SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
4
2
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Ba 2008 1:00:00 CH

Báo cáo tháng 3 năm 2008

Báo cáo số 44/BC-SNN-VP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

   

1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 3 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

1/ Tiếp tục tập trung thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008, gồm các nội dung sau đây:

1.1/ Đề án quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên nông sản thực phẩm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015: Đã đề nghị các sở ngành liên quan góp ý lần thứ 3; hiện nay đang hoàn chỉnh để trình Ủy ban nhân dân thành phố.

1.2/ Dự thảo Quyết định ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau quả trên địa bàn thành phố: Sau khi các sở ngành góp ý lần 2, Sở đã hoàn chỉnh, gửi Sở Tư pháp thẩm định (văn bản số 324/SNN-VP ngày 14 tháng 3 năm 2008).

1.3/ Tiếp tục tham gia góp ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ - ngành liên quan về Đề án quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, kiểm soát thủy triều, tăng năng lực tiêu thoát nước và chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

2/ Tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo; công tác phòng chống bệnh gây hại trên lúa (vàng lùn, lùn xoắn lá).

3/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

4/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

5/ Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

6/  Theo dõi, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó các đợt triều cường trong tháng 3 năm 2008; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão và phòng chống cháy rừng năm 2007, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2008.

7/ Chỉ đạo công tác khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố; triển khai xây dựng chiến lược phát triển đàn gia súc, gia cầm thành phố.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Vụ Đông Xuân 2007 - 2008:

- Lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 6.979 ha, đạt 99,7% so với kế hoạch năm 2008, đạt 91,3% so với cùng kỳ.

- Rau vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 4.429 ha, đạt 130,6% so với cùng kỳ.

- Cây bắp: 676 ha (đã thu hoạch 341 ha).

- Cây đậu phộng: 885 ha (đã thu hoạch 814 ha).

2.1.2/ Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:

a/ Trên lúa:

Tổng diện tích lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008 nhiễm rầy nâu trên đồng ruộng ước khoảng 747,5 ha, trong đó có 657,5 ha nhiễm nhẹ và 90 ha nhiễm nặng.

b/ Trên rau: Do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.

2.2/ Chăn nuôi - Thú y:

2.2.1/ Tình hình dịch cúm gia cầm:

Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định, chưa phát hiện trường hợp gia cầm nào nhiễm bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại văn bản số 168/TB-VP ngày 03 tháng 3 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Quản lý Thị trường, Chi cục Thú y kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp nuôi, giết mổ, vận chuyển bày bán thực phẩm gia cầm không đúng quy định; tăng cường khuyến cáo người tiêu dùng, các cơ sở chế biến thực phẩm không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm dịch.

Ngoài ra, trong tháng 3 năm 2008, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra thực tế tình hình phòng chống dịch cúm gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố (văn bản số 1639/VP-CNN ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố); nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra tình hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhỏ lẻ; kiểm tra các điểm nóng về vi phạm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm động vật tại các cơ sở chế biến, các điểm kinh doanh suất ăn công nghiệp; kiểm tra các nhà hàng, quán ăn chuyên sử dụng sản phẩm gia cầm.

2.2.2/ Tình hình dịch bệnh trên gia súc:

Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.

2.2.3/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong khoảng thời gian từ ngày 16/02/2008 đến ngày 15/3/2008 như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo: 161.934 con, đạt 82,99% so với cùng kỳ tháng trước.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò: 880 con, đạt 85,77% so với cùng kỳ tháng trước.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê: 676 con, đạt 146% so với cùng kỳ tháng trước.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm: 1.196.723 con, đạt 88,02% so với cùng kỳ tháng trước.

   + Tiêu độc sát trùng: 419.433 m2, đạt 94,26% so với cùng kỳ tháng trước.

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 389 trường hợp, đạt 89,43% so với cùng kỳ tháng trước, với tổng số tiền phạt là 120,44 triệu đồng, đạt 84,46% so với cùng kỳ tháng trước.

2.2.4/ Tình hình chăn nuôi gia cầm:

Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi là 15 hộ; tổng đàn 40.192 con, gồm 40.000 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc, huyện Hóc Môn), 168 con chim và 24 con đà điểu.

2.2.5/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

a/ Heo: Tổng đàn 307.627 con, đạt 80,95% kế hoạch năm 2008, đạt 82,17% so với cùng kỳ. Số hộ chăn nuôi là 12.233 hộ và 5 đơn vị quốc doanh (gồm: Xí nghiệp Gò Sao, Xí nghiệp Đồng Hiệp, Trại Tân Trung, Xí nghiệp Giống cấp I, Xí nghiệp Phước Long).

b/ Trâu bò: Tổng đàn là 121.005 con, đạt 105,5% kế hoạch năm 2008, đạt 111,98% so với cùng kỳ, trong đó có 5.607 con trâu, 115.398 con bò. Số hộ chăn nuôi là 21.121 hộ, 01 đơn vị quốc doanh (Trại An Phú) và Xí nghiệp Delta.

3. Hoạt động lâm nghiệp:

3.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 435 lượt người, lập 26 bản cam kết về thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng.

  - Cung cấp 4.300 tờ bướm tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã; cung cấp 27 văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã.

3.2/ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Trong tháng, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ tổ chức 64 lượt tuần tra bảo vệ rừng và phối hợp với các đơn vị chủ rừng thực hiện 10 lượt.

- Tổ chức phối hợp với các đơn vị quản lý rừng giáp ranh để triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

- Trong tháng đã xảy ra 03 vụ cháy tại địa bàn huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn, cụ thể như sau :

Trong ngày 13/3/2008, xảy ra vụ cháy tại Khu giãn dân ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn; diện tích thiệt hại 500m2, chủ yếu là thảm thực vật và cây lâm nghiệp trồng trên đất nông nghiệp.

Trong ngày 14/3/2008, đã xảy ra 02 vụ cháy trên địa bàn huyện Bình Chánh, cụ thể như sau:

+ Vụ cháy thứ nhất xảy ra tại khu vực ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, hiện trạng là thảm thực vật và rừng trồng tự túc, ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp; diện tích thiệt hại ước khoảng 03 ha, chủ yếu là Tràm nước.

+ Vụ cháy thứ hai xảy ra tại khu vực ấp 7, xã Lê Minh Xuân, hiện trạng là thảm thực vật nằm trên đất dự án khu công nghiệp 97 ha của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn, khu đất nằm tiếp giáp khu dân cư và khu rừng phòng hộ 50 ha; diện tích cháy chủ yếu là thực bì và cây bụi.

3.3/ Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:

- Kiểm tra 93 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã, lũy kế từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 291 cơ sở; đã phát hiện và lập biên bản 24 vụ vi phạm hành chính.

- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 28.150,144 m3 gỗ các loại, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 61.214,395 m3, đạt 430,7% so với cùng kỳ năm 2007. Thu nộp ngân sách trong tháng đạt 34.012.000 đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 72.193.600 đồng, đạt 237% so với cùng kỳ năm 2007.

3.4/ Công tác quản lý và cứu hộ động vật hoang dã:

- Tính đến nay, tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố là 153.424 con. Trong tháng đã xuất khẩu 1.600 con cá sấu sang Trung Quốc, 1.800 tấm da cá sấu muối sang Nhật, 200 tấm da cá sấu muối sang Pháp và 100 kg thịt cá sấu sang Hàn Quốc.

- Số cá sấu nhập từ các tỉnh về thành phố là 3.017 con; cấp 3.711 mã số thẻ Cites để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm 700 tấm da cá sấu muối, 10 tấm da thuộc sang Nhật, 01 tấm da thuộc sang Pháp, 3.000 con cá sấu sang Trung Quốc; xác nhận 05 con nhím vận chuyển đi Hà Nội.

- Công tác cứu hộ đã thực hiện: Tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi hiện có 137 cá thể (trên 13 loài) đang được chăm sóc.

3.5/ Công tác gieo ươm, trồng cây phân tán:

Số cây giống được Chi cục Lâm nghiệp sản xuất tính đến nay là 37.800 cây, đạt 12,60 % so với kế hoạch năm 2008, đạt 94,97% so với cùng kỳ; trong đó đã nghiệm thu đợt 1 là 20.750 cây. Chi cục Lâm nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương, đoàn thể, đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng kế hoạch trồng cây phân tán năm 2008, phấn đấu đưa tỷ lệ che phủ mảng xanh thành phố trong năm 2008 đạt 38%.

4. Nuôi trồng và khai thác thủy sản:

4.1/ Sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản trong tháng ước đạt 5.107 tấn, lũy kế từ đầu năm là 11.762 tấn, đạt 20,4% kế hoạch năm 2008, đạt 110,95% so với cùng kỳ, trong đó:

- Nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng trong tháng ước đạt 446 ha, lũy kế từ đầu năm 7.041 ha, đạt 64,01% so với kế hoạch năm 2008, đạt 115,43% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 3.210 tấn, lũy kế từ đầu năm là 8.518 tấn, đạt 22,03% kế hoạch năm 2008, đạt 131,03% so với cùng kỳ.

- Khai thác: Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 1.897 tấn, lũy kế từ đầu năm là 3.244 tấn, đạt 17,07% so với kế hoạch năm 2008, đạt 79,12% so với cùng kỳ.

4.2/ Cá cảnh: Sản xuất giống cá cảnh trong tháng ước đạt 4 triệu con, lũy kế từ đầu năm 7,2 triệu con, đạt 14,4% so với kế hoạch năm 2008, đạt 102,86% so với cùng kỳ.

5. Tình hình sản xuất diêm nghiệp (tại huyện Cần Giờ):

5.1/ Tình hình sản xuất:

- Diện tích sản xuất: 1.310 ha, giảm 50 ha so với cùng kỳ, nguyên nhân do chuyển đất diêm nghiệp sang lâm nghiệp (khu Hào Võ - xã Long Hòa).

- Sản lượng: 40.000 tấn, đạt 102,83% so với cùng kỳ (tăng 1.100 tấn). Tổng số lượng muối đã bán ra là 20.000 tấn, đạt 117,65% so với cùng kỳ (tăng 3.000 tấn).

- Giá bán muối ráo hiện nay là 1.000 đồng/kg, tăng 720 đồng/kg so với cùng kỳ; lượng muối tồn kho hiện nay là 20.000 tấn.

- Lao động nghề muối: trên 500 hộ; hình thức sản xuất: thủ công.

5.2/ Các hoạt động liên quan:

- Đến nay đã hỗ trợ thực hiện 4 mô hình, với 4 hộ (thuộc diện xóa đói giảm nghèo tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) tham gia sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt. Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn và các đoàn thể liên quan để triển khai nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

- Trong tháng, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan hướng dẫn Cục Chế biến nông lâm nghiệp và Nghề muối kiểm tra 04 mô hình xuất muối sạch này; đồng thời, làm việc với Ủy ban nhân dân xã Thạnh An, huyện Cần Giờ về việc đề cử danh sách các hộ diêm dân (25 hộ) tham gia thực hiện mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp trải bạt theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2008.

6. Các hoạt động chuyên ngành:

6.1/ Hoạt động phát triển nông thôn:

- Trong tháng có 02 Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập: Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Đồng Phú, quận 2 và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ bò sữa Tiến Thành tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 45 Hợp tác xã nông nghiệp.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố, giai đoạn 2008-2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố về xây dựng đề án “Làng nghề nuôi chim Yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ”.

- Về đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh và dự án Phát triển nông thôn tại huyện Củ Chi: Trong tháng, các đơn vị liên quan đã thực hiện các nội dung sau:

+ Phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và Ban chỉ đạo Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi đánh giá kết quả đã triển khai thực hiện trong thời gian qua, dự kiến kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian tới.

+ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân xã Tân Thông Hội, Ban điều hành dự án phát triển nông thôn mới tại ấp Chánh - huyện Củ Chi, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện Củ Chi tổ chức lớp tập huấn cho người dân ấp Chánh các nội dung sau: tuyên truyền, vận động người dân các vấn đề liên quan về sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và sức khỏe cộng đồng; phổ biến quy cách, tiêu chuẩn nhà vệ sinh và hầm biogas; quy trình, thủ tục cho vay và thu hồi vốn.

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn đoàn công tác của tập đoàn ChinFon - Đài Loan và Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam đi khảo sát tình hình sản xuất của 08 hộ dân tham gia mô hình trồng rau tại xã Nhuận Đức.

- Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế mẫu nhà ở nông thôn tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (phục vụ cho công tác tổ chức Hội thảo về thiết kế nhà mẫu nông thôn tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi).

- Sơ kết 01 năm thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại các xã Trung An, Thới Tam Thôn, Xuân Thới Sơn, Tân Nhựt.

- Bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình liên tịch phát triển nông nghiệp nông thôn ngoại thành giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 3 đoàn thể của thành phố trong năm 2007 và dự kiến kế hoạch năm 2008; xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp lần 2 năm 2008.

Tình hình thực hiện Chương trình 105:

Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 15/03/2008, tổng số đề án được phê duyệt là 48 đề án (trong đó, huyện Nhà Bè có 18 phương án, huyện Củ Chi có 23 phương án, huyện Hóc Môn có 6 phương án và huyện Bình Chánh có 01 phương án). Tổng số hộ vay là 722 hộ, tổng vốn đầu tư là 72.413,489 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 42.616 triệu đồng.

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là là 538 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 223 phương án, huyện Cần Giờ 16 phương án, huyện Củ Chi có 164 phương án, huyện Hóc Môn có 88 phương án huyện Bình Chánh có 11 phương án, quận 12 có 9 phương án, quận 2 có 8 phương án, quận Bình Tân có 2 phương án, quận 9 có 4 phương án và quận Thủ Đức có 13 phương án). Tổng số hộ vay là 7.950 hộ, tổng vốn đầu tư là 965.192,976 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 579.031,9 triệu đồng.

 

 

Quận - huyện

Số đề án

Hộ

Vốn đầu tư

Vốn vay

Nhà Bè

223

686

26.704,660

17.023,700

Cá thể

88

175

21.013,460

13.100,000

XĐGN

135

511

5.691,200

3.923,700

Cần Giờ

16

4826

488.155,750

327.470,000

Cá thể

16

4199

480.518,750

324.048,000

Xoá đói giảm nghèo

5

627

7.637,000

3.422,000

Bình Chánh

11

312

34.218,040

17.552,000

Củ Chi

164

1746

321.930,988

173.594,200

Cá thể

149

1703

217.770,167

108.416,000

Doanh nghiệp

7

7

103.752,121

64.847,200

Xoá đói giảm nghèo

8

36

408,700

331,000

Quận 12

9

9

2.574,100

1.855,000

Hóc Môn

88

193

16.645,400

11.060,000

Quận 2

8

28

19.526,889

5.079,000

Cá thể

8

28

19.526,889

5.079,000

Xoá đói giảm nghèo

 

 

 

 

Q.Bình Tân

2

2

5.872,000

2.916,000

Quận 9

4

92

13.193,150

11.397,000

Q,Thủ Đức

13

56

36.372,000

11.085,000

Tổng cộng

538

7.950

965.192,976

579.031,900

 

6.2/ Hoạt động đối ngoại, tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến thương mại:

- Tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ cao cấp của Mông Cổ về các vấn đề liên quan đến sự phát triển nông nghiệp chăn nuôi và chế biến thực phẩm trong cơ chế hội nhập.

- Tiếp và làm việc với Đoàn các quan chức phụ trách chăn nuôi, thú y và các doanh nghiệp chăn nuôi heo của Campuchia về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và cánh thức các cơ quan chính quyền và các tổ chức xúc tiến hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm heo.

- Làm việc với Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ về việc đăng ký nhãn hiệu cho mặt hàng xoài cát và tôm chua được sản xuất trên địa bàn Huyện; làm việc với Phòng Kinh tế huyện Nhà Bè và Ủy ban nhân dân xã Nhơn Đức về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.

- Tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác với Tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) và Hội thảo khởi động Dự án hỗ trợ xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường EU.

- Làm việc với Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre về dự án trồng 100 ha chè tại Bảo Lộc.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với Công ty TNHH 1 thành viên kỹ nghệ súc sản (Vissan) và Hợp tác xã Tiên Phong về hợp đồng tiêu thụ heo an toàn.

- Gặp gỡ và trao đổi thông tin trong ngành với các thành viên của Hiệp Hội các nhà xuất nhập khẩu rau quả Singapore, đồng thời giới thiệu 5 doanh nghiệp Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai bên.

6.3/ Hoạt động Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: Trong tháng thực hiện 44 chiếc, lũy kế từ đầu năm là 90 chiếc, đạt 15% kế hoạch năm 2008, đạt 118,42% so với cùng kỳ.

- Phúc kiểm và kiểm dịch thủy sản nội địa: Trong tháng thực hiện 47.300.000 con, lũy kế từ đầu năm là 82.220.000 con, đạt 10,28% kế hoạch năm 2008, đạt 109,41% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn: trong tháng thực hiện 10.428.108 tấn (thức ăn viên: 312.800 kg; thức ăn khác: 257.488 kg; nguyên liệu sản xuất thức ăn: 9.741.537 kg; chất bổ sung vào thức ăn: 43.271 kg; thức ăn tôm giống: 73.012 kg), lũy kế từ đầu năm 27.115 tấn, đạt 19,37% so với kế hoạch năm 2008, đạt 212,05% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra thuốc, hóa chất, chế phẩm: trong tháng thực hiện 1.390.081 kg (hóa chất, khoáng chất xử lý môi trường: 875.286 kg; khoáng, vitamin, axit amin: 7.152 kg; chế phẩm sinh học, vi sinh vật 501.624 kg; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y thủy sản: 6.091 kg), lũy kế từ đầu năm 6.462 tấn, đạt 25,85% kế hoạch năm 2008, đạt 205,14% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu: trong tháng thực hiện 381.063 kg ( động vật thủy sản: 55.229 kg; sản phẩm động vật thủy sản: 325.764 kg), lũy kế từ đầu năm 916 tấn, đạt 22,90% so với kế hoạch năm 2008, đạt 83,35% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu: trong tháng thực hiện 341.484 con, lũy kế từ đầu năm 990.000 con, đạt 28,29% so với kế hoạch năm 2008, đạt 97,92% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch cá cảnh nhập khẩu: Lũy kế từ đầu năm 46.030 con, đạt 30,69% so với kế hoạch năm 2008, đạt 235,33% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu: trong tháng thực hiện 1.643.750 con và 200.000 trứng các loại (cá mú: 321.800 con; tôm hùm giống: 450 con; cá chẽm giống: 92.000 con, tôm sú giống: 1.316.500 con, sò huyết giống: 3.000 con, trứng cá hồi: 200.000 trứng), lũy kế từ đầu năm 2.760.000 con, đạt 23% kế hoạch năm 2008, đạt 313,64% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu: trong tháng thực hiện 10.989 con (tôm sú bố mẹ: 2.325 con; tôm thẻ chân trắng bố mẹ: 8.664 con), lũy kế từ đầu năm 23.291 con, đạt 77,64% so với kế hoạch năm 2008, đạt 336,96% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản: trong tháng thực hiện 6 cơ sở, lũy kế từ đầu năm 10 cơ sở, đạt 10% kế hoạch năm 2008, đạt 88,33% so với cùng kỳ; trong đó, tại Chợ Bình Điền: lấy mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản phân tích dư lượng Chloramphenicol ở phòng kiểm nghiệm 20 mẫu. Hàng đêm, tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương duy trì đảm bảo điều kiện kinh doanh và thực hiện vệ sinh thú y tại điểm kinh doanh.

Trong tháng đã phát hiện và xử lý 04 hộ nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại huyện Nhà Bè với diện tích 5,45 ha; 11 hộ nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại huyện Cần Giờ với diện tích 8,14 ha.

Về kiểm soát chất lượng nước đầu nguồn: Đã tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng nước tại 13 điểm trên địa bàn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chất lượng nước tại các điểm hầu hết đều đạt yêu cầu cơ bản cho việc nuôi tôm sú. Tuy nhiên, hầu như các khu vực đều có độ kiềm thấp và sự hiện diện của sulfide.

- Công tác tuần tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổ chức 01 đợt tuần tra chuyên ngành tại Cần Giờ. Kiểm tra 120 phương tiện để tuyên truyền và giáo dục về Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về chống xung điện; phát hành 120 tờ bướm.

Phát hiện 24 vụ vi phạm, bao gồm: 02 phương tiện chưa đăng ký đăng kiểm; 22 phương tiện không trang bị an toàn cho tàu cá. Tổng số tiền xử phạt trong tháng là 1.600.000 đồng.

- Công tác khác:

+ Phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ thực hiện điều tra, xác định khu vực nuôi tôm thẻ trắng 07 xã trên địa bàn huyện Cần Giờ.

+ Điều tra sản lượng nghêu chết tại các sân nghêu ở Thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa.

+ Sử dụng tàu kiểm ngư và ca nô chở phái đoàn Huyện Cần Giờ và Thành phố điều tra sự cố tràn dầu của tàu Đức Trí.

+ Phối hợp với Trung tâm vùng 4 đi khảo sát nghề nuôi nghêu và sự cố tràn dầu vào bãi nghêu ở huyện Cần Giờ.

+ Triển khai kế hoạch tuần tra kiểm soát giống ở 02 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Kết quả đã lập biên bản 06 trường hợp vận chuyển giống không qua kiểm dịch. Người vi phạm chủ yếu là người thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang.

+ Tổ chức mở thầu lần 2 gói thầu đóng mới tàu kiểm ngư 145 CV.

+ Làm việc với Đồn Biên phòng và Ủy ban nhân dân xã Long Hòa về công tác đăng ký, đăng kiểm và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên địa bàn xã.

+ Phối hợp với Công ty quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền tổng kết phân tích khối lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập về chợ Bình Điền năm 2007.

6.4/ Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão:

6.4.1/ Theo dõi, triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó các đợt triều cường trong tháng 3 năm 2008, cụ thể như sau:

+ Ngày 03 tháng 3 năm 2008, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã có văn bản số 47/PCLB gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Giao thông Công chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy để cảnh báo nguy cơ sạt lở đất ven sông, ven biển và thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý.

+ Ngày 08 tháng 3 năm 2008, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã có văn bản số 51/TB-PCLB gửi Công ty thoát nước đô thị, các Khu quản lý giao thông đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ủy ban nhân dân các quận - huyện, đặc biệt các quận 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh và các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện văn bản số 38/PCLB ngày 14/02/2008 của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố để phòng, chống, ứng phó các đợt triều cường thượng tuần tháng 3 năm 2008.

6.4.2/ Đề án quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, kiểm soát thủy triều, tăng năng lực tiêu thoát nước và chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (tham gia góp ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ - ngành liên quan):

a/ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã chủ động phối hợp với Tổ nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn chỉnh báo cáo “Quy hoạch thủy lợi phục vụ việc tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh”. Báo cáo này đã được thông qua tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 06 tháng 3 năm 2008, hiện đã được công bố trên Báo Sài Gòn Giải phóng để thu nhận thêm ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và nhân dân. Ngày 15 tháng 3 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản số 1657/UBND-CNN trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt.

b/ Tiến độ triển khai xây dụng Đề án, đề xuất bố trí vốn xây dựng công trình thủy lợi, kiểm soát thủy triều:

- Về đầu tư các công trình phòng chống lụt bão năm 2008:

Từ tháng 11 năm 2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các quận, huyện tiến hành rà soát, thống nhất danh mục các công trình xây dựng bờ bao kiên cố theo thiết kế định hình, nâng cấp một số đê bao xung yếu và nạo vét một số tuyến kênh, rạch phục vụ tiêu thoát nước.

Ngày 24 tháng 12 năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 8224/ SKHĐT-KT về việc đầu tư các công trình phòng chống lụt bão năm 2008 của các quận huyện, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét với danh mục 107 công trình và tổng vốn đầu tư là 117.965 tỷ đồng.

- Về chuẩn bị kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng giao thông và chống ngập trên địa bàn thành phố năm 2008 (thực hiện kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại cuộc họp triển khai Kế hoạch điều hành kinh tế xã hội và ngân sách năm 2008 ngày 04 tháng 01 năm 2008):

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 326/SNN-KHTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 đề xuất danh mục dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, chống ngập được bố trí vốn từ nguồn vượt dự toán thu ngân sách năm 2007; bao gồm 2 dự án, cụ thể như sau:

+ Dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi tại xã Trung Lập Hạ và xã Nhuận Đức trong đề án “Đầu tư hạ tầng thủy lợi đa mục tiêu phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong hệ thống kênh Đông Củ Chi giai đoạn 2008 - 2015”, với kinh phí đầu tư 85.100 triệu đồng, kế hoạch năm 2008 là 10.000 triệu đồng.

+ Dự án xây dựng bờ bao loại nhỏ theo thiết kế định hình giai đoạn 2008 - 2010, với kinh phí dự trù 166.421 triệu đồng.

c/ Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã có đề án xây dụng bờ bao loại nhỏ theo thiết kế định hình giai đoạn 2008 - 2010, đã có Tờ trình số 45/TTr-PCLB ngày 03 tháng 3 năm 2008 gửi Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét.

6.5/ Hoạt động khuyến nông:

- Tổ chức 12 lớp tập huấn theo quy trình kỹ thuật: 03 lớp về trồng rau an toàn cho nông dân xã Trung Lập Thượng - huyện Củ Chi, xã Hưng Long - huyện Bình Chánh và xã Thới Tam Thôn - huyện Hóc Môn; 03 lớp về nuôi tôm sú cho nông dân các xã: Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, huyện Cần Giờ; 02 lớp về trồng và chăm sóc hoa mai cho nông dân quận 9, quận 12 và quận Gò Vấp; 01 lớp về nuôi cá kiểng cho nông dân quận 8, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh; 01 lớp về nuôi heo an toàn, bền vững bảo vệ môi trường cho nông dân xã Long Phước, quận 9; 01 lớp về nuôi cá chẽm thuộc dự án Khuyến ngư Quốc gia cho nông dân xã Long Hòa, huyện Nhà Bè.

- Tổ chức 03 cuộc tham quan: Đưa nông dân quận 12 và quận Gò vấp tham quan mô hình trồng nấm tại huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; đưa nông dân quận Thủ Đức tham quan mô hình hoa lan, cây kiểng tại huyện Củ Chi; đưa nông dân huyện Hóc Môn tham quan mô hình rau an toàn tại huyện Củ Chi.

- Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả mô hình cá chẽm thuộc dự án Khuyến nông Quốc gia triển khai năm 2007 tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

- Triển khai xây dựng mô hình:

+ Mô hình canh tác rau ăn quả an toàn (dưa leo, bầu, bí) tại xã Trung Lập Thượng, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi.

+ Mô hình rau ăn lá tại xã Tân Quí Tây, huyện Bình Chánh.

+ Mô hình trồng dưa leo, khổ qua an toàn an toàn tại Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

+ Mô hình trồng rau mầm qui mô 10 tấn nguyên liệu tại xã Nhị Bình, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn.

+ Mô hình nuôi tôm sú theo tổ hợp tác an toàn bền vững tại xã Lý Nhơn (2 tổ), xã Bình Khánh (1 tổ), xã An Thới Đông (1 tổ), xã Nhơn Đức (2 tổ), xã Hiệp Phước (1tổ).

- Phối hợp Đài tiếng nói nhân dân thành phố thực hiện các chương trình phát thanh khuyến nông về các chuyên đề như: kỹ thuật trồng dừa dứa; hiện trạng một số vấn đề cơ giới hóa trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản; hướng phát triển hoa màu; an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong chăn nuôi.

6.6/ Hoạt động Quản lý Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Gieo tinh bò sữa cao sản: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 600 liều, đạt 4,6% kế hoạch năm 2008.

- Khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ: Lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 3.854 con, đạt 16% kế hoạch năm 2008.

- Thử nghiệm một số giống rau ăn lá (cải ngọt, cải xanh, mồng tơi) trong nhà lưới tại cơ sở Nhị Xuân với diện tích 400m2.

- Thử nghiệm tính thích nghi giống khổ qua tại ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung với diện tích 500 m2.

 

6.7/ Tình hình giá cả một số nông sản thực phẩm:

a/ Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn:

STT

Tên mặt hàng

Giá bán ngày

15/02/2008 (đ/kg)

Giá bán ngày

14/3/2008 (đ/kg)

Tăng (+) gi ảm (-)

(đồng/kg)

Rau

 

 

 

1

Bắp cải

5.000

5.600

+600

2

Cải thảo

4.000

3.600

-400

3

Xà lách búp

4.000

3.500

-500

Củ, quả

 

 

 

4

Su su

2.200

1.200

-1000

5

Cà tím

4.000

3.000

-1.000

6

Dưa leo

5.000

3.600

-1.400

7

Khoai lang

3.700

5.800

+2.100

8

Củ cải trắng

2.000

2.000

Giá không đổi

9

Su hào

5.200

4.600

-600

10

Đậu côve

5.800

5.000

-800

11

Cà rốt

4.700

5.200

+500

12

Cà chua

5.000

2.800

-2.200

13

Khoai tây

12.000

9.000

-3.000

14

Bí đao

3.600

3.200

-400

15

Khổ qua

4.800

4.500

-300

Trái cây

 

 

 

16

Quýt đường

8.000

6.800

-1.200

17

Nho

12.000

12.000

Giá không đổi

18

Mãng cầu

9.000

9.000

Giá không đổi

19

Bưởi 5 roi

6.000

6.500

+500

20

Thơm

2.200

3.000

+800

21

Nhãn

7.000

7.000

Giá không đổi

22

Thanh long

4.800

4.000

-800

23

Đu đủ

3.000

3.200

+200

24

Cam sành

7.500

6.800

-700

b/ Tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh:

 

STT

Tên mặt hàng

Giá bán ngày 15/2/2008 (đ/kg)

Giá bán ngày 14/3/2008 (đ/kg)

Tăng (+) giảm (-)

(đồng/kg)

1

Thịt heo hơi

34.000

37.500

+3.500

2

Thịt heo đùi

54.000

55.000

+1.000

3

Thịt bò thăn

90.000

91.000

+1.000

4

Thịt bò bắp

70.000

76.000

+6.000

5

Trứng gà

1.300 đ/trứng

1.600

+300

6

Trứng vịt

1.400 đ/trứng

1.700

+300

7

Cá lóc

45.000

46.000

+1.000

 

 

7. Đánh giá chung:

1/ Vụ Đông Xuân 2007 – 2008, các loại cây trồng vật nuôi phát triển tốt, ổn định, hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

2/ Công tác tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất tiếp tục tăng cường. Đã phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau quả trên địa bàn thành phố; đang gửi Sở Tư Pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố.

3/ Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về Chỉ thị phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2008.

4/ Duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 29 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt.

8. Chương trình công tác tháng 4 năm 2008:

Trong tháng 4 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố sẽ tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1/ Thực hiện Chương trình công tác năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008:

Hoàn chỉnh, trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo Quyết định ban hành Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh rau quả trên địa bàn thành phố (sau khi Sở Tư pháp thẩm định xong).

2/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 - 2010 theo tiến độ.

3/ Tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo; công tác phòng chống bệnh gây hại trên lúa (vàng lùn, lùn xoắn lá).

4/ Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng, quản lý tốt cây xanh trên địa bàn.

5/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

6/ Tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số mặt hàng nông sản; từng bước triển khai thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành, đẩy mạnh chương trình hợp tác với các tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

7/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối, dự án tăng cường thông tin khuyến nông và thị trường nông sản; đẩy mạnh hợp tác với và mở rộng thêm một số đơn vị khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố.

8/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản.


Số lượt người xem: 3636    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm