SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
8
6
3
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 Tháng Mười Một 2013 2:30:00 CH

Công tác chỉ đạo, điều hành; tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013 – Kế hoạch và chương trình công tác năm 2014

 

PHẦN 1:

 

 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH NĂM 2013

 

I. Công tác chỉ đạo, điều hành tập trung:

Trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IXKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá cảnh; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã triển khai thực hiện như sau:

1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013. (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 41/QĐ-SNN ngày 31 tháng 01 năm 2013 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2013 của Sở).

2. Tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 về thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp-nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X. Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2020).

3. Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố theo Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008 về thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

4. Tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015; các chương trình mục tiêu, trọng điểm của ngành: phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025.

5. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020”; Quyết định số 3286/QĐ-UBND 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020”.

6 Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống triều cường; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và phòng, chống cháy rừng năm 2013; chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, trong đó chú trọng đến các đối tượng hợp tác xã, hộ nghèo và cận nghèo.

II. Tổ chức các Hội nghị:

1. Hội nghị tổng kết Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013, tổ chức vào ngày 11/01/2013.

2. Hội nghị tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức vào ngày 05/3/2013.

3. Hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, tổ chức vào ngày 05/4/2013.

4. Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (29/4 – 06/5/2013) và Ngày Môi trường Thế giới (05/6/2013), tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, tổ chức vào ngày 24/4/2013.

5. Lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2013 tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9, tổ chức vào ngày 17/5/2013.

6. Tổ chức triển khai thả cá tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 năm 2013, vào ngày 29/5/2013.

7. Tổ chức Hội thi trái ngon an toàn Nam bộ lần V năm 2013 (vào ngày 01/6) và Hội chợ triển lãm giống nông nghiệp lần I năm 2013 (từ ngày 27/6 – 30/6) tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Quận 9.

8. Lễ phát động trồng cây xanh chống sạt lở ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức tại huyện Hóc Môn, vào ngày 15/6/2013.

9. Tổ chức lớp bồi dưỡng cho hơn 380 cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố, vào ngày 19/7 – 20/7/2013.

10. Tổ chức khánh thành Trại trình diễn và thực nghiệm bò sữa công nghệ cao (DDEF), vào ngày 27/8/2013.

11. Tổ chức Hội thảo phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố, vào ngày 29/8/2013.

12. Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vào ngày 12/9/2013.

III. Công tác soạn thảo các văn bản:

Trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu dự thảo nhiều văn bản quan trọng cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể:

- Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 16/01/2013 về phê duyệt triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.

- Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 về việc điều chỉnh mức tiền công khoán bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 về việc kiện toàn Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố.

- Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 về cấp bù hỗ trợ phần chênh lệch so với giá thu mua muối và hỗ trợ lãi vay cho Hợp tác xã muối Tiến Thành trong việc thu mua 1.000 tấn muối tồn đọng năm 2010 và xây dựng nhà kho chứa muối tại huyện Cần Giờ.

- Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về việc phê duyệt số liệu hiện trạng Ia, Ib, Ic trong rừng phòng hộ Cần Giờ thành rừng năm 2012.

- Chỉ thị số 05/2013/CT-UBND ngày 05/3/2013 về tăng công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 09/3/2013 về giao chỉ tiêu thu Qũy Phòng chống lụt bão các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 về điều chỉnh giá nước sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kế hoạch số 1176/UBND-CNN ngày 12/3/2013 về trồng và bảo vệ rừng, cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 về ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015.

- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 về phê duyệt Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015.

- Quyết định 1640/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 về giao chỉ tiêu thu, nộp Qũy Phòng chống lụt bão với công dân phi nông nghiệp trên địa bàn các quận của thành phố năm 2013.

- Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 về thành lập Hội đồng thẩm định thực hiện Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 về ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015.

- Kế hoạch số 1641/KH-UBND 08/4/2013 về triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (29/4 – 06/5/2013) và Ngày Môi trường Thế giới (05/6/2013) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15/4/2013 về hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 17/4/2013 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 04/5/2013 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Quyết định số 2433/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 về thành lập Ban Chỉ đạo Hội chợ Triển lãm giống nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I năm 2013.

- Quyết định số 3012/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 về ban hành phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố.

- Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 về ban hành phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 về ban hành phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 về điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học và bổ sung đối tượng được hỗ trợ đối với cán bộ có trình độ cao đẳng công tác tại các Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 về công bố thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm giải quyết của Ủy ban nhân dân quận – huyện, Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 4424/QĐ-UBND ngày 19/8/2013 về kiện toàn nhân sự và đổi tên Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người thành Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.

- Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 ban hành quy định về các chế độ, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 

IV. Kết quả sản xuất nông nghiệp:

1. Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- GDP: ước năm 2013, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố đạt 7.767 tỉ đồng (giá thực tế), tăng 5,6% so với năm 2012. Dự kiến giai đoạn 2011-2013, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố tăng bình quân 5,7%/năm (cả nước tăng 3,3%).

- Giá trị sản xuất: ước cả năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 14.508 tỉ đồng (giá thực tế), tăng 6% so năm 2012; dự kiến giai đoạn 2011 – 2013, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 6%/năm.

 - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế  cao. Ước cả năm 2013, trồng trọt chiếm tỉ lệ 22,7%, chăn nuôi: 45,7%, dịch vụ nông nghiệp: 7%, thủy sản: 23,6%.

2. Về trồng trọt:

- Rau: Diện tích gieo trồng rau trong 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 14.274 ha, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó rau an toàn là 13.988 ha, tăng 2,8% so cùng kỳ; diện tích thu hoạch đạt 12.614 ha, tăng 2,1% so cùng kỳ, sản lượng đạt 288.273 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2013: diện tích gieo trồng rau ước đạt 14.714 ha, sản lượng ước đạt 335.945 tấn.

- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.753 ha, tăng 10% so với cùng kỳ; trong đó mai 483 ha, xấp xỉ so cùng kỳ; lan 210 ha, xấp xỉ so cùng kỳ; hoa nền 600 ha, tăng 9,1% so cùng kỳ; kiểng, bonsai 460ha, tăng 31,4% so cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2013 ước đạt 2.090 ha.

 

3. Chăn nuôi:

3.1. Gia súc:

- Bò sữa: Tổng đàn bò sữa 97.285 con, tăng 8,3% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 45.570 con, tăng 8,5% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi trong 10 tháng đầu năm đạt 207.116 tấn, tăng 8,9% so cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2013, tổng đàn bò sữa đạt 99.500 con, tăng 10,8% so 2012, sản lượng sữa tươi đạt 257.600 tấn, tăng 11,3%.

- Heo: Tổng đàn 342.922 con, đạt 94,7% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 44.210 con. Dự kiến cả năm 2013, tổng đàn đạt 337.000 con, đạt 92,8% so 2012.

3.2. Chăn nuôi khác:

- Chim yến: Sản lượng tổ yến trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt 1.850 kg, tăng 85% so với cùng kỳ. Dự kiến cả năm 2013 đạt 2.000 kg, tăng 66,7% so 2012.

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 187.500 con, tăng 11,9% so cùng kỳ. Dự kiến phát triển ổn định đến cuối năm.

 

4. Thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản trong 10 tháng đầu năm ước đạt 47.978 tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ, trong đó:

- Sản lượng nuôi trồng: 26.678 tấn, tăng 13,3% so cùng kỳ.

- Sản lượng đánh bắt: 21.300 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ.

- Cá cảnh: 69 triệu con, tăng 13,1% so cùng kỳ. Trong đó số lượng cá cảnh xuất khẩu trong tháng 10 ước đạt 0,9 triệu con, lũy kế 10 tháng đầu năm 2013 trên 7,41 triệu con, đạt 96,6% so với cùng kỳ.

Dự kiến cả năm 2013, sản lượng thủy sản đạt 59.055 tấn, tăng 11,8% so 2012. Cá cảnh đạt 80 triệu con, xuất khẩu khoảng 10 triệu con.

 

 

5. Diêm nghiệp:

Tổng số hộ tham gia sản xuất muối trên địa bàn huyện Cần Giờ là 672 hộ (giảm 01 hộ so với cùng kỳ); Tổng diện tích sản xuất niên vụ 2012 - 2013 là 1.516,8 ha (giảm 15,4 ha so với cùng kỳ) gồm 1.126,8 ha muối đất (giảm 303,4 ha so với cùng kỳ) và 390 ha muối trải bạt (tăng 288 ha so với cùng); Sản lượng thu hoạch là 90.421 tấn (tăng 42.310 tấn so với cùng kỳ) gồm muối đất 60.697 tấn (tăng 17.970 tấn so với cùng kỳ) và muối trải bạt 29.724 tấn (tăng 24.340 tấn so với cùng kỳ); sản lượng tiêu thụ 82.000 tấn (tăng 35.316 tấn so với cùng kỳ) gồm muối đất 54.100 tấn (tăng 12.700 tấn so với cùng kỳ) và muối trải bạt 27.900 tấn (tăng 22.616 tấn so với cùng kỳ); sản lượng còn lại 8.421 tấn (tăng 1.144 tấn với cùng kỳ) gồm muối đất 6.597 tấn (giảm 430 tấn so với cùng kỳ) và muối trải bạt 1.824 tấn (tăng 1.574 tấn so với cùng kỳ). Giá muối trắng 1.200 đồng/kg (giảm 650 đồng/kg so với cùng kỳ), muối vàng 1.000 đồng/kg (giảm 700 đồng/kg so với cùng kỳ), muối bạt 1.400 đồng/kg (giảm 550 đồng/kg so với cùng kỳ).

 

6. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Đối với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ủy ban nhân dân thành phố đã giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2013 tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 02/02/2013 là 127 tỉ đồng và Quyết định số 5722/QĐ-UBND ngày 19/10/2013 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2013 nguồn vốn ngân sách thành phố là 50,8 tỉ đồng; tổng cộng: 177,8 tỷ đồng. Tình hình giải ngân đến ngày 31/10/2013 là 173,5/177,8 tỉ đồng, đạt 97,6% so kế hoạch.

- Công tác quản lý đầu tư:

+ Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, điều chỉnh dự án, kế hoạch đấu thầu: Công trình phòng chống lụt bão và duy tu sửa chữa các CTTL 2013; công trình Mở rộng tuyến ống cấp nước Trạm cấp nước Tân Tạo 2; thẩm định điều chỉnh dự án Xây dựng nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi An Phú - Phú Mỹ Hưng; Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015;điều chỉnh dự án Cống ngăn triều Nhiêu Lộc-Thị Nghè; điều chỉnh kế hoạch đấu thầu dự án Kiên cố hoá kênh N23 - huyện Trảng Bàng - Tây Ninh và huyện Củ Chi, công trình Kiên cố hóa kênh N31A-15-2 của Sư Đoàn 9, thẩm định và góp ý các dự án lâm sinh.

+ Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sự nỗ lực của các chủ đầu tư và chính quyền các địa phương, tình hình triển khai thực hiện các dự án tương đối tốt; tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (Dự án xây dựng Trung tâm giao dịch và triển lãm nông sản) còn chậm nên chưa thể triển khai công tác xây lắp làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, không đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ; công tác thẩm định phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500 kéo dài (02 dự án thành phần thuộc Ban quản lý Trung tâm Thuỷ sản thành phố) dẫn đến việc Chủ đầu tư không thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định.

 

 

V. Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:

          1. Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:

- Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Từ đầu tháng 10/2013, bệnh Lở mồm long móng đang có dấu hiệu bùng phát tại các tỉnh, Chi cục Thú y đang phối hợp huyện Củ Chi tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ kết hợp tiêm phòng bao vây khống chế, đẩy mạnh công tác tiêu độc khử trùng đặc biệt khu vực nguy cơ cao và kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất nhập động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Ngoài ra, tại tất cả các quận huyện có chăn nuôi gia súc chủ động tăng cường công tác kiểm tra dịch tễ, tăng cường tiêm phòng nhất là tại các hộ chăn nuôi heo nhập cư và khu vực giáp ranh các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh; tiếp tục phối hợp lực lượng các đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là việc kiểm tra, xử lý các điểm nóng kinh doanh gia cầm trên từng quận, huyện. Tình hình dịch tễ đàn gia cầm từ đầu năm đến nay tương đối ổn định.

2. Lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật:

- Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây lâm nghiệp và tập huấn chuyên môn bảo vệ thực vật và trang bị dụng cụ cho nhân viên phục vụ công tác điều ra phát hiện và dự tính dự báo tình hình sinh vật hại năm 2013. Qua đó, tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

- Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013: Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là 1.186,42 ha, tăng 1,0% so với cùng kỳ. Lượng hoa kiểng sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 khoảng 677 ngàn chậu bonsai, kiểng cổ (tăng 35,4% so với cùng kỳ); 2,65 triệu chậu lan (tăng 6,0% so với cùng kỳ); 3,9 triệu cành lan (tăng 8,3% so với cùng kỳ); 7,3 triệu chậu hoa nền (tăng 15,9% so với cùng kỳ) và 1,6 triệu chậu mai (xấp xỉ cùng kỳ). Tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ Tết Quý Tỵ khoảng 1.498,2 tỷ đồng (tăng 14,6% so với cùng kỳ là 1.307 tỷ đồng).

 

3. Lĩnh vực Thủy sản – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố tính đến tháng ngày 05 tháng 10 năm 2013: 1.767 chiếc ( năm 2012 là 1.738 chiếc) với tổng công suất 71.847 cv và 6.931 thuyền viên (năm 2012 là 6.683 người) trong đó: số tàu có công suất lớn hơn 90 cv là 133 chiếc, 38.905 cv, 1.290 thuyền viên; số tàu có công suất 20 - 90 cv là 806 chiếc, 24.079 cv và  3.093 thuyền viên; số tàu có công suất dưới 20 cv là 838 chiếc, 8.863 cv và 2.548 thuyền viên. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền nói trên, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền đang hoạt động trên Biển Đông để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

- Công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản: Đã tổ chức thả 205.000 con cá giống tại Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, bao gồm 50.000 con cá rô phi, 5.000 con cá chép, 50.000 con cá trê, 100.000 con cá rô đồng và phối hợp địa phương thả 428.570 con cá chép tại khu vực cầu Trường Phước, Quận 9.

- Tiếp tục triển khai Chương trình giám sát dịch bệnh cá cảnh và Chương trình nuôi tốt cá cảnh giai đoạn 2011 – 2015; điều tra giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các hoạt động nghề cá trên vùng biển thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

 

Công tác nuôi trồng thủy sản:

- Nuôi tôm nước lợ, mặn:  Nghề nuôi tôm chủ yếu tập trung ở 04 xã phía Bắc huyện Cần Giờ (Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn) và 02 xã huyện Nhà Bè (Hiệp Phước và Nhơn Đức). Diện tích thả nuôi: 6.105,85 ha, trong đó Nuôi thâm canh, bán thâm canh 2.825.96 ha; Nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh 3.279,89 ha (tôm sú: 3.279,95 ha, tôm thẻ: 2.825,90 ha). Số lượng giống thả: 1.745,61 triệu con (tôm sú giống: 152,03 triệu con, tôm thẻ giống: 1.593,58 triệu con). Diện tích thu hoạch: 3.422,8 ha (tôm sú: 3.18,51 ha, sản lượng thu hoạch: 1.211,10 tấn; tôm thẻ: 235,29 ha, sản lượng thu hoạch: 150,89 tấn)

Tính đến nay lượng giống thả nuôi đạt 101,76 % so với cùng kỳ 2012 (trong đó lượng tôm sú thả nuôi tăng 1,72 % so với cùng kỳ và lượng tôm thẻ chân trắng thả nuôi tăng 1,77 % so với cùng kỳ), lượng giống tôm thẻ chân trắng thả nuôi chiếm tỷ lệ 91,29 %  tổng lượng giống thả nuôi.

- Nuôi nhiễm thể hai mảnh vỏ: Tập trung ven biển huyện Cần Giờ, chủ yếu là nghêu, sò huyết và hàu. Trong 10 tháng đầu năm 2013 diện tích thả giống thêm là 578,84 ha với số lượng giống thả là 1.803,53 tấn, diện tích thu hoạch là 665,48 ha, đạt sản lượng 3.450,5 tấn.

- Nuôi thủy sản thương phẩm nước ngọt: Tại huyện Bình Chánh, diện tích thả nuôi: 759 ha, số lượng giống thả: 20,382 triệu con cá giống, sản lượng thu hoạch: 2.096 tấn trên diện tích 606 ha. Tại huyện Củ Chi, diện tích thả nuôi: 165,36 ha nuôi cá nước ngọt, chủ yếu là cá Tra, Điêu hồng, Trê, Rô phi.

4. Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay là 36.727 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 34.411 ha, đạt tỉ lệ che phủ là 16,42%; tỉ lệ diện tích che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tư nhiên đến nay đạt 39,6%, tăng so với cùng kỳ năm 2012. Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch gieo ươm cung cấp 517.543 cây giống phân tán năm 2013, đến nay đã cung cấp 511.094 cây xanh các loại cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai thực hiện một số hạng mục của “Đề án quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 và Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng rừng và cây xanh thành phố giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020.

- Trồng mới và chuyển hóa rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong khu IV Công viên Lịch sử văn hóa Dân tộc với diện tích 22ha số lượng trồng 3012 cây và chăm sóc 7.588 cây. Tiếp tục cung cấp cây trồng Công trình 500.000 cây ven sông, kênh, rạch theo chương trình liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Thành đoàn, tính đến nay đã cung cấp 250.621 cây.

- Tổ chức Lễ phát động phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2013 và tổ chức trồng 300 cây xanh các loại tại Khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9; tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh chống sạt lở ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn trồng trên 5.000 cây xanh các loại. Khảo sát và xây dựng kế hoạch trồng 70 cây bàng vuông tại các trường phổ thông trung học trên địa bàn thành phố.  Đến nay đã cấp 25 cây trồng tại các trường Tiểu học; THCS; THPT nhân dịp lễ khai giảng năm học 2013-2014 số còn lại tiếp tục cung cấp cho các trường Trung học trong thời gian tới.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Tổ chức 989 lượt; phối hợp với các chủ rừng thực hiện 229 lượt; kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng 609 lượt; phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 135 lượt. Tổ chức công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố.

- Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:  xác nhận lâm sản hợp pháp với  28.368 m3 gỗ các loại; xử lý vi phạm hành chính 11 vụ, lũy kế 86 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước 83,85 triệu đồng đồng, lũy kế 1,46 tỷ đồng.

- Công tác gây nuôi động vật hoang dã: Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận gây nuôi động vật hoang dã 349 lượt cơ sở.

- Công tác cứu hộ động vật hoang dã: Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi đã cứu hộ, chăm sóc 143 cá thể thuộc 38 loài.

5. Lĩnh vực thủy lợi – phòng chống lụt bão:

- Về đầu tư công trình phòng chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn: đến nay, các địa phương đã hoàn thành đưa vào sử dụng được 339/372 công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008, năm 2009, năm 2011, năm 2012 và năm 2013 đạt tỷ lệ 91,12% với chiều dài hoàn thành đạt 333,899/354,767 km. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả ngăn triều cho khoảng 13.320 ha đất sản xuất nông nghiệp; chống ngập úng, bảo vệ cho khoảng 22.110 hộ dân.

- Công tác thủy lợi: Khảo sát thủy văn xâm nhập mặn tại 06 trạm khảo sát, trong tháng 10 thực hiện 121 mẫu, lũy kế trong 10 tháng đầu năm 2013 thực hiện 1.214 mẫu/1.456 mẫu; triển khai công tác khảo sát đo vẽ mặt cắt và đúc mốc tại 800 mốc; xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám phục vụ công tác quản lý công trình thủy lợi; tập huấn 04 lớp nghiệp vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Công tác phòng chống lụt bão: Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Hoàn thành công tác kiểm tra an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão trước mùa mưa lũ năm 2013 tại các quận 2, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ. Kiểm tra và báo cáo tiến độ thực hiện các công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, phòng, chống sạt lở bờ sông, nạo vét tiêu thoát nước năm 2008, năm 2009, năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Quận 7, huyện Cần Giờ tổ chức 48 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai cho các cán bộ đoàn thể, ấp - khu phố, tổ dân phố (thuộc đối tượng không hưởng lương) và người dân ở các khu vực xung yếu tại Quận 7, Bình Thạnh và huyện Cần Giờ. Hỗ trợ 4 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của 7 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Cần Giờ. Tổ chức 9 lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý, tuần tra, bảo vệ các công trình đê điều cho lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn các Quận 12, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Cần Giờ, Củ Chi. Hoàn thành việc việc cập nhật và in ấn bản đồ cảnh báo các vị trí xung yếu và địa điểm nhằm di dời dân trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Công tác quản lý môi trường và biến đổi khí hậu: Triển khai thực hiện đề cương “Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh năm 2013”, tính đến tháng 10, quan trắc 177/199 mẫu (đạt 88,94%); theo dõi báo cáo tình hình diễn biến chất lượng nguồn nước mặt và kiểm tra việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh. Tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố đến năm 2015 đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015.

6. Lĩnh vực phát triển nông thôn:

- Về thực hiện cơ chế, chính sách:

+ Tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 và triển khai Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015.

+ Từ đầu năm đến nay đã tổ chức cho 84 lớp tập huấn về giới thiệu các cơ chế chính sách, với khoảng 4.390 lượt người tham dự. Lũy tiến từ đầu chương trình đến nay đã tập huấn được 198 lớp, với tổng 13.090 lượt người tham dự.

+ Đã tổ chức 56 lớp tập huấn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11  năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố với 3.360 lượt người tham dự.

- Về phát triển ngành nghề nông thôn:

+ Tính đến nay, đã hỗ trợ nguyên liệu ngành nghề nông thôn cho tổng số 477 hộ tại các xã trên địa bàn 5 huyện.

+ Tổ chức 03 lớp tập huấn quy trình thực hiện thủ tục công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống, thủ tục thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tại xã An Phú, Phú Hòa Đông huyện Củ Chi, xã An Thới Đông huyện Cần Giờ cho các hộ dân tham gia sản xuất, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, tổng số người tham dự là 180 người.

+ Tập huấn về phát triển ngành nghề nông thôn tại 30 xã xây dựng nông thôn mới cho đối tượng là cán bộ phụ trách phát triển ngành nghề, hội nông dân, hội phụ nữ, tổng số người tham dự là 1.800 người. Các ngành nghề triển khai như: ngành nghề se nhang, ngành nghề chế biến nấm, ngành nghề đan đệm, ngành nghề đan giỏ chạt, nghề mộc, ngành nghề đan chiếu, ngành nghề bánh tráng.

+ Tập huấn chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tại 4 xã, gồm: Xuân Thới Sơn huyện Hóc Môn, An Thới Đông huyện Cần Giờ, Trung An huyện Củ Chi và xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, với 240 người tham dự.

- Về phát triển kinh tế tập thể:

+ Đã tham mưu Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tổ chức Hội nghị Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong  xây dựng nông thôn mới với 200 đại biểu tham dự.

+ Tư vấn thành lập mới, tổ chức hoạt động cho 6 HTX  và 4 tổ hợp tác . Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 60 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (số xã viên bình quân 66 xã viên/hợp tác xã, vốn điều lệ bình quân 5.569 triệu đồng/hợp tác xã), 171 tổ hợp tác (bình quân 21 tổ viên/tổ hợp tác).

+ Phối hợp tuyên truyền về Luật hợp tác xã mới, các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Thành phố cho 22 lớp, với hơn 1.650 lượt người dân, cán bộ tham dự. Bên cạnh đó, đã tập trung gắn việc phát triển kinh tế tập thể theo các chương trình trọng tậm của thành phố như: lĩnh vực hoa-cây kiểng; bò sữa, rau an toàn, cá kiểng, xây dựng nông thôn mới.

7.- Kết quả thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị:

+ Từ đầu năm đến nay: đã có 1.172 quyết định phê duyệt, 2.559 hộ vay, tổng vốn đầu tư 1.084,6 tỷ đồng, tổng vốn vay 645,8 tỷ đồng (chiếm 60% tổng vốn đầu tư).

+ Lũy kế tình hình phê duyệt các phương án từ năm 2011 đến nay: có 2.508 quyết định phê duyệt, 9.207 hộ vay, tổng vốn đầu tư 3.879,4 tỷ đồng, tổng vốn vay 2.243,6 tỷ đồng (chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư).

8.- Chương trình xây dựng nông thôn mới:

8.1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:

- Đến nay, có 03 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí: xã Tân Thông Hội, Thái Mỹ, huyện Củ Chi, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; 01 xã đạt 18/19 tiêu chí: xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, dự kiến đạt chuẩn tiêu chí môi trường (TC 17) trong năm 2013; 02 xã đạt 17/19 tiêu chí: xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, dự kiến cơ bản đạt chuẩn tiêu chí trường học (TC 5), tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (TC 6) trong năm 2013; xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, dự kiến cơ bản đạt chuẩn tiêu chí trường học (TC 5), tiêu chí chợ nông thôn (TC 7) trong năm 2013.

- Đã tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

8.2. Kết quả thực hiện tại 50 xã:

- Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt được 47/50 xã , 03 xã còn lại: Đã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt đề án xã xã An Phú (huyện Củ Chi); còn lại xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và xã Phong Phú (huyện Bình Chánh) địa phương đang hoàn chỉnh để trình UBND thành phố.

8.3. Công tác đào tạo:

- Tổ chức hội nghị đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 380 cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố.

- Triển khai tập huấn về xây dựng nông thôn mới tại 18 xã (trong đó có 6 xã điểm), với 1.170 lượt người tham dự.

- Triển khai tập huấn về phương pháp quản lý kinh tế hộ, cải thiện điều kiện sống của hộ, Chương trình, chính sách xây dựng nông thôn mới, Định hướng phát triển và bảo vệ cơ sở hạ tầng nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay đã tập huấn được 137 lớp với 8.364 lượt người tham dự.

9. Hoạt động khuyến nông:

- Tập trung triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, khuyến nông 3 giảm, chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp,…

- Tiếp tục tăng cường hệ thống tổ chức khuyến nông từ thành phố đến phường, xã; sắp xếp lại hệ thống khuyến nông theo hướng gắn liền người sản xuất – cán bộ khuyến nông – nhà doanh nghiệp, khuyến khích các bên ký hợp đồng tư vấn hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đôi bên cùng có lợi; tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp.

- Từ đầu năm đến nay đã tổ chức 140 lớp huấn luyện, tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân với hơn 3.500 nông dân tham dự.

- Tổ chức 115 chuyến tham quan, học tập hội thảo chuyên đề về mô hình sản xuất nông nghiệp với hơn 4.000 lượt nông dân tham dự.

- Triển khai xây dựng 11 mô hình sản xuất nông nghiệp, lũy kế 10 tháng đã triển khai xây dựng 101 mô hình, với 815 hộ tham gia.

- Thực hiện 05 chương trình phát thanh khuyến nông trên sóng AM mỗi tuần 2 lần vào ngày thứ 5 và thứ 7 hàng tuần, lũy kế 10 tháng đã thực hiện 80 chương trình phát thanh.

- Đề án cơ giới hóa bò sữa đến nay đã chuyển 292 máy các loại cho nông dân, chuẩn bị giao tiếp đợt hai cho các hộ tham gia Đề án.

10. Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Chương trình nước sinh hoạt: Quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 328.162 nhân khẩu của 58.484 hộ dân ngoại thành. Trong tháng 10, ước lắp đặt thêm 182 đồng hồ nước; lũy kế 10 tháng đầu năm 2013 ước lắp đặt thêm 2.618 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tính đến nay đạt 99,2% (chỉ tiêu kế hoạch 2013 là 99%)

- Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn: Tổ chức Lễ mít tinh Tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch – Vệ sinh môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi và các hoạt động hưởng ứng tại 05 xã: Bình Khánh, huyện Cần Giờ; Phước Lộc, huyện Nhà Bè; Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; Nhị Bình, huyện Hóc Môn; Trung An, huyện Củ Chi. Tổ chức 05 lớp tập huấn vận hành và sử dụng hầm biogas an toàn, hiệu quả; 24 lớp tập huấn phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống và công nghệ khí sinh học tại 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Cấp 70 thùng thu gom rác cho 3 xã xây dựng nông thôn mới: xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ và xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Triển khai 31 lớp tập huấn vệ sinh cá nhân và lợi ích của việc rửa tay với xà phòng, 20 lớp tập huấn chính sách thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, 10 mô hình phân loại rác tại nguồn năm 2013, tập huấn Quyết định số 2570/QD-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thu thập cập nhật thông tin Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013.

11. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm 2013 đến nay đã chứng nhận cho 84 tổ chức cá nhân với tổng diện tích 89,14 ha; tương đương 397,56 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 2.522 tấn/năm. Tính lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được chứng nhận VietGAP là 329 tổ chức cá nhân (bao gồm xã viên 5 HTX và Tổ hợp tác: HTX Ngã 3 Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, Liên tổ Tân Trung và Tổ cây ăn trái Trung An; 6 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 145,6648 ha; tương đương 649,67ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

- Từ đầu năm 2013 đến nay, đã thiết kế website cho 30 đơn vị; lũy kế từ khi thực hiện chương trình mỗi nhà nông một website, thiết kế và bàn giao cho 80 đơn vị; thiết kế logo, nhãn hiệu cho 25 đơn vị, lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay đã thiết kế logo – nhãn hiệu cho 85 đơn vị; thiết kế tờ bướm cho 30 đơn vị, lũy tiến đến nay đã thiết kế cho 60 đơn vị.

- Phối hợp với Hãng phim Cửu Long; Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam HTV9 phát sóng 8 chương trình Nông dân hội nhập Nhằm giới thiệu các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố, các hoạt động nổi bật, thành công của ngành nông nghiệp thành phố. Giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, lai tạo giống tốt, tiềm năng, Rau an toàn, cây hoa, cá kiểng, du lịch sinh thái.

- Tham gia 01 gian hàng triển lãm tại Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Đón chào năm mới 2013” tại công viên 23/9; tổ chức Chợ hoa tết cho nông dân thành phố và Triển lãm thành tựu nông thôn mới tại Công viên 23/9 với 156 gian hàng đại diện cho 730 nông dân của 9 quận-huyện trên địa bàn thành phố; phối hợp tổ chức Hội thi Trái ngon – An toàn Nam bộ lần V, năm 2013 tại Công viên Du lịch văn hóa Suối Tiên với hơn 550 nhà vườn tham gia; tổ chức Hội thi - Triển lãm cá cảnh năm 2013 Công viên Du lịch văn hóa Suối Tiên với 28 nghệ nhân tham gia; Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM lần thứ I, năm 2013 tại Công viên Du lịch văn hóa Suối Tiên với 101 đơn vị tham gia với 250 gian hàng; triển lãm tại Hội nghị sơ kết 5 năm vai trò Hội nông dân tham gia thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấm hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008 – 2013); Triển lãm sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã tại hội nghị thành tựu mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

12.- Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

  - Chương trình quản lý và kiểm định giống vật nuôi:

+ Bình tuyển, lập lý lịch giống bò sữa: Trong tháng 10 thực hiện 460 con, ước thực hiện 10 tháng là 4.527 con bò sữa, đạt 91% kế hoạch năm. Tính từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay đã bình tuyển, lập lý lịch được 76.707 con (giai đoạn từ năm 2006 – 2012 là 39.039 con bò sữa), chiếm 81% đàn bò sữa thành phố. Đang triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình cải thiện và nâng cao chất lượng giống bò sữa, trên cơ sở nhập nội 15.000 liều tinh cao sản chịu nhiệt và 1250 liều tinh phân giới tính có nguồn gốc lý lịch rõ ràng để gieo cho đàn bò sữa của thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP: Tính đến nay đã thu thập số liệu 3 đợt với khoảng 5.400 lượt con với các chỉ tiêu đàn heo giống tại các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh.

 

[1]

+ Trong 10 tháng đầu năm 2013, thành phố đã cung cấp khoảng hơn 20.000 con giống bò sữa, giá bán bình quân dao động từ 20 – 25 triệu đồng/con.

- Chương trình quản lý và kiểm định giống cây trồng:

+ Thử nghiệm tại cơ sở Nhị Xuân: Trong tháng đã sưu tập 5 giống hoa giống hoa kiểng, lũy kế đã sưu tập 45 loài thuộc 20 họ hoa kiểng; 3 giống ớt và 3 giống cà chua, các giống được sưu tập có nguồn gốc nhập ngoại, đang trồng lọc dòng và bảo tồn 38 dòng/giống rau; 17 giống cây ăn trái.

       + Tại các xã nông thôn mới: Trong 10 tháng đã thử nghiệm 25.000 m2 (đạt 63% kế hoạch năm), với 57 giống rau, gồm 15 giống khổ qua, 17 giống dưa leo, 5 giống mướp khía, 9 giống cà chua và 2 giống lúa. Lũy kế từ năm 2011 đến nay, đã tiến hành thử nghiệm tính thích nghi 131 giống, gồm 102 giống rau; 4 giống dưa hấu; 9 giống lúa. Kết quả trong 2 năm 2011 – 2012 đã bổ sung thêm vào bộ giống đang canh tác tại thành phố 23 giống rau; 2 giống lúa và 4 giống hoa lily.

 

[2]

       - Công tác kiểm nghiệm: Trong tháng 10 đã thực hiện 159 mẫu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và mẫu sữa, phân tích các chỉ tiêu vật chất khô đối với thức ăn hỗn hợp TMR về vật chất khô và phân tích chất lượng sữa, tế bào soma trong sữa. Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện được 905 mẫu gồm 815 mẫu thuộc lĩnh vực giống vật nuôi (thức ăn và nguyên liệu chăn nuôi) và 90 mẫu giống cây trồng gồm các chỉ tiêu về độ nẩy mầm và ẩm độ (lũy kế đã thực hiện được trên 950 mẫu). Hiện nay đang tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ xin công nhận phòng kiểm nghiệm để chính thức đưa vào hoạt động.

       - Dự án Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF): đã hoàn thành công tác đầu tư và đưa vào vận hành từ đầu năm 2013. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ trong chăn nuôi bước đầu đã làm năng suất sữa trung bình của đàn bò tăng lên đáng kể, từ 8.5 kg sữa/con/ngày (tháng 01/2013) tăng lên 14.9 kg/con/ngày (tháng 3/2013); đến nay, đã tăng lên 17 kg/con/ngày, có 33,92% đàn cái vắt có năng suất sữa trên 20 kg/con/ngày; con cao nhất đạt 33 kg/con/ngày (kéo dài trong 40 ngày), tỉ lệ đậu thai tăng từ 10% lên 56% trên nhóm bò tơ hậu bị, bệnh viêm vú giảm từ 11.6% xuống còn 8.7%.

        Đã tham mưu UBND thành phố tổ chức buổi lễ Khánh thành trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel; đồng thời, giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Cơ quan Hợp tác Quốc tế MASHAV (thuộc Bộ Ngoại giao Israel) đã ký kết gia hạn thực hiện Biên bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao đến năm 2017.

13.- Hoạt động Công nghệ Sinh học:

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học, đã tiến hành nghiệm thu kỹ thuật gói thầu khu nhà lưới, nhà kính, đưa vào sử dụng; Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn tại thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo các lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, công nghệ vi sinh thực phẩm, công nghệ sinh học thủy sản, công nghệ sinh học y dược.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật: tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trên đối tượng hoa kiểng, hoa lan và cây dược liệu. Nghiên cứu chiếu xạ để tạo loài lan rừng thủy tiên có thể phát triển ở điều kiện khí hậu thành phố và ra hoa nhiều lần trong năm. Nghiên cứu chuyển gen tạo cây sâm Ngọc Linh có nhiều rễ nhằm nhân nhanh sinh khối rễ trong phòng thí nghiệm để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc chiết xuất hoạt chất saponin, hiện đang khảo sát một số môi trường khoáng ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của rễ tóc sâm Ngọc Linh nuôi trong môi trường lỏng lắc. Sưu tập các giống hoa kiểng, dược liệu quý: tính đến tháng 10/2013, đã sưu tập được 92 giống kiểng lá và 34 giống hoa nền, 47 giống dược liệu quý, tổng số giống lan trong bộ sưu tập là 334 giống lan (trong đó có 111 giống lan rừng). Về công tác lưu trữ nguồn gen lan rừng: có 35 loài lan rừng được lưu giữ nguồn gen bằng phương pháp gieo hạt in vitro, 21 loài lan rừng được lưu giữ nguồn gen bằng phương pháp bảo quản đông lạnh hạt phấn.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản: tập trung các nghiên cứu về vaccine thủy sản: vaccine ngừa bệnh đốm trắng trên tôm sú, vaccine ngừa bệnh nhiễm trùng huyết và bệnh đốm đỏ trên cá tra. Phân lập các chủng vi khuẩn probiotic có khả năng đối kháng với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri gây bệnh nhiễm trùng huyết nhằm hỗ trợ hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra, đã xác định được được 11 dòng vi khuẩn Bacillus có khả năng đối kháng mạnh với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri. Nghiên cứu chuyển gen tạo cá phát sáng huỳnh quang.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học y dược: thực hiện các nghiên cứu về sức khỏe con người và phục vụ cho ngành chăn nuôi thú y. Nghiên cứu tạo bộ kit kiểm tra hiệu quả tiêm phòng vacxin dịch tả heo; Nghiên cứu tạo bộ kit phát hiện và định type virus gây bệnh lở mồm long móng nhằm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi (đã áp dụng quy trình định tính và định type virus trên mẫu thực địa); Nghiên cứu tạo chế phẩm interferon gà và khảo sát hiệu quả phòng ngừa, điều trị bệnh do virus gây ra ở gia cầm.

 

- Lĩnh vực công nghệ sinh vật động vật: nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh thiết phôi giai đoạn phôi nang và xác định giới tính phôi bò. Nghiên cứu tế bào gốc của người hướng đến ứng dụng trong y học tái tạo điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương xương và sụn, đã phân tách và nuôi cấy được tế bào đơn từ mô mỡ để thử nghiệm biệt hóa thành tế bào xương và sụn. Nuôi cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán bệnh và thử nghiệm hoạt tính sinh học của dược chất.  

 

- Lĩnh vực công nghệ vi sinh – thực phẩm: tập trung nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ trên cây rau, bệnh bướu rễ trên cây tiêu; nghiên cứu xử lý bùn lắng ao nuôi cá tra làm phân bón; nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh (chế phẩm cố định đạm và phân giải lân). Nghiên cứu sản xuất cồn sinh học từ lignocellulose. Thành lập ngân hàng giống các chủng vi sinh vật phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, môi trường. Nghiên cứu tối ưu hóa các thành phần và quy trình phản ứng Real-Time PCR để hoàn thiện bộ kit phát hiện nhanh 6 loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột chính trên người.

14.- Công tác tổ chức – đào tạo:

14.1. Công tác tổ chức:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ thành phố Phương án kiện toàn, sắp xếp các Chi cục trực thuộc nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố và thực hiện Luật Cán bộ công chức. Đã thành lập Phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở trên cơ sở đổi tên và bổ sung chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thủy sản Sở, tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định kiện toàn Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015; kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người; thành lập Ban Chỉ đạo Chống sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố.

 

- Tiếp tục thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 của Sở tại Quyết định số 445/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 – 2015.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

 

 

14.2. Công tác đào tạo:

- Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp đang tiếp tục công tác tuyển sinh chính quy năm 2013. Hiện nay, Trường đang có 678 học viên đang theo học tại trường thuộc 15 ngành đào tạo.

 

- Tổ chức 12 lớp đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11  năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, với 169 học viên tại các xã: Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Thới Tam Thôn, Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và 07 lớp theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố với 191 họ viên.

- Về đào tạo nghề ngắn hạn phục vụ chương trình bò sữa và chương trình rau an toàn, 10 tháng đầu năm, Trường đã tổ chức đào tạo 36 lớp với tổng số 601 học viên tại các xã: Tân Thạnh Tây, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Thạnh Đông, Thái Mỹ, Bình Mỹ, Phước An (huyện Củ Chi); Tân Chánh Hiệp, Tân Xuân (huyện Hóc Môn); Long Hòa (huyện Cần Giờ); Phước Kiểng (huyện Nhà Bè); Tân Nhựt, Bình Chánh (huyện Bình Chánh) và 38 học viên chuyên sâu tại Trường.

- Ngoài ra, Trường cũng đã đào tạo 120 học viên sơ cấp nghề tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, bao gồm điện dân dụng, trồng rau – hoa cây kiểng tại Trung tâm Giáo dục thiếu niên (huyện Củ Chi) và tại phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức).

15. Công tác thanh tra:

Sở đã triển khai thực hiện việc kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân của Sở giao Thanh tra Sở làm tổ trưởng Tổ tiếp công dân của Sở và có trách nhiệm là đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, phản ánh, kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định pháp luật.

Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Sở đảm bảo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: Hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin chuyên môn kỹ thuật, những vấn đề liên quan về chính sách nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu của người dân; chủ động kiểm tra, xác minh sự việc và có văn bản trả lời cho đương sư kịp thời, đúng thời gian quy định và không để đơn thư tồn đọng; đối với những đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hoàn trả và hướng dẫn đương sự gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đơn khiếu nại) hoặc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết (đơn tố cáo) theo qui định của pháp luật. Không để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp, điểm nóng và vượt cấp.

Tính đến cuối tháng 10/2013, Sở đã cơ bản hoàn thành kế hoạch thanh tra, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo trong năm 2013. Trong năm đã tiến hành theo kế hoạch, gồm:

- Thanh tra hành chính 3 cuộc, kết quả chưa phát hiện vi phạm.

- Thanh tra chuyên ngành: Thanh tra Sở tổ chức thanh tra 35 cơ sở (kết quả chưa phát hiện vi phạm); Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức 6 đợt thanh tra chuyên ngành tại 109 cơ sở sản xuất thuốc, kinh doanh thuốc BVTV, 6 đợt thanh tra sử dụng thuốc ngoài đồng ruộng (ban hành 2 quyết định xử phạt); Chi cục QLCL và BVNL thủy sản tổ chức kiểm tra 62 cơ sở (kết quả chưa phát hiện vi phạm); Chi cục Thú y phát hiện và xử lý 3.716 trường hợp; Lĩnh vực Kiểm lâm đã ban hành 77 Quyết định xử phạt.

Trong năm Sở đã tiếp nhận và chuyển cấp thẩm quyền giải quyết 8/8 đơn thư khiếu nại, tố cáo; không có đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền.

V.- Nhận xét, đánh giá chung:

1. Mặt làm được:

- Nhìn chung trong năm 2013, bên cạnh những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng khá lớn của thiên tai, dịch bệnh. Nhờ lãnh đạo Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo; các Sở ngành, quận huyện tích cực phối hợp, bà con nông dân nỗ lực sản xuất và các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành và chương trình công tác, giúp sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và ổn định, chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố; tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, hoa - cây kiểng, cá cảnh tăng cao so với cùng kỳ; tình hình hỗ trợ vốn vay cho nông dân tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần kích cầu và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong năm 2013 ước đạt 14.508 tỉ đồng (giá thực tế), tăng 6% so năm 2012; trong đó trồng trọt chiếm 22,7%, chăn nuôi chiếm 45,7%, dịch vụ chiếm 7% và thủy sản chiếm 23,6%.

- Hiện nay, mặc dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc trong cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên nhờ việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch một cách đồng bộ, nhanh chóng, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đảm bảo giữ vững không xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi của thành phố. Từ đầu tháng 10/2013, bệnh Lở mồm long móng đang có dấu hiệu bùng phát tại các tỉnh, Chi cục Thú y đang phối hợp huyện Củ Chi tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ kết hợp tiêm phòng bao vây khống chế, đẩy mạnh công tác tiêu độc khử trùng đặc biệt khu vực nguy cơ cao và kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất nhập động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Ngoài ra, tại tất cả các quận huyện có chăn nuôi gia súc chủ động tăng cường công tác kiểm tra dịch tễ, tăng cường tiêm phòng nhất là tại các hộ chăn nuôi heo nhập cư và khu vực giáp ranh các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh; tiếp tục phối hợp lực lượng các đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là việc kiểm tra, xử lý các điểm nóng kinh doanh gia cầm trên từng quận, huyện. Tình hình dịch tễ đàn gia cầm từ đầu năm đến nay tương đối ổn định.

- Tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống triều cường; tình hình khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn, diễn biến triều cường được theo dõi và dự báo thường xuyên chặt chẽ, kịp thời triển khai các biện pháp phòng và ứng phó; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão, triều cường,...

- Tình hình diễn biến rừng trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, các hoạt động bảo vệ rừng, kiểm tra kiểm soát lâm sản, động vật hoang dã đạt hiệu quả cao là do có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng, thường xuyên tổ chức bám sát, nắm chắc địa bàn quản lý trong việc kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, kinh doanh trái phép lâm sản, động vật hoang dã; đồng thời, rất chú trọng công tác tuyên truyền.

- Công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn ngày càng gắn với thực tiễn. Công tác hướng dẫn thực hiện chính sách không chỉ đơn thuần là tập huấn chính sách chung, mà căn cứ theo thực tế của từng địa phương, hộ nông dân để vận dụng và hướng dẫn cụ thể theo yêu cầu. Phúc kiểm tình hình, giải quyết nhanh, thỏa đáng các khiếu nại về thụ hưởng chính sách của các nông hộ.

- Công tác khuyến nông tại các địa phương đã được chính quyền địa phương và các hội đoàn quan tâm sâu sát hơn nên có nhiều thuận lợi. Tổ chức sản xuất gắn với đầu ra sản phẩm được xem trọng nên nông dân ngày càng an tâm. Nhiều mô hình triển vọng được đánh giá cao và khuyến cáo nhân rộng.

- Các chương trình hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với các tỉnh; công tác xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hợp tác đối ngoại được quan tâm, đạt kết quả khá hơn. Lĩnh vực công nghệ sinh học đã triển khai nhiều nội dung nghiên cứu thiết thực, gắn với thực tế sản xuất. Công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu về lĩnh vực quản lý nhà nước về giống.

- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng thực hiện. Tiếp tục duy trì hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, đã được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận trong năm 2010.

2. Khó khăn – Tồn tại:

- Thị trường, giá cả thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người nông dân.

- Nông sản hàng hóa nhập về từ các tỉnh chưa kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc, gây áp lực nhiều đối với công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

 

 

 

PHẦN 2:

 

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014

 

Năm 2014 là năm thứ tư thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IXKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tích cực triển khai và kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu “Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp để hoàn thành và vượt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014. Xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trên địa bàn thành phố; nghiên cứu, tiếp tục đề xuất ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn và sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh các loại cây trồng và gia súc, gia cầm; công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn; công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ...”. Những nhiệm vụ tập trung và những giải pháp chủ yếu thực hiện trong năm 2014 như sau:

I.- Nhiệm vụ chung:

a/Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục phối hợp với các sở - ngành, quận - huyện xác định vùng sản xuất nông nghiệp ổn định đến năm 2020, 2025. Hoàn thành và triển khai các quy hoạch chuyên ngành (chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và các quy hoạch về nông thôn mới) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn.

b/ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa cây kiểng, cá sấu, nuôi thủy sản ... giai đoạn 2011 - 2015 theo quy hoạch đã được phê duyệt. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối, tiêu thụ.

c/ Tăng cường tính liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành phố với các tỉnh trong vùng để xây dựng “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại các vùng nguyên liệu nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng của thành phố. Phối hợp với Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao và các huyện để triển khai lập thủ tục đầu tư thêm 2 - 3 Khu Nông nghiệp công nghệ cao theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố.

d/ Tập trung các giải pháp hỗ trợ nông dân đồng bộ từ hoạt động khuyến nông, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp với đặc điểm của địa phương; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gắn chặt với phát triển kinh tế hợp tác, đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống khuyến nông theo hướng gắn liền người sản xuất - cán bộ khuyến nông - nhà doanh nghiệp.

đ/ Tập trung chỉ đạo công tác tưới tiêu, phòng, chống úng hạn; ứng dụng công nghệ sinh học; tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống; củng cố hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây lâm nghiệp, vật tư nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về thành phố và các sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu đưa về tiêu thụ tại thành phố.

e/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, website cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm; đẩy mạnh việc hợp tác với các siêu thị và các doanh nghiệp khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thành phố.

g/ Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp - nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

k/ Phối hợp các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục triển khai thực hiện chương trình Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố đến năm 2020; kiểm tra phát hiện sớm các sự cố đối với hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi; ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn và hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất sau thiên tai. Đầu tư cải tạo, bảo dưỡng, nâng cấp, đổi mới quản lý các công trình thủy lợi, nâng cao hiệu suất sử dụng của các công trình.

i/ Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch, bảo vệ, phát triển các loại rừng và mảng xanh thành phố giai đoạn 2011 - 2015 định hướng năm 2020; Chương trình quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Chương trình quản lý gây nuôi, phát triển, kiểm soát động vật hoang dã; Chương trình phát triển cá sấu giai đoạn 2011 - 2015.

II.- Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2014:

-       Hoa - cây kiểng: trên 2.000 ha.

-       Cá kiểng: 90 triệu con.

-       Diện tích gieo trồng rau: 15.000 - 15.500 ha.

-       Duy trì đàn bò sữa ở mức 100.000 con, đàn heo khoảng 330.000 con.

-       Tôm các loại: 14.000 - 15.000 tấn.

-       Đàn cá sấu: trên 180.000 con.

-       Diện tích gieo trồng lúa: 18.000 ha.

-       Hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn ngoại thành: 99,5%.

-       Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố: 39,8%, trong đó độ che phủ rừng 16,44%

-       Có 30 xã cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới.

 

III.- Các giải pháp chủ yếu:

1.   Các giải pháp về quy hoạch và đầu tư, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng:

1.1.Về quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp:

-       Phối hợp với các ngành, các quận huyện rà soát, xác định các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tập trung sau năm 2020, đặc biệt là các vùng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất giống chất lượng cao, những vùng thực hiện các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là dịch vụ phục vụ đầu ra như bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, có cơ sở hạ tầng kết nối giữa thành phố với các tỉnh.

-       Đẩy nhanh thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, các chương trình mục tiêu về cây con đã được phê duyệt. Xây dựng kế hoạch cụ thể từng vụ với các giải pháp khả thi để triển khai các chương trình mục tiêu về rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, bò sữa, cá sấu, nuôi tôm; giống cây, giống con chất lượng cao...

-       Nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2.Về đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nông nghiệp:

-       Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch, triển lãm nông sản thành phố, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Thủy sản thành phố; các công trình chống ngập, phòng chống lụt bão, triều cường, xâm nhập mặn kết hợp giao thông nông thôn… Phát huy hiệu quả Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Trạm kiểm dịch Thủy sản Cần Giờ và các công trình hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp khác.

-       Đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, trọng tâm tại các xã thí điểm mô hình nông thôn mới; các cơ sở bảo quản và chế biến sau thu hoạch; kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đến nội đồng; các công trình, dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng chống ngập úng, triều cường, cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn; sự cố tràn dầu, chống xói lở…

2.   Các giải pháp về xây dựng nông thôn mới:

-       Tập trung thực hiện Quyết định 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/1/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn; chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ; tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Thành ủy về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngoại thành, về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 3/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố).

-       Tổ chức thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố; định kỳ tổ chức kiểm tra, báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện các đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới.

-       Thực hiện các Đề án, chương trình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ để củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; Đề án đổi mới hình thức sản xuất (trang trại, Hợp tác xã và kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nông thôn; liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân với các thành phần kinh tế).

-       Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển nhanh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Nghiên cứu, thực hiện chính sách về huy động các nguồn lực, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất và hộ nông dân liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước; tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân.

 

3.   Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước:        

 

3.1.          Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy của ngành Nông nghiệp và PTNT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

-       Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành. Tập trung công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm, phòng chống lụt bão; quản lý bảo vệ rừng và động vật hoang dã… Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

-       Tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành bộ máy cơ quan văn phòng Sở theo tiêu chuẩn ISO và quy chế 1 cửa, triển khai tại tất cả các đơn vị thuộc Sở; phối hợp với các quận huyện có sản xuất nông nghiệp củng cố tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương, đảm bảo năng lực thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

-       Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cơ sở, nâng cao năng lực cập nhật thông tin tiến độ sản xuất, đảm bảo nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động, kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả.

3.2.          Nâng cao năng lực pháp chế, hiệu quả công tác cải cách hành chính:

-       Định kỳ rà soát các văn bản pháp quy của ngành và thành phố để kịp thời đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và cam kết của WTO.

-       Xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các quy định về việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, quy định về chăn nuôi an toàn, quy định về chuồng trại cá sấu…nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xây dựng và ban hành các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của thành phố, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp tự vệ cho ngành nông nghiệp.

3.3.          Đổi mới nội dung, phương thức hỗ trợ nông dân:

-       Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, kết hợp với việc phát triển các dự án nhỏ giải quyết việc làm (dự án phát triển ngành nghề nông thôn, cá cảnh, cá sấu …).

-       Đổi mới các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong nội dung và phương thức tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các hộ nông dân thực hiện chuyển đổi được tập huấn đầy đủ các qui trình, thủ tục về sản xuất và vay vốn để đầu tư.

4.   Các giải pháp về vốn - tín dụng - đầu tư:

4.1.          Vốn ngân sách:

-       Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất thành phố để bổ sung, tăng kinh phí phân cấp đầu tư cho các quận huyện theo chủ trương của Thành ủy (chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy) và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các xã trong chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới theo chủ trương của thành phố.

-       Tập trung và đầu tư dự án cung cấp nước sạch và chương trình vệ sinh môi trường nông thôn. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông; giống mới, giống gốc; đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, trại sản xuất giống …); các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ rừng; quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản …

-       Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố) và theo Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố); hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh môi trường nông thôn (Nghị quyết 07/2007/NQ-UBND ngày 05/07/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố).

4.2.          Vốn tín dụng, vốn khác:

-       Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông, Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách của thành phố về quản lý, khuyến khích việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các dự án thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư (Dự án phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm đến năm 2010 tầm nhìn năm 2015).

-       Phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quĩ XĐGN, giải quyết việc làm, quĩ của các hội, đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn.

5. Các giải pháp khác:

5.1. Các giải pháp về kỹ thuật:

Tập trung các giải pháp để tiếp tục phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch, phòng chống úng ngập, chương trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố, phát triển cơ giới hóa theo Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ …

 

5.2. Các giải pháp về xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản:

-       Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tiếp tục mở rộng các kênh phân phối mới; nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng.

-       Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản đặc trưng của thành phố như rau an toàn, giống heo hướng nạc, giống bò sữa năng suất cao; tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm giống, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.

-       Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác với các tỉnh để đảm bảo nguồn nông sản thực phẩm bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố, chú trọng công tác phối hợp giám sát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm.

 

5.3. Các giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp:

-       Nâng cao nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO thông qua các lớp tập huấn, các tài liệu về WTO có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của thành phố để phổ biến đến các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ thành phố đến cơ sở, các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, các hiệp hội chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

-       Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng: marketing, phân phối, nghiên cứu thị trường, quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính, quản lý nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế. Tổ chức tham gia các hoạt động khảo sát thị trường và tìm đối tác tiêu thụ nông sản; thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của thành phố, của ngành tại các hội chợ quốc tế và tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

-       Tổ chức hội thảo chuyên đề để giới thiệu, thông tin những thành tựu, tiềm năng, chính sách khuyến khích, ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn với các tổ chức trong và ngoài nước, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, giống mới để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các Dự án mở rộng khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch triển lãm nông sản, Trung tâm Công nghệ sinh học./.

 

IV.- Tập trung thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp:

1.- Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị thuộc Sở tham mưu Ban Giám đốc Sở triển khai thực hiện:

Tiếp tục phối hợp với các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục khoanh vùng sản xuất nông nghiệp ổn định đến năm 2020, 2025. Hoàn thành và triển khai các quy hoạch chuyên ngành (chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và các quy hoạch về nông thôn mới) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đất, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp; công khai, phổ biến các quy hoạch được phê duyệt, tổ chức quản lý chặt chẽ các vùng nông nghiệp ổn định.

2.- Phòng Quản lý đầu tư Sở chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị tham mưu Ban Giám đốc Sở:

a. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND của UBND Thành phố và nội dung nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 05 năm 2011 – 2015, phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013 - 2015; triển khai thực hiện vốn kế hoạch năm 2014 cho 15 dự án đầu tư xây dựng, trong đó có vốn đối ứng cho 02 dự án ODA, chuẩn bị đầu tư 07 dự án.

b. Tăng vốn đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn (theo Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố); đảm bảo yêu cầu và tiến độ xây dựng các mô hình nông thôn mới. Đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, trọng tâm tại các xã xây dựng mô hình nông thôn mới; các cơ sở bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch; kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nội đồng.

c. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát chất lượng công trình xây dựng, việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong tất cả các khâu: quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch.

3.- Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế liên kết các tỉnh trong vùng để xây dựng “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại các vùng nguyên liệu nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng của thành phố.

4.- Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, quận huyện và các phòng ban, đơn vị thuộc Sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

 

V.- Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố năm 2014:

Các phòng ban, đơn vị thuộc Sở có liên quan:

1.- Tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đổi mới và triển khai các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 tăng 6% so năm 2013.

2.- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa cây kiểng, cá sấu, nuôi thủy sản ... giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Nghiên cứu xây dựng các chương trình, đề án trong Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3.- Triển khai các hoạt động phục vụ và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối, tiêu thụ. Tập trung chỉ đạo công tác tưới tiêu, phòng, chống úng hạn, phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Thành phố trong việc xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

          4.- Đẩy nhanh tiến độ các dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp (QSEAP-BPD), Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP), Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (do Canada tài trợ). Tiếp tục nhân rộng Đề án ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Tiếp tục phối hợp với các tỉnh để đẩy mạnh công tác xây dựng Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại các vùng nguyên liệu nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng của thành phố.

 

5.- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống, thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; củng cố hệ thống quản lý kiểm tra chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây lâm nghiệp, vật tư nông nghiệp. Chú trọng ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiềm năng di truyền, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực.

 

6.- Tiếp tục chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tập trung công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; triển khai có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm động vật từ các tỉnh đưa về thành phố và các sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu; khắc phục tình trạng dư lượng kháng sinh, hóa chất vượt mức cho phép trong sản xuất, chế biến, lưu thông nông sản, thực phẩm; tổ chức kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản tại 3 chợ đầu mối và các cơ sở kinh doanh, chế biến có liên quan; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát dịch bệnh.

7.- Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng: tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch, bảo vệ, phát triển các loại rừng và mảng xanh thành phố đến năm 2020; Chương trình quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Chương trình quản lý gây nuôi, phát triển, kiểm soát động vật hoang dã; Chương trình phát triển cá sấu giai đoạn 2011 – 2015. Thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển hóa rừng, trồng rừng mới; triển khai thực hiện trồng cây phát triển rừng và mảng xanh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015 định hướng năm 2020, mỗi năm trồng 1 triệu cây; công tác phòng chống sâu bệnh hại cây rừng; công tác quản lý giống cây lâm nghiệp, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc rõ ràng để trồng rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ và phát triển gây nuôi động vật hoang dã. Bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đến cuối năm 2014 đạt trên 39,60%, trong đó tỷ lệ che phủ rừng đạt 16,44%.

8.- Phối hợp các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục tập trung triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Đề án hợp tác quốc tế về biển của thành phố đến năm 2020.

 

9.- Tập trung các giải pháp hỗ trợ nông dân đồng bộ từ hoạt động khuyến nông, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp với đặc điểm của địa phương; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gắn chặt với phát triển kinh tế hợp tác, đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tiếp tục tăng cường tổ chức hệ thống khuyến nông từ thành phố đến phường, xã. Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống khuyến nông theo hướng gắn liền người sản xuất - cán bộ khuyến nông - nhà doanh nghiệp, khuyến khích các bên ký hợp đồng tư vấn, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các bên cùng có lợi. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, phát triển hệ thống khuyến nông, dịch vụ thủy nông, thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

 

10.- Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, website cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đẩy mạnh việc hợp tác với các siêu thị và các doanh nghiệp khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của thành phố. Tập trung thúc đẩy việc hình thành các hình thức liên kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực cung ứng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và trang bị thêm các kỹ năng xúc tiến thương mại bên cạnh các kỹ năng sản xuất an toàn cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp.

11.- Tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp – nông thôn với các tỉnh trong khu vực.

 

VI. Tập trung xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

 

1. Các phòng ban, đơn vị thuộc Sở tham mưu Ban Giám đốc Sở tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp – nông dân – nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như thủy lợi, nước sinh hoạt, giao thông nông thôn, điện, hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

 

 

2. Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan, tham mưu Ban Giám đốc Sở:

 

 

a. Tổ chức thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố. Tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi); hỗ trợ các xã trong việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo tiến độ đề án được duyệt; tiếp tục hỗ trợ các địa phương nâng chất các tiêu chí đã đạt.

 

          - Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực cộng đồng, cập nhật các dữ liệu về xây dựng nông thôn mới.

b. Tiếp tục phát triển hợp tác xã cả về quy mô, số lượng; tập trung củng cố nâng cao chất lượng của các hợp tác xã nông nghiệp; nhân rộng các mô hình hợp tác xã mới trong nông nghiệp.

c. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường huy động các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho dân cư nông thôn.

3. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị thuộc Sở có liên quan tiếp tục triển khai chương trình, đề án nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 – 2015.

 

VI.- Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu:

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu Ban Giám đốc Sở:

1.- Phối hợp các sở - ngành, quận - huyện tiếp tục triển khai thực hiện chương trình Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố đến năm 2020; xây dựng các phương án chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; kiểm tra phát hiện sớm các sự cố đối với hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi; ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn và hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất sau thiên tai. Đầu tư cải tạo, bảo dưỡng, nâng cấp, đổi mới quản lý các công trình thủy lợi để nâng cao hiệu suất sử dụng của các công trình.

2.- Tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp, nông thôn thành phố.

3.- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố xây dựng quy định cụ thể về vị trí cần xây dựng tuyến đê, đê kết hợp giao thông trong chỉ giới đường sông theo quy định, bảo đảm thuận lợi khi xây dựng, gia cố, sửa chữa; đồng thời hạn chế tình trạng lấn chiếm, bảo vệ an toàn cho tuyến đê và tăng dung tích chứa nước khi có mưa, triều, lũ.

 

VII.- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ:

          1.- Các phòng ban, đơn vị thuộc Sở chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành; đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của mạng lưới thú y cơ sở, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ thực vật, khuyến nông, kiểm lâm, thủy sản, nhân viên cấp nước, đảm bảo nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động của ngành. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật,... phù hợp với chỉ tiêu biên chế được giao.

2.- Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để nâng cấp Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp thành Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật nông nghiệp; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, kết hợp với việc phát triển các dự án nhỏ giải quyết việc làm (dự án phát triển ngành nghề nông thôn, cá cảnh, cá sấu …). Chủ động tổ chức lồng ghép, hỗ trợ việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn ở huyện, xã và lao động nông nghiệp, nông thôn trong các kế hoạch, chương trình, dự án của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố.

3.- Trung tâm Công nghệ Sinh học tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2011 – 2015. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học để chọn, tạo và sản xuất các giống sạch bệnh, năng suất cao, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Tiếp tục triển khai các công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phục vụ chương trình giống cây, giống con chất lượng cao và chiến lược phát triển sản phẩm sinh học.

 

VIII.- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, chống quan liêu:

1.- Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan tham mưu Ban Giám đốc Sở:

a/ Tăng cường các biện pháp thực hiện công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động và chi phí tuân thủ từng thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính tại Sở. Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn hóa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan, nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân.

b/ Tiếp tục duy trì và mở rộng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi công vụ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

c/ Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của ngành để tạo cơ sở pháp lý thông thoáng, ổn định cho sản xuất kinh doanh và tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ của ngành; đồng thời thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Chỉ thị số 32/2011/CT-UBND ngày 21/10/2011 của UBND thành phố). Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến chuyên ngành, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Định kỳ rà soát các văn bản pháp quy của ngành và thành phố để kịp thời đề xuất với UBND thành phố hoặc Bộ Nông Nghiệp và PTNT điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và cam kết của WTO.

2.- Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan tham mưu Ban Giám đốc Sở:

a/ Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Chương trình phòng, chống tham nhũng của thành phố, trong đó tập trung ở các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng các nguồn vốn, các dự án, chương trình, đề tài khoa học…. Phát huy vai trò của cán bộ, công chức, các đoàn thể cơ quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

b/ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; xử lý kịp thời nghiêm minh các vụ việc vi phạm. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo công tác tiếp dân thường xuyên theo quy định.

c/ Tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường phối hợp với các ngành, các địa phương để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, giống và vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước khu vực sản xuất nông nghiệp

3.- Phòng Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị có liên quan tham mưu Ban Giám đốc Sở:

 

a/ Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị thuộc Sở. Nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b/ Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tăng cường dân chủ, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.


[1] Trong 6 tháng đầu năm 2013, thành phố đã sản xuất và cung cấp ra thị trường từ bình quân khoảng 470.000 heo con giống các loại và khoảng 520.000 liều tinh heo giống cho ngành chăn nuôi heo thành phố và nhiều tỉnh thành khác (tương đương cùng kỳ năm 2012).

[2] Thành phố có 46 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng, trong đó có 41 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạt giống (doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số). Trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp đã sản xuất được 12.500,1 tấn hạt giống (bắp chiếm 29,8%, lúa chiếm 68,2%) tăng 35,6% so với cùng kỳ, nhập khẩu và xuất khẩu hạt giống nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm 2012. Có 33 giống rau, hoa được đưa vào SXKD trong đó có 1 giống mới do công ty tự nghiên cứu lai tạo.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất 3.424,4 ha giống, gồm 1.666,8 ha lúa giống; 1.515 ha bắp giống F1; 204,6 ha rau giống các loại.  Trong đó sản xuất giống trên địa bàn thành phố đạt 534,4 ha, bao gồm 504 ha sản xuất hạt giống bắp lai và 30,4 ha sản xuất hạt giống rau các loại, ước 2.115 lượng giống do các công ty giống cung cấp cho thành phố và các tỉnh trong cả nước đáp ứng trên 550.000 ha gieo trồng.


Số lượt người xem: 4502    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm