SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
5
1
3
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Tám 2004 9:05:00 CH

Tình hình phát triển bò sữa 6 tháng đầu năm 2004. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn

Trong thời gian gần đây nhiều hộ chăn nuôi bò sữa đang gặp phải khó khăn do giá thức ăn liên tục tăng cao, giá con giống giảm, tiêu thụ chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người chăn nuôi.Trước tình hình này ngày 29/7/2004, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triệu tập phiên họp với sự tham dự của các đơn vị trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân các Quận Huyện, các chuyên gia đầu ngành về bò sữa ở Viện, Trường Đại học nhằm tìm ra những giải pháp giúp ngành chăn nuôi bò sữa vượt qua những khó khăn. Đồng thời Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan và trực tiếp phối hợp các địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra, khảo sát nắm thông tin, đánh giá tình hình.


- Giá con giống bò sữa 6 tháng đầu năm giảm 15- 22% tuỳ theo chủng loại. Giá con giống bò sữa giảm do những nguyên nhân sau:

+ Trước nay TP Hồ Chí Minh luôn là địa phương cung cấp con giống bò sữa cho các tỉnh. Trong giai đoạn 2001-2003 nhiều tỉnh và TPHCM lập dự án phát triển bò sữa, cùng với việc phát triển tăng số hộ chăn nuôi tại TP khiến nhu cầu con giống tăng lên dẫn đến sốt giá. Sau khi nhiều tỉnh nhập bò từ nước ngoài về và giảm nhu cầu mua giống ở TP Hồ Chí Minh, giá con giống dần dần trở lại bình thường như trước giai đoạn sốt giá.

          + Mặc khác các tỉnh phát triển bò sữa rải rác, không tập trung thành vùng  sản xuất sữa hàng hoá, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiếp tục đầu tư phát triển đàn và nhu cầu mua giống.

          + Một số thương lái vì lợi nhuận đã bán bò cho các địa phương với mức giá không phù hợp với chất lượng. Điều này phần nào đã tác động đến khả năng cung cấp giống của thành phố.

          - Giá thức ăn tăng cao trong khi giá sữa không tăng trong nhiều năm đã làm người chăn nuôi ngán ngại không muốn tăng đàn, thậm chí một số hộ đã bán bớt đàn bò do không đủ sức trang trải chi phí. Chi phí thức ăn chiếm trên dưới 60% tổng chi phí tuỳ theo quy mô, cơ cấu đàn. Do vậy khi giá thức ăn tăng đột biến sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi thiếu cỏ, sử dụng nhiều thức ăn tinh để bù vào thì càng gặp nhiều khó khăn do giá tăng cao:

+ Giá cám hỗn hợp: từ 2.200 đ/kg tăng lên 2720đ - 3.000đ/kg (tăng 23.6- 36.3%).

                   + Giá hèm bia: từ 450đ/kg tăng lên 600 đ/kg (tăng 33.3 – 55.6%)

+ Giá xác đậu: từ 300đ/kg tăng lên 600đ/kg (tăng 100%).

Nhằm phát triển bò sữa bền vững Sở cùng các chuyên gia Viện, Trường đã và đang liên tục hướng dẫn qua các lớp tập huấn, hội thảo, hội thi nhằm giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả, tập trung vào:         

1. Giảm chi phí, giảm giá thành:

v      Thức ăn chăn nuôi:

+ Giúp nhà chăn nuôi tính toán đầy đủ, chính xác nhu cầu dinh dưỡng của đàn bò để vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng thức ăn nhưng không gây lãng phí. Khuyến khích tự trộn thức ăn.

+ Vận động nâng cao ý thức phải chủ động nguồn thức ăn thô đặc biệt là cỏ xanh đủ cung cấp cho bò. Tận dụng đất đai khai thác trồng cỏ, hạn chế tình trạng bỏ đất hoang.

v      Phải giảm giảm các chi phí trung gian không cần thiết:

+ Tự vắt sữa hay sử dụng máy vắt sữa nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh sữa tươi.

+ Xem xét lại mức thu chênh lệch của các Trạm trung chuyển sữa theo hướng có lợi cho người chăn nuôi vì nhiều Trạm hiện nay đã hoàn tất việc khấu hao máy móc thiết bị, chỉ còn lại chi phí bảo trì máy, bảo quản lạnh sữa, vận chuyển sữa và công thu mua.    

 

2. Tăng nguồn thu:

Ngoài việc khai thác sữa hàng hóa mang lại thu nhập hàng ngày, trang trải chi phí chăn nuôi cần khai thác có hiệu quả các nguồn thu khác trong hoạt động chăn nuôi bò sữa.

v      Giải pháp về chọn lọc con giống:

Phải tuyên truyền hướng dẫn cho người chăn nuôi thấy rõ rằng vấn đề sốt giá bò sữa là khó có thể xảy ra trở lại vì hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều chủ động nhập và phát triển con giống. Vì vậy không thể chờ đợi vào khoản thu nhập cao từ việc bàn giống mà phải tập trung vào khai thác thu nhập chính từ sữa hàng hóa trên những bò sữa có năng suất cao.

Cần tăng cường chọn lọc, loại thải con giống, giữ lại đàn bò tốt nhất với quy mô và cơ cấu phù hợp với khả năng đầu tư của nông hộ. Mạnh dạn loại thải bò năng suất thấp, bò già, dị tật…. và xác định rõ phải bán thịt những cá thể này.

Nên duy trì đàn bò ở cơ cấu 70% cái sinh sản và 50% cái vắt. Chọn lựa những bò có năng suất bình quân tối thiểu 14kg/ngày (4.200 kg/chu kỳ).

v      Bán con giống:

          - Bê cái sinh ra nếu bán vào thời điểm cai sữa chỉ được 3.000.000 đồng nhưng nếu nuôi sau một năm (chủ yếu là nuôi bằng cỏ và thức ăn hỗn hợp) có thể bán được 12.000.000 đồng, hiệu quả cao hơn nữa. Chỉ bán giống theo tiêu chí: con tốt nhất giữ lại làm giống, bổ sung đàn và khai thác sữa. Nếu vượt quá cơ cấu hợp lý của đàn mới bán giống ra ngoài với đầy đủ lý lịch gia phả. Như vậy giá bán con giống sẽ được cao hơn.

          3. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ chăn nuôi: áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất trên suất đầu tư.

          Trên đây là các giải pháp nhằm giúp người chăn nuôi khai thác, nâng cao hiệu quả. Hiện nay mặc dù nhiều hộ chăn nuôi đã thực hiện các giải pháp nêu trên, trong đó đã tổ chức tốt khâu cơ cấu lại đàn bò, loại thải những con năng suất kém, giữ lại những cái vắt năng suất cao nhưng người chăn nuôi bò sữa đang thật sự khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi giảm đàn, ngưng nuôi là điều có thật. Để giúp ngành chăn nuôi bò sữa vượt qua khó khăn hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Công ty sữa Việt Nam xem xét để tăng giá thu mua sữa trực tiếp cho người nông dân.

          Tin tưởng rằng ngành chăn nuôi bò sữa sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững.                                                       

(Trung


Số lượt người xem: 3533    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm