đồng thời tái cấu trúc lại hệ thống chăn nuôi, “Đề án khôi phục chăn nuôi gia cầm tại TP.HCM” đã được Sở Nông nghiệp-PTNT TP.HCM dự thảo xây dựng với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2006 sẽ tổ chức lại hệ thống chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo dịch tễ trên địa bàn thành phố. Bản dự thảo đề án tập trung vào hai nội dung chính: qui hoạch lại hệ thống chăn nuôi gia cầm và tổ chức hệ thống thu mua - giết mổ - chế biến - tiêu thụ sản phẩm thịt gia cầm. Hệ thống chăn nuôi gia cầm tại thành phố được qui hoạch lại bắt đầu từ khâu con giống. Đối với đàn gà, dự tính trong cơ cấu đàn sẽ có từ 45-50% là gà công nghiệp hướng thịt với các giống AA, Kabir, Isa Brown; 30% là gà thả vườn; 20% là gà hướng trứng; 5% còn lại sẽ là gà ác. Thời gian khôi phục đàn gà được phân kỳ thành hai giai đoạn, từ nay đến cuối năm 2004 thành phố sẽ tiến hành nhập gà giống bố mẹ, chuẩn bị khai thác từ năm 2005, song song đó trứng giống thương phẩm cũng được nhập về và bán trực tiếp cho những người chăn nuôi; giai đoạn 2005-2006, sẽ bắt đầu khai thác đàn gà bố mẹ, cung ứng con giống cho thị trường đồng thời nâng dần số lượng đàn gà bố mẹ để ổn định nguồn cung cấp con giống. Trong 6 tháng cuối năm 2004 nhu cầu con giống gà thương phẩm của thành phố sẽ là 4,43 triệu con giống, trong đó Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn có thể cung cấp 750.000 con giống, số còn lại được nhập từ các tỉnh đã công bố hết dịch. Nhu cầu về số lượng con giống gà bố mẹ được xác định khoảng 63.000 con (2004), 104.000 con (2005), toàn bộ sẽ được nhập về từ các tỉnh. Đối với đàn vịt, cơ cấu đàn sau khi khôi phục sẽ có 30-40% là vịt siêu thịt (Super Meat M, M2); 30% là vịt siêu trứng (Khaki Cambell, CV 2000 Layer); còn lại là các giống vịt địa phương. Nhu cầu con giống vịt cần đáp ứng trong 6 tháng cuối năm khoảng 1,32 triệu con, trong đó trại giống Vigova (Viện Chăn nuôi) có khả năng đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, số lượng còn lại chủ yếu được nhập từ các cơ sở chăn nuôi của Viện Chăn nuôi ở miền Bắc và những lò ấp tại các địa phương khác. Đàn cút cũng được chú trọng phục hồi, nhu cầu con giống cút trong 6 tháng cuối năm 2004 là 1,5 triệu con, trong đó 50% là cút thịt, còn lại là cút đẻ, tất cả sẽ được nhập từ bên ngoài. Bên cạnh việc qui hoạch lại hệ thống chăn nuôi gia cầm, hệ thống thu mua - giết mổ - chế biến - tiêu thụ gia cầm cũng sẽ được xây dựng. Theo đó, gia cầm sống được thu mua từ hệ thống chăn nuôi gia công vệ tinh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, từ các thương lái và các tỉnh, sau đó sẽ được giết mổ tại những điểm giết mổ tập trung như điểm giết mổ của cơ sở Phú An Sinh, của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và các điểm giết mổ tập trung khác tại các quận huyện (quận 8, Thủ Đức). Từ những điểm giết mổ này, thịt gia cầm được cung cấp đến các siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở chế biến và những nơi khác. Để có thể thực hiện tốt, Đề án cần sự phối hợp tham gia của các Sở Thương mại, Sở Y tế, Chi cục Thú y và UBND các quận huyện. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nuôi gia cầm, cơ sở giết mổ ... cũng được áp dụng. Sau khi được phê duyệt Đề án này sẽ là cơ sở pháp lý và là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp thành phố bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục đàn gia cầm theo kế hoạch đã đề ra. 


Số lượt người xem: 3782    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm