SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
9
8
3
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 Tháng Giêng 2005 2:40:00 CH

Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh năm 2004

Ngày 21/01/2005, Sở Nông nghiệp và PTNT TPHCM đã tổ chức hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2004, đến dự hội nghị có đ/c Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch thường trực - UBNDTP, các Sở Ban ngành, các hộ Nông dân sản xuất giỏi…
 
   

Trong năm 2004, ngành nông nghiệp TP đã đạt được một số các thành tựu:

-Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2004 tăng 3,4% so năm 2003, là một cố gắng của ngành nông nghiệp trong năm qua trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân, nhất là dịch cúm gia cầm, bệnh tôm, đất nông nghiệp giảm 5,6%…

-Chương trình giống chất lượng cao, phát triển dứa Cayene, rau an toàn, bò sữa, nuôi tôm (hai cây, hai con), phát triển hoa - cây kiểng - cá cảnh, phát triển ba ba, cá sấu … đã được tập trung chỉ đạo, đầu tư với các giải pháp phù hợp đã góp phần tích cực trong việc giữ được tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất trong điều kiện giảm diện tích đất canh tác, thiệt hại do dịch cúm gia cầm, đồng thời thúc đẩy tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Các hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị chức năng của Sở đã phối hợp tốt với địa phương trong việc tập trung chỉ đạo, đầu tư các biện pháp thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh nông sản; trong các đợt dập dịch, phòng chống dịch cúm gia cầm.

- Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bà con nông dân, nghệ nhân  phát triển mạnh, năng động, nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm sú, bò sữa, rau an toàn, hoa, cây kiểng, cá cảnh, ba ba, cá sấu, sản xuất và dịch vụ giống cây, giống con, thủy sản.

Bên cạnh đó ngành cũng còn những tồn tại, hạn chế :

- Tốc độ tăng trưởng năm 2004 chưa như mong muốn, chưa thật sự bền vững (diện tích đất canh tác giảm dần, thiên tai, thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là cúm gia cầm).

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mặc dù đã đúng hướng theo chỉ đạo nhưng vẫn còn chậm, nhưng có lúc cũng còn lúng túng vì phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường.

-Các dự án đầu tư theo chương trình mục tiêu và hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn sử dụng vốn ngân sách triển khai còn chậm, chưa đúng tiến độ do ảnh hưởng công tác giãi tỏa đền bù, tư vấn thiết kế…

-Việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và giống mới chưa có bước đột phá, nhất là công nghệ sinh học; hoạt động sản xuất, dịch vụ về giống cây, giống con chất lượng cao chậm phát triển.

-Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và Sở ngành liên quan trong phát triển nông nghiệp-nông thôn ngoại thành có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, nhất là trong việc tổ chức thực hiện chương trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2005, ngành nông nghiệp thành phố phấn đấu để tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất nông lâm ngư đạt trên 4,5% so với năm 2004 (mục tiêu thành phố giao: 3%). Trong đó: trồng trọt xấp xỉ cùng kỳ 2004, chăn nuôi tăng 6%, thủy sản tăng trên 8%, các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng trên 6%.

Năm 2005 bên cạnh những thuận lợi, ngành nông nghiệp cũng sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Thành phố, Bộ nông nghiệp- PTNT, Bộ Thủy sản, sự phối hợp hỗ trợ của các sở, ban ngành, UBND quận, huyện liên quan, sự nỗ lực phấn đấu toàn ngành, bà con nông- ngư dân, ngành nông nghiệp sẽ vượt qua khó khăn,  hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra.

Tại hội nghị đ/c Nguyễn Thiện Nhân –PCT/TT.UBNDTP đã có ý kiến chỉ đạo :

Năm 2005, ngành nông nghiệp tp phải tập trung thực hiện 5 dự án lớn để tạo bước chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đó là : Xây dựng Trung tâm Giống thủy sản ( nước ngọt ở Củ Chi và nước mặn ở Cần Giờ); Xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (Củ Chi), Trung tâm Công nghệ sinh học TP (Q.12); Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi khu vực nuôi trồng thủy sản (Cần Giờ, Nhà Bè); đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống bờ bao ven sông Sài Gòn (Củ Chi, Hóc Môn, Q.12) để ngăn lũ và triều cường cho khu dân cư và ổn định sản xuất khu vực này. Sau tết Âm lịch, ngành nông nghiệp phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường hoàn chỉnh việc qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở ngoại thành và vùng ven làm cơ sở cho việc chuyển đổi và ổn định lâu dài. Ngoài ra ngành cũng cần tập trung làm tốt các mô hình làng nghề (cá cảnh, cây kiểng, rau an toàn, cá sấu… ), hình thành Trung tâm hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP để tư vấn và làm cầu nối giữa các nhà khoa học với những nhu cầu phát sinh thực tế của nông dân.


Số lượt người xem: 4379    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm