SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
9
9
9
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 Tháng Năm 2013 10:10:00 SA

cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố

 

Thực hiện văn bản số 441/CB-CĐ ngày 26/3/2013 của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối về việc báo cáo tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

          Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông về thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và kế hoạch khuyến nông trong thực hiện các mục tiêu cơ giới hóa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:

 

I. Thực trạng cơ giới hóa đối với các loại cây trồng chính:

 

1. Trang bị các loại máy chủ yếu năm 2012:

 

TT

 

Loại máy

 

Số lượng

 

(cái)

 

Nhu cầu tăng thêm

 

2015

 

2020

1

Máy kéo công suất trên 35 mã lực

334

-

-

2

Máy kéo công suất 12-35 mã lực

583

-

-

3

Máy kéo dưới 12 mã lực

905

-

-

4

Máy gặt lúa các loại

- Máy gặt lúa rải hàng

- Máy gặt lúa liên hợp

150

112

38

-

-

5

Máy sấy các loại

38

-

-

6

Máy xới đất mini

555

60

150

7

Máy phun thuốc Bảo vệ thực vật

764

100

500

8

Hệ thống tưới phun sương

248

30

210







 

 

 

2. Mức độ cơ giới hóa các khâu đối với các loại cây trồng năm 2012:

2.1. Cây lúa: diện tích gieo trồng 20.376 ha

 

 

Stt

 

 

 

Tên khâu công việc

 

 

 

Diện tích gieo trồng

 

làm bằng máy

 

(ha)

 

Mức độ cơ giới hóa

 

(%)

01

Khâu làm đất

16.301

80,0

02

Khâu thu hoạch

14.263

70,0

2. Cây rau: diện tích gieo trồng 14.456 ha

 

Stt

 

 

 

Tên khâu công việc

 

 

 

Diện tích gieo trồng

 

làm bằng máy

 

(ha)

 

Mức độ cơ giới hóa

 

(%)

01

Khâu làm đất

5.325

36,8

02

Khâu chăm sóc

(tưới + phun thuốc)

2.773

19,2






3. Hoa lan: diện tích 210 ha

 

 

Stt

 

 

 

Tên khâu công việc

 

 

 

Diện tích làm bằng máy

 

(ha)

 

Mức độ cơ giới hóa

 

(%)

01

Khâu chăm sóc (tưới)

62

29,6






 

II. Đánh giá chung:

 

1. Kết quả đạt được:

          - Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong năm 2012 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,1% so cùng kỳ 2011, trong đó trồng trọt tăng 4,1%, chăn nuôi tăng 4,3%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích trồng rau an toàn tăng 7%, diện tích hoa, cây kiểng tăng 2,4% so với năm 2011.

          - Thông qua các mô hình trình diễn về cơ giới hóa, Trung tâm Khuyến nông đã chuyển giao cho nông dân 120 máy xới đất, 200 máy phun thuốc Bảo vệ thực vật, 10 hệ thống tưới phun sương. Các mô hình đã chứng minh các ưu điểm về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế từ cơ giới hóa. Từ đó làm cơ sở khuyến cáo áp dụng, nhân rộng mô hình, góp phần cải tiến kỹ thuật canh tác nông nghiệp tại địa bàn thành phố theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa.

2. Khó khăn - tồn tại:

          - Thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng các loại máy móc có công suất lớn.

          - Lao động nông thôn hiện nay chủ yếu là người lớn tuổi có thói quen canh tác theo lối truyền thống, khó thích ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên đưa cơ giới hóa vào sản xuất còn chậm.

- Thị trường, giá cả thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người nông dân. Do vậy, nông dân ngại đầu tư ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

 

III. Đề xuất và kiến nghị:

- Đề nghị tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình cơ giới hoá đồng bộ, mô hình liên kết trong sản xuất cho các tỉnh, thành phố trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cơ quan nghiên cứu có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực cơ giới hóa để chuyển giao cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp./.

 


Số lượt người xem: 12019    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm