SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
3
6
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Chín 2004 3:00:00 CH

Định hướng cài tiến giống lúa có phẩm chất gạo ngon

Tại Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa tổ chức tại Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long vào tháng 7/2004, báo cáo về chiến lược cải tiến giống lúa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp đến năm 2010 đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm đặc biệt. Trong báo cáo này, TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL đã đề cập đến định hướng cải tiến giống lúa có phẩm chất gạo ngon.
 
 

 

Trước hết phẩm chất lúa gạo được xác định bao gồm phẩm chất xay chà ( milling quality ), phẩm chất cơm  (cooking quality ) và phẩm chất dinh dưỡng ( nutrition quality ). Về chiều dài hạt và hình thức thể hiện bên ngoài của hạt lúa đã được cải tiến khá thành công. Nó kết hợp được trong các giống có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh hại chính. Về tỷ lệ gạo nguyên không phụ thuộc vào biện pháp cải tiến giống mà chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ sau thu hoạch và một số kỹ thuật trước khi thu hoạch. Tiếp theo phải cải thiện hàm lượng amylose chỉ ở khoảng 20 - 24%, cần thiết phải gia tăng số lượng giống lúa có hàm lượng amylose trung bình trong sản xuất để chiếm từ 60 - 80% trong những năm tới. Đối với hàm lượng amylose, thử thách lớn nhất cho nhà chọn giống chính là hiện tượng tích luỹ amylose ở những thế hệ con lai sau cùng. Các yếu tố có khả năng làm thay đổi hàm lượng amylose như sau:

- Trong thời gian hạt vào chắc, amyose giảm khi nhiệt độ tăng đối với nhóm japonica, trái lại amylose tăng khi nhiệt độ thấp hơn 29oC đối với nhóm indica.

- Hàm lượng amylose hơi giảm nhẹ với việc bón phân N nuôi hạt.

- Hàm lượng amylose có thể tăng theo mức độ xay chà.

Cải thiện hàm lượng protein được chú ý trong những năm gần đây. Về lâu dài, cần quan tâm cải tiến thành phần amino acid cần thiết cho dinh dưỡng nhiều hơn. Có sự tương quan nghịch giữa năng suất hạt và hàm lượng protein trong hạt do có sự phân phối năng lượng trong quá trình tổng hợp protein hoặc tổng hợp tinh bột trên cơ sở sự ưu tiên theo quá trình nào đó của một giống lúa. Giống lúa năng suất cao, hàm lượng protein trong gạo có xu hướng thấp. Đó là một thử thách cho các nhà chọn giống để có giống lúa cải tiến vừa đạt năng suất cao vừa đạt hàm lượng protein cao.

Hiện tượng thiếu sắt và thiếu vitamin A cũng được quan tâm trong việc cải tiến giống lúa. Thiếu sắt do hàm lượng sắt quá kém trong tinh bột gạo. Sự tích tụ phytate cao làm ức chế sự hấp thu sắt ở ruột non, sự tích tụ này do thiếu acid amin giàu lưu huỳnh trong gạo. Nhóm acid amin này kích thích sự hấp thụ sắt trong ruột non. Sự tích tụ phytate còn do men phytase dễ bị phân huỷ do nhiệt độ cao trong khi nấu chíon cơm, nên người ta cố gắng tìm kiếm nhóm phytase chịu đựng được nhiệt độ cao đưa vào nhóm giống lúa cải tiến bằng kỹ thuật công nghệ sinh học. Giống lúa vàng ( golden rice ) đã được tạo ra khá thành công qua kỹ thuật chuyển nạp gen, nhưng chặng đường thương mại còn nhiều khó khăn và thách thức. Việt nam là nước có cơ cấu bữa ăn tuỳ thuộc vào năng lượng từ gạo rất lớn, do đó chiến lược khắc phục bệnh kiếm dưỡng do vitamin A và sắt bằng nội dung “ bio-fortification ” rất được khuyến khích. Các giống lúa có hàm lượng phytic acid thấp thông qua chọn giống lúa đột biến cũng có nhiều triển vọng trong tương lai gần.

Tính trạng mùi thơm của hạt gạo cũng được nghiên cứu. Người ta đã nghiên cứu và xác định được gen điều khiển tính trạng mùi thơm là một gen lặn, ký hiệu “ fgr ”. Tính trạng thơm rất dễ thay đổi bởi ảnh hưởng của môi trường. Khai thác tính trạng thơm của các giống lúa cổ truyền vẫn là hướng ưu tiên trước mắt. Trong nội dung chọn tạo giống lúa cao sản có mùi thơm, khả năng ứng dụng microsatellite marker để xác định gen thơm hoàn toàn có tính khả thi.


Số lượt người xem: 8106    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm