SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
0
9
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Năm 2006 7:20:00 CH

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn thành phố.

Trước tình hình bệnh Lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh và khu vực đang diễn biến phức tạp, gia súc bệnh và sản phẩm động vật từ gia súc bệnh từ các tỉnh chuyển về thành phố có chiều hướng gia tăng, ngày 08/05/2006 Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 579/SNN-NN về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng trên đàn gia súc gửi Ủy ban nhân dân các quận huyện, Chi cục Thú y và Trung tâm NCKHKT và Khuyến Nông. Nội dung công văn đề nghị các quận-huyện, các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các vấn đề sau đây:

 

1. Nhanh chóng tổ chức tuyên truyền và tăng cường ý thức phòng bệnh Lở mồm long móng cho người chăn nuôi, thương nhân, doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh gia súc và các biện pháp phòng chống dịch:

          a) Đối với người chăn nuôi, các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi:

Tập huấn các biện pháp phòng chống dịch: Phải tiêm phòng Lở mồm long móng  cho gia súc nuôi, đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, xử lý chất thải;

b) Đối với cơ sở và thương lái kinh doanh giết mổ gia súc:

Phổ biến các quy định và hướng dẫn cụ thể công tác phòng chống dịch Lở mồm long móng  theo đúng quy định của pháp luật thú y hiện hành và các biện pháp chế tài khi vi phạm.

Chi cục Thú y, Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông phối hợp với hệ thống giám sát thú y rà soát lại số lượng thực tế về tình hình tiêm phòng trên đàn gia súc (trâu, bò, dê, heo); tuyên truyền phổ biến cho 100 % người chăn nuôi, thương nhân, doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh gia súc nhằm nâng cao ý thức phòng chống bệnh Lở mồm long móng thông qua các lớp tập huấn, tài liệu bướm, ...

2. Các cơ sở chăn nuôi, thương nhân, doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh gia súc phải nhanh chóng áp dụng ngay các biện pháp sau đây: 

a) Đối với người chăn nuôi, các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi:

- Khẩn trương tiêm phòng định kỳ vaccin Lở mồm long móng và tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi để bảo đảm an toàn cho đàn gia súc.

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc nuôi, tiêu độc sát trùng các phương tiện vận chuyển ra vào trại nhằm đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.

- Tạm ngưng hoạt động tham quan, ngưng nhập gia súc có nguồn gốc từ các tỉnh vào các cơ sở chăn nuôi

- Khai báo kịp thời với cơ quan thú y khi phát sinh dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan  thú y.

b) Đối với cơ sở và thương lái kinh doanh giết mổ gia súc:

- Gia súc nhập về phải từ vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng , phải có đầy đủ giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy kiểm dịch xuất tỉnh ...

- Đảm bảo động vật trước khi giết mổ không mắc bệnh truyền nhiễm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ;

- Người trực tiếp tham gia giết mổ phải đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khoẻ định kỳ...

- Thực hiện nghiêm việc tiêu độc sát trùng hàng ngày tại các cơ sở giết mổ, lò mổ theo đúng quy định.

3. Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận huyện, đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp giết mổ gia súc trái phép.

          4. Đối với Chi cục Thú y, Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan tập huấn, tuyên truyền về phòng chống dịch cho các cơ sở, trạm, trại chăn nuôi. Tăng cường giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi, khi phát hiện gia súc có triệu chứng Lở mồm long móng, cần báo cáo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để kịp thời xử lý

- Chi cục Thú y thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn thành phố, triển khai khẩn cấp các biện pháp nghiệp vụ:

    + Giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý theo quy định khi phát hiện ổ dịch mới.

    + Đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc bắt buộc, nhất là trên đàn trâu bò và đàn heo tại các quận huyện có tỷ lệ tiêm phòng thấp và vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố.

    + Tăng cường công tác kiểm tra tại chỗ các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, trên các tuyến Quốc lộ, Liên tỉnh lộ, các cửa ngõ đi vào thành phố; ngăn chặn, xử lý triệt để các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc bệnh vào thành phố và các trường hợp vận chuyển bằng các phương tiện không chuyên dùng vi phạm Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 17/02/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố.

                + Phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra tại các cửa ngõ vào thành phố, kiểm tra lâm sàng chặt chẽ tại các cơ sở giết mổ, vựa kinh doanh gia súc, trong đó tập trung chú ý nguồn gia súc nhập từ các các tỉnh. Kiểm tra sản phẩm động vật tại các chợ, các cơ sở chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Đề nghị Ủy ban nhân dân các quận-huyện, sở ngành chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường-xã, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ban ngành đoàn thể địa phương về công tác phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng, cụ thể như sau:

          a) Kiểm tra, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc tại địa phương. Đặc biệt cấm các hoạt động thăm quan, tạm ngưng nhập gia súc có nguồn gốc từ các tỉnh vào các cơ sở chăn nuôi nhằm ngăn chặn khả năng lây lan tại thành phố.

          b) Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh. Khi phát hiện gia súc có triệu chứng LMLM, phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, tuyệt đối tránh tình trạng bán chạy gia súc bệnh. Không để dịch bệnh Lở mồm long móng lây lan trên diện rộng.

          c) Xử lý nghiêm các trường hợp hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng gia súc đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi tự phát, không đảm bảo tình trạng vệ sinh, không chấp hành tiêm phòng.

          d) Kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển kinh doanh gia súc gia cầm, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch. Kiểm tra và xử lý theo quy định các trường hợp vận chuyển gia súc bệnh, đặc biệt tại các phường xã giáp ranh với các tỉnh.

          e) Kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia súc, gia cầm trái phép trên địa bàn.


Số lượt người xem: 4642    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm