SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
6
3
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 29 Tháng Mười Hai 2005 10:45:00 CH

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm A (H5N1)

Với đặc điểm mật độ dân cư đông, rất nhạy cảm với vấn đề an toàn dịch bệnh truyền nhiễm, mặc khác Tp.HCM cùng với các tỉnh lân cận trong khu vực là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nếu xảy ra dịch bệnh sẽ phát sinh những bất ổn lớn về kinh tế, xã hội. Do đó Tp. HCM đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm A (H5N1)


        Từ cuối năm 2003 đến nay dịch cúm gia cầm ( H5N1) đã lây lan nhanh sang 14 quốc gia châu Âu, châu Á. Đã có 139 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 71 tử vong tại 5 quốc gia: Thái Lan ( mắc 22, chết 14), Indonesia ( mắc 14, chết 9), Campuchia ( mắc 4, chết 4), Trung Quốc ( mắc 6, chết 2),  Việt Nam có 93 trường hợp mắc bệnh và chết 42 người (  trong đó Tp.HCM có 2 chết vào tháng 2/2004 và 7/2005).

     Từ tháng 10/2005 dịch bệnh đã xuất hiện tại 26 tỉnh thành. Mặc dù hiện nay dịch có dấu hiệu chựng lại, tuy nhiên mầm bệnh vần còn và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát và diễn biến phức tạp.

      Với đặc điểm mật độ dân cư đông, rất nhạy cảm với vấn đề an toàn dịch bệnh truyền nhiễm, mặc khác Tp.HCM cùng với các tỉnh lân cận trong khu vực là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  nếu xảy ra dịch bệnh sẽ phát sinh những bất ổn lớn về kinh tế, xã hội. Do đó Tp. HCM đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm A   ( H5N1) như sau:

1. Biện pháp triển khai để chủ động phòng chống dịch  2004 – 2005:

    1.1. Các chủ trương, biện pháp triển khai trong năm 2004:

          1.1.1.   Khống chế không để dịch bệnh lan rộng bằng biện pháp giảm nhanh tổng đàn gia cầm, kiểm soát chặt công tác thú y trong giết mổ, kinh doanh: Cuối năm 2004 đàn gia cầm, thủy cầm thành phố có hơn 4 triệu con. Trước tình hình dịch bệnh lan nhanh trong khu vực và xảy ra tại quận 9, huyện Bình Chánh và Củ chi, trong khi thị trường tiêu thụ giảm, chi phí thức ăn vượt mức chịu đựng của nhà chăn nuôi, thành phố chưa có cơ sở giết mổ tập trung quy mô công nghiệp để thu mua giết mổ, cấp và trữ đông…nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nổ dịch lan rộng và lây sang người. Thành phố đã chi 52,9 tỷ đồng để huy động toàn lực, các ngành, các cấp, các đoàn thể, thực hiện việc tiêu hủy đàn gia cầm, thủy cầm ( trong đó có 41,6 tỷ đồng chi thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho các hộ, cơ sở chăn nuôi có gia cầm, thủy cầm bị xử lý).

             1.1.2.   Thực hiện đồng bộ, nghiêm túc việc tái cấu trúc lại hệ thống chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh gia cầm từ tháng 4/2004 trên các lĩnh vực quan trọng như sau:

     a/ Quy hoạch lại chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia cầm bao gồm::

* Cấm chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia cầm sống trong khu vực các quận nội thành.

* Chỉ cho phép chăn nuôi trở lại với các trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn có tính chất hàng hóa, có đủ điều kiện về an toàn sinh học, phải đăng ký giám sát dịch bệnh với thú y. Gia cầm, thủy cầm xuất chuồng chỉ được bán cho các cơ sở giết mổ hợp pháp, có cơ quan thú y kiểm soát.

* Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ khu vực các huyện ngoại thành. Các hộ nuôi nhỏ lẻ chỉ sử dụng gia cầm, thủy cầm tiêu dùng trong gia đình.

* Đã xây dựng, đưa vào hoạt động 48 cơ sở giết mổ tập trung với các tiêu chí an toàn về dịch tể và vệ sinh thực phẩm bằng kỹ thuật giết mổ bán công nghiệp và quy mô công nghiệp. Từng bước hình thành chuổi khép kín quy trình từ chăn nuôi đến giết mổ, kinh doanh gia cầm có thương hiệu riêng, có kiểm soát của cơ quan thú y, y tế.

b/  Củng cố hệ thống giám sát dịch tễ:

Tiếp tục củng cố mạng lưới giám sát dịch tể thú y từ cơ sở, mời chuyên gia và gửi chuyên viên thú y dự đào tạo về kỹ thuật chẩn đoán, giám sát dịch bệnh tại một số nước, trang bị thêm các thiết bị xét nghiệm huyết thanh học và đã xin chủ trương, chủ động thử nghiệm vắc xin Trovac tiêm vào 1 ngày tuổi để tạo miễn dịch cho đàn gia cầm giống.

1.2. Các chủ trương, biện pháp triển khai trong năm 2005:

     1.2.1.Chủ động giết mổ, dự trữ, kinh doanh gia cầm có nguồn gốc an toàn dịch của thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh đợt II:

Cuối năm 2004; Dịch cúm gia cầm đã tái phát lần II tại 37/64 tỉnh thành, xảy ra nhiều nhất trên đàn thủy cầm nhất là đàn vịt chạy đồng và đàn cút. Nhờ kiểm soát tốt việc khôi phục lại chăn nuôi, tổng đàn gia cầm, thủy cầm của thành phố chỉ có 1.600.000 con ( gà; 500.000 con, vịt; 300.000 con, chim cút; 800.000 con).

Để chủ động giám sát sự lưu hành của virus cúm, chủ động phát hiện sớm để xử lý nhanh gọn cơ quan thú y đã tiến hành lấy các mẫu huyết thanh xét nghiệm trên đàn gia cầm thành phố và hỗ trợ thêm cho các tỉnh (tỷ lệ 67,81% tổng đàn gia cầm của thành phố). Thành phố đã hỗ trợ 5,1 tỷ đồng để giảm thiệt hại cho người nuôi và các đơn vị thu mua, giết mổ đàn gia cầm, thủy cầm ( trên 1.000 tấn) có kết quả âm tính với H5N1 phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết 2005.

     1.2.2. Chủ động tiêu hủy và ngừng chăn nuôi thủy cầm:

Mặc dù có nhiều ý kiến tranh luận, nhưng để bảo vệ an toàn dịch bệnh, không lây cho người, Thành phố đã có chủ trương tiêu hủy 277.905 con vịt dương tính với H5N1. Kể từ ngày 6/2/2005 trên toàn địa bàn thành phố thực hiện chủ trương không nuôi thủy cầm và vận động người dân tự nguyện giảm đàn chim cút và ngưng nuôi gia cầm dạng quy mô nhỏ tại các xã giáp ranh với các tỉnh đang tiềm ẩn bộc phát dịch bệnh. Từ tháng 5 đến tháng 9/2005 đã triển khai tiêm phòng 500.000 liều vaccin và đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, người chăn nuôi, người tiêu dùng hiểu và thực hiện phương châm “ mỗi người dân hiểu biết về dịch cúm gia cầm, tự phòng chống cho mình và cho mọi người”

2.Triển khai công tác phòng chống dịch sau khi có chỉ thị 34 của Thủ tướng chính phủ

     2.1. Ban hành văn bản kịp thời, liên tục kiểm tra, giao ban công tác.

Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố đã có các chỉ thị, văn bản chỉ đạo và triển khai công tác phòng chống dịch cúm trực tiếp cho trên 500 cán bộ chủ chốt quận, huyện, phường xã. Lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện chế độ giao ban định kỳ để kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời.

2.2. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị:

Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh với trạng thái luôn chủ động và triển khai quyết liệt, cụ thể:

- Triển khai 5 lực lượng liên ngành hơn 500 người bao gồm: Quản lý thị trường, Công an, Thú y, Dân quân tự vệ, Thanh niên xung phong tổ chức kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa ngõ ra vào thành phố, các tuyến đường bộ, đường sông, các điểm nóng, các khu vực giết mổ trái phép.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại địa bàn đến từng tổ dân phố để người dân nâng cao nhận thức cảnh giác và cùng tham gia kiểm tra giám sát thực hiện. Giao trách nhiệm cho Bí thư, Chủ tịch các địa phương chịu trách nhiệm chính trên địa bàn.

3.3. Các chủ trương, biện pháp quan trọng đang thực hiện:

     3.3.1. Ngưng nuôi gia cầm lâu dài tại thành phố nếu chưa có biện pháp phòng chống dịch hữu hiệu:

Để tiến đến việc ngưng nuôi gia cầm đồng thời nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, thành phố đã thực hiện:

- Hỗ trợ kinh phí 2,6 tỷ đồng để thu mua giết mổ trên 300 tấn gia cầm đã đến tuổi xuất chuồng và trên 600 triệu hỗ trợ thiệt hại khi tiêu hủy 115.000 con gà không đủ trọng lượng xuất chuồng.

- Thành phố đang chuẩn bị dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân, các hộ giết mổ, kinh doanh nhỏ và các trại chăn nuôi lớn chuyển đổi ngành nghề khác.

       3.3.2. Phối hợp với các tỉnh trong công tác phòng chống dịch:

- Qua kinh nghiệm 3 năm phòng chống dịch cho thấy sẽ không hiệu quả nếu không phối hợp hành động. Do đó ngày 24/11/2005 các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký với thành phố Chương trình phối hợp. Thời gian qua các cơ sở giết mổ của thành phố đã tiến hành thu mua, giết mổ trên 800.000 con gia cầm từ các tỉnh được kiểm soát chặt chẽ theo các tuyến đường quy định có đặt biển báo vào 3 cơ sở giết mổ tập trung.

      3.3.3. Giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm:

- Triển khai đến các nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến có sử dụng sản phẩm gia cầm phải đăng ký mua thực phẩm tại cơ sở có nguồn gốc, kiểm soát của Thú y. Quy định các cơ sở kinh doanh trứng phải trang bị hệ thống khử trùng trứng và thực hiện đầy đủ bao bì, nhãn hiệu, niêm phong đối với trứng trước khi xuất hàng.

 

Qua 3 năm thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch. Tp.HCM đã có những chủ trương, chính sách kịp thời, đạt yêu cầu về chuyên môn được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng, được người dân đồng tình. Việc huy động 5 lực lượng tham gia được phối hợp đồng bộ, chỉ huy thống nhất đồng thời chủ động cùng hợp tác, phối hợp hành động với các tỉnh  nên đã kết hợp được yêu cầu vừa giử an toàn dịch bệnh với nhiệm vụ tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp và hình thành hệ thống kinh doanh thịt và sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp người dân  thực hiện phương châm “ mỗi người dân hiểu biết về dịch cúm gia cầm, tự phòng chống cho mình và cho mọi người” để tin cậy, tiêu dùng sản phẩm gia cầm an toàn, nhờ đó hạn chế tác động “ tiêu cực” trong khâu giải quyết đầu ra cho lượng gia cầm an toàn dịch tồn động của các tỉnh.

 

          THƯỜNG TRỰC BCĐ PCD


Số lượt người xem: 4650    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm